Học ngoại ngữ sai cách: Trẻ dễ bị loạn ngữ
“Trẻ học ngoại ngữ phải có sự tương tác. Nếu trẻ tiếp xúc một mình với các thiết bị điện tử trong thời gian dài, sẽ gây loạn và việc dẫn truyền các thông tin bị đứt đoạn”, trên đây là nhận xét của PGS. TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, về việc cho trẻ học ngoại ngữ sai cách.
Loạn ngữ vì phụ thuộc thiết bị điện tử
Câu chuyện mới đây do giáo viên Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục, Hà Nội kể lại đã khiến nhiều người giật mình.
Theo đó, có gia đình nộp 100 triệu đồng/tháng cho con học tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ. Thấy không hiệu quả, bố mẹ liền đưa con đến xin tư vấn về ngôn ngữ.
Qua thăm khám, các chuyên viên cho biết bé cần trị liệu bởi chậm nhận thức cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Do không biết, trước đó, phụ huynh kỳ vọng quá lớn, ép trẻ học tiếng Anh từ sớm và không đúng cách. Ngoài ra, nhiều cha mẹ quá vô tâm, để con cả ngày sử dụng smartphone, iPad…
Trẻ rối loạn ngôn ngữ vì học ngoại ngữ sai cách
Đây không phải trường hợp duy nhất bởi theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục, trong hai năm vừa qua, mỗi tháng trung tâm nhận khoảng 50 trẻ đến trị liệu. Và mất khoảng 2-3 năm, việc trị liệu này mới có kết quả.
Chia sẻ với PV Dân trí, cô Nguyễn Lam Giang, Trưởng đại diện khu vực Đông Nam Á của Trường ĐH Waikato (New Zealand) cho hay: “Tôi đã chứng kiến rất nhiều gia đình chỉ nói mỗi tiếng Anh với con. Khi vào lớp 1, bé đã gặp khó khăn về giao tiếp.
Tôi đã biết nhiều gia đình, có những người rất có học thức, rất hiểu biết và có tiền, cho con học trường quốc tế. Tuy nhiên, khi vào học, con bị rối loạn ngôn ngữ và không học được.
Sau đó người mẹ phải tìm đến bác sĩ tâm lý, cho con đi lại từ đầu của tiếng Việt với các chữ A, B, C và giúp con hòa nhập với các bạn ở trường”.
Cũng theo cô Giang, việc học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung từ sớm không phải là xấu, thậm chí rất tốt.
Một trẻ em đang được tư vấn ngôn ngữ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục. (Ảnh: VTV)
“Bản thân tôi cũng cho con học tiếng Anh từ 4 tuổi nhưng tôi nghĩ nên học đúng cách. Tôi cho rằng, tiếng Việt vẫn là đầu tiên, là bước đệm rất tốt cho con học các ngôn ngữ thứ hai, thứ ba”, cô Giang nói.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cho hay, hiện nay các gia đình cho trẻ tiếp cận với các phương tiện máy móc sớm và quá phụ thuộc vào những phương tiện này, khiến trẻ bị loạn ngôn ngữ và các chức năng khác như: nghe, nói, đọc, viết.
Ông giải thích thêm, trẻ học ngoại ngữ phải có sự tương tác. Khi tiếp xúc nhiều và lâu với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… trẻ sẽ bị ức chế, gây nên stress làm đứt đoạn các tế bào thần kinh. Vì vậy, việc dẫn truyền các thông tin sẽ bị đứt đoạn.
“Chỉ chăm chăm học tiếng Anh: Đấy là sai lầm!”
Chia sẻ về việc học ngoại ngữ thế nào là phù hợp, cô Giang cho rằng, có rất nhiều nghiên cứu, các trường đại học đã chứng minh, nếu một người giỏi ngôn ngữ thứ hai thì trước hết phải giỏi tiếng mẹ đẻ.
“Các phụ huynh muốn cho con học tiếng Anh từ rất sớm là điều tốt nhưng trước hết phải tập trung vào tiếng mẹ đẻ. Điều này đã được khẳng định bởi rất nhiều nghiên cứu mang tính quốc tế từ các chuyên gia, các nhà sư phạm”, cô Giang nói.
