Học nghề, nhiều trường 100% sinh viên có việc làm
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp vừa công bố cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh trung cấp – cao đẳng năm 2018, chuyển tải thông tin tuyển sinh của 328 cơ sở giáo dục nghề trên cả nước.
Sinh viên Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn thực hành hướng dẫn tour du lịch – Ảnh: M.G
Đây là tài liệu tham khảo quan trọng để thí sinh đăng ký xét tuyển giáo dục nghề nghiệp trong năm nay. Thông tin chi tiết bạn đọc có thể tham khảo tại đây.
Thừa thầy – thiếu thợ
Ngoài thông tin tuyển sinh các trường với ngành, nghề đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh CĐ, trung cấp năm 2018 còn mô tả chi tiết các ngành, nghề đào tạo phổ biến mà xã hội có nhu cầu cao như mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp…
Theo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, ở Việt Nam hiện nay, xu thế người học vào giáo dục đại học vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao của những người tốt nghiệp đại học trở lên.
Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hàng quý, tỷ lệ thất nghiệp rơi vào nhóm tốt nghiệp đại học trở lên luôn chiếm tỷ lệ cao.
Cụ thể, quý I/2014 có 72.000 sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên thất nghiệp. Quý I/2015 có 177.000 , quý I/2016 là 190.000 và quý I/2017 là gần 139.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH thất nghiệp.
Video đang HOT
Nguyên nhân thất nghiệp xuất phát từ cơ cấu trình độ lao động bất hợp lý. Năm 2012, cứ 1 người học đại học chỉ có 0,46 người trình độ trung cấp và 0,58 người lao động kỹ thuật. Năm 2016, cứ 1 người học đại học trở lên chỉ có 0,35 người trình độ cao đẳng và 0,56 người trình độ trung cấp và 0,39 người trình độ sơ cấp.
Do vậy, có thể thấy giáo dục nghề là một xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia để bảo đảm cả về số lượng và chất lượng nhân lực cho thị trường lao động.
Được hỗ trợ học phí, dễ tìm việc làm
Năm 2018 cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với ngành nghề đào tạo đa dạng, nội dung đao tạo gắn với thực hành, thời gian đào tạo ngắn; thời gian học sơ cấp chỉ từ 3 tháng đến dưới 1 năm; học trình độ trung cấp chỉ từ 1 đến 2 năm, học cao đẳng là từ 2 đến 3 năm…
Chất lượng đào tạo của giáo dục nghề nghiệp cũng ngày càng được nâng lên, thể hiện thông qua việc Việt Nam 3 lần đạt giải nhất toàn đoàn trong tổng số 8 lần tham dự kỳ thi tay nghề ASEAN.
Hiện nay, tại các trường chất lượng cao đang triển khai nhiều chương trình đào tạo được chuyển giao từ các nước phát triển như Úc, Đức, Pháp, Hàn Quốc… với cơ sở vật chất, thiết bị đầy đủ, hiện đại; người học được học bằng tiếng Anh, tốt nghiệp được cấp bằng quốc tế để có thể tham gia vào các thị trường lao động ngoài.
Nhiều trường CĐ như Công nghệ cao Hà Nội, Đại Việt Sài Gòn, Quốc tế TP.HCM… cam kết giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Nếu sinh viên không có việc làm, trường sẽ hoàn trả học phí hoặc đào tạo bổ sung đến khi sinh viên tìm được việc làm.
Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ học phí đối với người học nghề. Ngoài con em gia đình có công cách mạng, học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, học sinh tốt ngiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp… thì người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh cũng được miễn giảm học phí…
MINH GIẢNG
Theo tuoitre.vn
Muôn kiểu khởi nghiệp cùng học sinh học nghề
Không chỉ giỏi trong đào tạo nghề, thời gian gần đây nhiều trường cùng thầy cô giáo và học sinh trường nghề còn sáng tạo muôn cách để khởi nghiệp. Xem khởi nghiệp là một cách để rèn luyện kỹ năng nghề, giúp lao động thích nghi với thị trường lao động hậu học nghề.
