Học nghề và mơ đến châu Âu làm việc
Từng là một học sinh giỏi nhưng do gặp biến cố gia đình, Huỳnh Vũ Luân (20 tuổi, Kiên Giang) đã phải gác lại giấc mơ đại học.
Huỳnh Vũ Luân đang rất hào hứng với lựa chọn học nghề của mình – Ảnh: NVCC
Dẫu vậy, giờ đây Luân cho biết mình đang hạnh phúc với lựa chọn học nghề của mình và hi vọng một ngày đến châu Âu làm việc. Dưới đây là câu chuyện của Luân:
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng ven biển xã Linh Huỳnh, huyện Hòn Đất (Kiên Giang). Năm lớp 6, cha mẹ tôi phải lên Đồng Nai làm công nhân do gia đình mắc khoản nợ khá lớn. Kể từ đó, tôi sống cùng ngoại ở quê. Những năm cấp II, tôi thường đứng nhất nhì lớp, có năm tôi còn giành danh hiệu học sinh xuất sắc tiêu biểu và đạt học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh. Lên cấp III, tôi vẫn duy trì phong độ học tập tại Trường THPT Hòn Đất và có thêm giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Lúc ấy, tôi quyết tâm và tràn trề hi vọng sẽ thi đậu vào Trường ĐH Cảnh sát nhân dân.
Ngờ đâu, năm lớp 12 biến cố đến với gia đình. Cha tôi mê cờ bạc và mắc khoản nợ lớn đến độ mẹ phải dùng số tiền tiết kiệm sau mấy năm làm ăn để trả. Trong giai đoạn này, mẹ lại phải nhập viện nhiều lần vì bệnh tim. Nỗi thất vọng, chán nản, lo lắng dâng lên trong tôi. Tôi áp lực đến độ mất ngủ và suy nhược thần kinh. Tôi bỏ học nhiều ngày nhưng may được thầy cô động viên, tôi tiếp tục ôn thi. Kết quả không tốt, 20 điểm cho 3 môn văn – sử – địa, dù có thể nộp vào nhiều trường đại học, cao đẳng nhưng tất nhiên đã vuột mất ước mơ ban đầu của tôi là ngành công an.
Video đang HOT
Khi lên Đồng Nai sống cùng mẹ, tôi nhận ra ở đây thị trường lao động cơ khí và giày da cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn với mức lương hấp dẫn. Tò mò, tôi bỏ ra gần tuần lễ tìm hiểu về việc học nghề, đi đến hơn 5 trường dạy nghề ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM để tìm hiểu. Tôi nhớ có thầy đã nói với tôi: “Thành công hay thất bại là ở bản thân mình chứ không phải cái bằng”. Vả lại, học phí trường nghề khá thấp, lại có thể hoàn thành trong thời gian ngắn hơn nhiều so với chương trình đại học cũng giúp tôi tự tin.
Cái duyên đến khi tôi tình cờ đọc được một chương trình đào tạo nghề thí điểm cấp độ quốc tế chuyển giao từ Cộng hòa liên bang Đức khá hấp dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Thế là tôi dò tìm rồi nộp đơn vào Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 (Đồng Nai) và trúng tuyển vào lớp lắp đặt thiết bị cơ khí.
Sau hơn 2 tháng học tập, tôi thật sự hạnh phúc và thấy chương trình khá phù hợp với mình. Ngoài ra, việc học không hề nhàm chán bởi tôi thường xuyên được thực hành, được tiếp xúc với các loại máy móc hiện đại, được gặp trực tiếp những chuyên gia người Đức, được học thêm một ngoại ngữ mới và một nền văn hóa mới.
Sẽ làm được
“Cảm ơn đời đã cho tôi một cơ hội mới” – tôi thường tự nhủ với lòng như thế mỗi khi bước vào trường. Giờ đây, tôi sẽ cố gắng học và rèn luyện để đảm bảo các tiêu chí đầu ra với mong muốn có thể sang làm việc ở Cộng hòa liên bang Đức khi kết thúc chương trình học. Tôi tin mình sẽ làm được.
Theo tuoitre
Nơi 11 nền văn hóa châu Âu cùng hội ngộ trong tình yêu ngôn ngữ
Ngày hội Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 9 vừa diễn ra tại Hà Nội là cơ hội để những người yêu sự đa dạng của ngôn ngữ, của các nền văn hóa, văn minh trên thế giới có dịp gặp gỡ và lan tỏa tình yêu của mình.
Lễ Khai mạc Ngày hội Ngôn ngữ châu Âu. (Ảnh: Linh Trang/Vietnamplus)
Ngày hội được tổ chức với mục đích mang lại cho người tham gia cơ hội trải nghiệm một không gian ngôn ngữ tổng hòa cũng như đem những nền văn hóa đến gần nhau hơn, thông qua hai không gian chính là các lớp trải nghiệm ngôn ngữ và không gian tư vấn ngoài trời.
Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội Wilfried Eckstein cho biết như vậy về Ngày hội Ngôn ngữ châu Âu lần thứ 9 với chủ đề "Ngày hội của ngôn ngữ," vừa diễn ra cuối tuần qua, tại Viện Goethe Hà Nội.
Sự kiện có sự tham gia của 11 nước thành viên thuộc Viện Văn hóa Quốc gia Liên minh châu Âu (EUNIC) bao gồm: Bỉ, Vương quốc Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Italy và Đức.
Juan Nevado, giảng viên tiếng Tây Ban Nha, Đại học Hà Nội trong một tiết học của ngày hội. (Ảnh: Linh Trang/Vietnamplus)
Hơn 40 tiết học ngắn vui nhộn với 9 lớp học ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc, Bỉ, Thụy Sỹ và Italy đã diễn ra trong suốt ngày hội. Các học viên được làm quen với từ vựng cơ bản và kỹ năng giao tiếp thông dụng của các ngôn ngữ một cách sinh động qua những bài dân ca quen thuộc hay trò chơi tương tác.
"Những học viên Việt Nam của tôi rất thông minh và tràn đầy năng lượng tích cực. Họ khiến tôi nhận ra người Việt và người Tây Ban Nha có thật nhiều điểm chung trong tính cách. Đây là một phần động lực để tôi tiếp tục lan tỏa tình yêu tiếng Tây Ban Nha tại Việt Nam," thầy Juan Nevado, giảng viên lớp tiếng Tây Ban Nha chia sẻ./.
Linh Trang
Theo Vietnamplus
Cựu du học sinh châu Âu chia sẻ cách học thông minh Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM (HUFLIT) vừa tổ chức hội thảo "Hack tư duy - học nhanh 3X - thông minh tuổi 20" với sự chia sẻ về cách học thông minh của các du học sinh châu Âu. Sinh viên đặt câu hỏi về cách học thông minh Vũ Đức Thịnh là cựu du học sinh châu Âu,...