Cũng theo cô Giang, nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như New Zealand, tiếng Maori chiếm 15% và họ bảo tồn tiếng Maori rất tốt và họ đưa vào tất cả các chương trình từ mầm non đến đại học để tất cả các học sinh đều được tiếp cận – kể cả những em không phải thuộc dân tộc Maori.
Có thể có tình trạng trẻ bị sang chấn tâm lý nếu ép buộc trẻ học ngoại ngữ không đúng cách. (Ảnh: vtv).
“Không những giới thiệu ngôn ngữ này, họ còn giới thiệu cả phong tục, tập quán để học sinh tiếp cận. Họ quan niệm, để giỏi được ngôn ngữ thứ hai, thứ 3, ngôn ngữ mẹ đẻ phải là hàng đầu và ưu tiên ngôn ngữ mẹ đẻ hàng đầu.
Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT luôn đưa chương trình tiếng mẹ đẻ vào nhà trường, để đứa trẻ trước hết phải giỏi tiếng mẹ đẻ đã, khi đó các em học tiếng Việt trên một nền tảng tốt”, cô Giang nói.
Ngoài ra theo cô Giang, có thể để trẻ nói song song hai ngôn ngữ nhưng tốt nhất, không nên để trẻ chỉ chăm chăm nói mỗi tiếng Anh ở nhà, đấy là một sai lầm.
Còn PGS. TS Kỳ Anh cho rằng, sau một tuổi trở lên, trẻ có thể tiếp cận các ngôn ngữ rất tốt với điều kiện người chăm sóc trẻ phải tương tác chứ không phải dùng các phương tiện thay thế như điện thoại, máy tính…
“Có thể có tình trạng trẻ bị sang chấn tâm lý nếu ép buộc trẻ học ngoại ngữ không đúng cách. Cho dù học một tiết hay 2 tiết ngoại ngữ, nhưng phải bằng cách kết hợp giữa ngôn ngữ tiếng và ngôn ngữ cơ thể, trẻ sẽ “chụp hình” lại để “xử lý”.
Nếu bố nói tiếng Việt, mẹ bé nói tiếng Anh thì trẻ vẫn có thể học được 2 ngôn ngữ này rất tốt. Nhưng trong một câu nói mà vừa nói tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì không được, trẻ sẽ bị kích thích căng thẳng, gây “loạn”, PGS Kỳ Anh cho biết.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Lùm xùm 'Tiếng Anh liên kết': Tiền chiết khấu được chi như thế nào?
Theo đề án liên kết dạy học ngoại ngữ, liệt kê khá cụ thể mức chi 80% trên tổng tiền thu của học sinh, trong khi khoản 20% chiết khấu cho nhà trường lại chỉ ghi một cách chung chung. Trong khi đó việc phối hợp triển khai giữa nhà trường và các trung tâm ngoại ngữ vẫn còn nhiều bất cập cả về chương trình lẫn phương thức quản lý.
Một lớp học tiếng Anh ở Hà Nội. Ảnh: N. Hà
Vì sao không trải đều liên kết?
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị hiện đã phê duyệt cho khoảng 20 trung tâm ngoại ngữ đủ điều kiện vào liên kết với các trường học. Về nguyên tắc, khi đủ điều kiện các trung tâm sẽ liên hệ với nhà trường để triển khai việc dạy học ngoại ngữ.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, hiện nay các quận, huyện không thực hiện liên kết dạy học rải đều ra 20 trung tâm mà chỉ tập trung vào liên kết với 3-5 đơn vị. Ví dụ, quận Long Biên (Hà Nội) hiện có 112 trường, trong đó 76 trường công lập liên kết dạy học ngoại ngữ với 5 trung tâm gồm: Language Link; Trung tâm Anh ngữ Bình Minh, Trung tâm Phonics; Trung tâm Dyned; Trung tâm Dream Sky. Hay các trường tại quận Tây Hồ, thực hiện liên kết với các trung tâm gồm: Phonics; trung tâm Bình Minh; Trung tâm Victoria; Trung tâm ASC, Eduplay, Trí Đức. Các trường tại quận Nam Từ Liêm phối hợp học ngoại ngữ với các trung tâm gồm: Bình Minh, Victoria; Language Link; IEJ...