Dự án nhà di động sử dụng năng lượng mặt trời của Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu được khách hàng đánh giá cao. Ảnh: Minh Nguyệt
Phát huy tính tự chủ của học sinh
Nhằm gắn giữa học và hành, nhằm tạo điều kiện để học sinh trường nghề có điều kiện rèn luyện kỹ năng và tự chủ sau khi ra trường nhiều trường đã phát động phong trào khởi nghiệp. Có thể kể tới thành công trong phong phong trào khởi nghiệp tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu như một ví dụ điển hình.
"Từ trước đến nay, chúng ta chỉ dạy nghề, bây giờ mới đầu tư vào sáng tạo khởi nghiệp. Dù khó nhưng đây là vấn đề lớn, cần phải quyết tâm, quan trọng hơn là có kế hoạch khả thi. Muốn làm được cần làm thay đổi định hướng và mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên".
TS Trương Anh Dũng -
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Hiện tại trường này đang có một cửa hàng thực phẩm nằm trên đường Trương Công Định (TP.Vũng Tàu) với nhiều mặt hàng khá phong phú, đa dạng. Từ thực phẩm tươi sống, trái cây, rau, củ quả, gia vị... Cửa hàng này khá đông khách, do nhân viên bán hàng là những học sinh của trường quản lý.
Thầy Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Đoàn thanh niên Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: "Xuất phát từ chiến dịch "giải cứu" chuối cho nông dân huyện Xuyên Mộc, thầy trò nhà trường đã nảy ra ý tưởng xây dựng một cửa hàng nông sản để góp phần hỗ trợ người nông dân, hình thành địa chỉ tin cậy để cung cấp những thực phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng".
Từ một ý tưởng nhân văn, Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý hỗ trợ mặt bằng và cấp vốn để cửa hàng hoạt động. Khai trương vào đầu tháng 10, đến nay, cửa hàng có khoảng 300 mặt hàng, trong đó, rau củ an toàn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP do nhiều công ty rau sạch cung cấp. Cửa hàng do 2 giáo viên và 2 học sinh thay phiên nhau quản lý, doanh thu hàng tháng khoảng 100 triệu đồng. Cùng với việc tạo thu nhập cho giảng viên, học sinh cửa hàng cũng là nơi để học rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
Bạn Hồ Thị Hạnh, sinh viên nghề kế toán doanh nghiệp cho hay: "Ngoài thu nhập 3 triệu đồng/tháng, làm việc ở cửa hàng, tôi còn được thực hành một số kỹ năng của nghề kế toán, các kỹ năng mềm khác, phục vụ cho công việc sau này".
Đặc biệt, nhờ sự khuyến khích không mệt mỏi của nhà trường và sự cố gắng học sinh mà mới đây nhóm tác giả của trường đã thành công trong việc làm dự án nhà di động sử dụng năng lượng mặt trời của trường. Dự án này đã lọt vào vòng chung kết quốc thi Khởi nghiệp - Đổi mới sang tạo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp học sinh nghề
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1665 phê duyệt đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Nói về công tác triển khai, ông Nguyễn Chí Trường - Vụ trưởng Vụ Công tác công tác học sinh sinh viên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết, theo đề án đến năm 2020 phải có 100% các trường cao đẳng và trung cấp có kế hoạch và tổ chức triển khai hỗ trợ học sinh khởi nghiệp. Ít nhất 90% học sinh, sinh viên của 1.977 trường cao đẳng và trung cấp và trung tâm giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. 50% trường cao có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đến năm 2025 đặt mục tiêu hỗ trợ khởi nghiệp cho gần 1.000 trường cao đẳng và trung cấp. 70% có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí.
kinh nghiệm triển khai Quyết định 1665, ông Dương Văn Bá - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên cho biết: "Cùng với truyền thông, tuyên truyền thì lãnh đạo nhà trường phải thay đổi tư duy, chương trình đào tạo để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Về phía học sinh cũng phải thay đổi tư duy học để tự tạo việc làm, chứ không phải học xong để đi xin việc".
Theo Dân Việt
Kinh doanh bất động sản: "Ngành lạ" giàu tiềm năng Bất động sản không chỉ đơn thuần công việc mua bán bất động sản mà còn đòi hỏi một nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể thành công. Trường Đại học Tài chính - Marketing và Công ty CP Sài Gòn Triển vọng (SAVISTA) ký kết hợp tác trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuyên ngành...