Trả lời câu hỏi, vì sao chỉ lựa chọn 3-5 trung tâm này thay cho việc lựa chọn đồng đều trong 20 trung tâm đã được Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt, các trưởng phòng GD&ĐT đều lý giải rằng "đó là những trung tâm phù hợp với nhu cầu", nhưng rất tiếc lại không đưa ra được tiêu chí cụ thể để lựa chọn. Bởi nếu tính về giá, theo tìm hiểu của PV, đa số các trung tâm hiện nay đều có mức thu chung khoảng 150 -200.000 đồng/tháng/học sinh. Một số trung tâm có mức thu cao như Eduplay (450 nghìn); Language Link (660 nghìn)... Dư luận đang đặt câu hỏi, liệu dăm ba trung tâm này có mối quan hệ đặc biệt nào với những người trong cuộc?
Điều đáng nói, khi thực hiện việc liên kết với các trung tâm để dạy học ngoại ngữ, các trường đều nhận được mức phần trăm chiết khấu. Thậm chí, có trường còn đưa hẳn số lượng phần trăm chiết khấu vào đề án. PV Tiền Phong có trong tay đề án Dự toán kinh phí của một trường tiểu học tại Hà Nội, triển khai học tiếng Anh 2 tiết/tuần. Trung tâm thu học sinh 150 nghìn đồng/tháng.
Trong đó, đề án ghi rõ: "Đơn vị liên kết sử dụng 80% tiền học phí và nhà trường sử dụng 20%. Điều đáng nói, 80% của đơn vị liên kết chi vào nội dung gì, được thể hiện rất rõ trong đề án như: chi phí dụng cụ, văn phòng phẩm; tổ chức hoạt động cho học sinh, giáo viên trong năm; trả lương giáo viên bản ngữ, giáo viên trợ giảng; chi lương cho công tác quản lý, tuyển dụng, đào tạo giáo viên và giám sát chuyên môn; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học. Trong khi đó, phần quy định 20% chiết khấu lại cho nhà trường chỉ ghi gọn lỏn: "Chi phí liên quan đến công tác quản lý tổ chức, chi phí cơ sở vật chất".
Có lãnh đạo nắm được, có người không?
Một trưởng phòng GD&ĐT trao đổi với Tiền Phong, dù mức chiết khấu là việc thỏa thuận giữa trung tâm và nhà trường, tuy nhiên, trường phải báo cáo phòng phê duyệt. Vì vậy, trung tâm nào chiết khấu bao nhiêu %, ông đều nắm rất rõ. Cụ thể, trung tâm thu số tiền lớn, sẽ chiết khấu % nhỏ và trung tâm thu số tiền ít sẽ chiết khấu % cao hơn. Trong đề án, cũng không nói rõ việc chiết khấu % cho phụ huynh.
"Cũng phải nói nhiều trưởng phòng GD chẳng hiểu nhiều, vì khi đưa vào trình độ ngoại ngữ mình không có. Xuống trường ông hiệu trưởng thích đông thôi còn việc chất lượng không để ý đến".
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng GD&T quận Tây Hồ nói về các Chương trình Tiếng Anh liên kết
Vị trưởng phòng này cho biết, 20% tiền chiết khấu sẽ được chi cụ thể như: 5% cho cơ sở vật chất; 5% cho công tác quản lý ban giám hiệu, 10% cho quản lý giáo viên chủ nhiệm và những phần việc khác. Theo vị trưởng phòng này thì các trung tâm chi % cho các trường đều giống nhau nhưng họ có một cách "rút ruột" khác nữa đó là việc đưa ai vào để dạy. "Ví dụ, thuê tây ba lô giá khác, giáo viên Việt Nam dạy cũng trả mức phí khác. Vì vậy, nếu người quản lý không theo dõi sát, sẽ có chuyện trung tâm đưa tây ba lô vào dạy cho trẻ. Khi đó, chất lượng sẽ không đảm bảo", ông nói.
Theo Tiền phong
Lời khuyên dành cho phụ huynh muốn con biết nhiều ngôn ngữ Việc cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ từ năm đầu đời và mở rộng môi trường tiếp xúc với ngoại ngữ là cần thiết. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em biết nhiều ngôn ngữ sẽ có trí tưởng tượng tốt hơn và linh hoạt hơn trong suy nghĩ. Học ngoại ngữ cũng giúp cải thiện...