Học mẹ Bắc Giang kinh nghiệm nấu các món cháo thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng, con luôn hứng thú trong từng bữa ăn
Ban đầu em cho con ăn dặm kiểu Nhật để con phân biệt được các loại thức ăn. Sau ngoài 7 tháng thì em có kết hợp cho bé ăn BLW để tập các kĩ năng bốc nhón và nhai nhả. Rồi xen kẽ các bữa cháo truyền thống.
Cũng như bao bà mẹ khác, chị Ngọ Thị Tâm sinh năm 1993 đến từ Bắc Giang, cũng đã có một hành trình đầy ắp kỉ niệm với cậu con trai Ngô Hải Đăng 2 tuổi (Bắp) khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.
Mẹ con chị Tâm (Ảnh NVCC)
Chị Tâm chia sẻ: “Đăng được em cho ăn dặm khi đã 5 tháng 24 ngày tuổi. Ban đầu em cũng chỉ nghĩ sẽ cho ăn dặm theo phương pháp truyền thống của các cụ ngày xưa thôi, bột gạo xay rồi thi thoảng thịt xay cùng rau củ vào. Nhưng rồi em thấy có nhiều mẹ cho con ăn dặm theo các phương pháp kết hợp hay quá, con hợp tác mà mẹ cũng nhàn nên em lại mày mò.
Ban đầu em cho con ăn dặm kiểu Nhật để con phân biệt được các loại thức ăn. Sau ngoài 7 tháng thì em có kết hợp cho bé ăn BLW để tập các kĩ năng bốc nhón và nhai nhả. Rồi xen kẽ các bữa cháo truyền thống”.
Như bao người phụ nữ được làm mẹ lần đầu, cái cảm giác bỡ ngỡ, lo lắng luôn thường trực trong chị, từ việc làm sao để nấu cho con những món ngon, cho con ăn như thế nào là đúng, là tốt cho con nhất… Nhưng dần dần, bằng tình yêu thương của mình dành cho con, chị đã vượt qua tất cả, cho dù trong cuộc hành trình đó cũng có không ít khó khăn.
Chị kể lại: “Em thì muốn cho con ăn dặm theo khoa học, không thì chí ít là không nhồi nhét, không gia vị và có nguyên tắc ngay từ đầu. Nhưng bà không hiểu lại nghĩ em bày vẽ nên thời gian đầu em bị áp lực nhiều lắm. Nhưng em vẫn cố gắng giải thích cho bà hiểu và cuối cùng bà cũng hợp tác với em để giúp em chăm con mà không phàn nàn nữa. Mặt khác, nhà em neo người, chồng và ông bà nội bé đi làm xa nên em ở bên ngoại, bà cũng lớn tuổi rồi nên chậm chạp không đỡ được nhiều, nhiều khi em vội lắm”.
Lựa chọn phương pháp ăn kết hợp cho con với chị là 1 lựa chọn đúng vì con rất vui vẻ hợp tác. Đặc biệt là những bữa con được mẹ cho ăn theo kiểu truyền thống. Đó là những món cháo ngon được mẹ kì công chuẩn bị. Dưới đây là chút kinh nghiệm chia sẻ của chị khi nấu các món cháo đầy đủ dinh dưỡng tạo hứng thú cho con mỗi ngày. Các mẹ cũng lưu lại vào sổ tay của mình.
Chị chia sẻ: “Về các thực phẩm nấu cháo dinh dưỡng cho bé, cái này tùy thuộc vào điều kiện gia đình và cơ địa của bé mà có cách kết hơp sao cho đúng. Có nhiều bé dị ứng tôm, cua, cá, thủy hải sản nên khi bé ăn những món này mẹ cũng cần lưu ý. Em thường kết hợp thay đổi rau củ quả với thịt động vật để bữa ăn của bé đa dạng hương vị và dinh dưỡng.
Cách chế biến thì tùy thuộc vào giai đoạn con ăn dặm. Giai đoạn đầu em hay nấu trong ngày, tuần nào bận thì cấp đông rồi tới bữa hâm lại cho con ăn. Chia khẩu phần ăn từng bữa và cách ngăn bằng khay trữ có nắp của Nhật, có thể ghi ngày tháng vì thường trữ đông chỉ nên trong tuần là sử dụng hết.
Video đang HOT
Ở giai đoạn đầu thường là rây mịn cho bé, với củ, quả thì dễ dàng làm mịn, còn rau muốn mịn em thường thêm 1 chút khoai tây hấp chín rây cùng, rau cho vào cháo sẽ sánh hơn rất nhiều. Ngoài ra, em còn rút 1 kinh nghiệm khác đó là để món cháo ngon hơn, em thường cho xíu gạo nếp, 1 nhánh hành khô nướng thơm bóc vỏ cháy rồi cho vào nấu cùng cháo. Nếu mẹ nào bận thì rau củ thái miếng và thịt thái miếng hầm cùng cháo, vị ngọt từ rau củ và thịt sẽ giúp cháo thơm ngọt hơn, cháo chín vớt rau củ và thịt ra bằm nhỏ cho bé ăn cùng là được”.
Cứ như vậy, hàng ngày con được lớn lên bằng tình yêu, tâm huyết của mẹ. Với chị Tâm, làm mẹ chỉ cần hiểu con và đặt niềm tin vào con là mọi chuyện sẽ ổn. “Nuôi con chỉ mong con ngoan, khỏe mạnh, phát triển trí tuệ tốt chứ không cần chú trọng quá vào cân nặng của bé”, chị Tâm nói.
Một số bữa cháo chị lưu lại, các mẹ cùng tham khảo để nấu cho con mình nhé!
Theo emdep.vn
Sữa đậu nành - thức uống giúp các sĩ tử nạp năng lượng tốt nhất vào buổi sáng
Sữa đậu nành là thức uống dễ làm lại đảm bảo sức khỏe giúp các sĩ tử nạp năng lượng, tỉnh táo cho buổi sáng sớm trước khi dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2019.
Hướng dẫn làm sữa đậu nành cho các sĩ tử trước khi dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Nguyên liệu làm sữa đậu nành
200 gram đậu nành
Nước (đun sôi để nguội)
30 gram lạc, 20 gram vừng (hay mè trắng)
2 - 3 cái lá dứa (hoặc lá nếp)
Máy say sinh tố
Lưu ý: Chọn loại đậu nành ngon, đảm bảo chất lượng, nên mua hạt đậu nành đóng gói, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng.
Một ly sữa đậu nành vào buổi sáng cho các sĩ tử vừa tốt cho sức khỏe vừa cung cấp năng lượng tỉnh táo làm bài thi đạt hiệu quả cao
Cách làm sữa đậu nành
Bước 1: Với đậu nành khô, bạn nhặt bỏ hạt sâu. Cho đậu vào nồi dùng nước sạch (nên dùng nước đun sôi để nguội), đổ nước ngập khoảng gấp 2 - 3 lần lượng đậu. Ngâm trong vòng 8 - 10 tiếng, thấy hạt nào nổi lên thì bỏ đi. Sau khi ngâm, loại bỏ nước và rửa sạch vài lần bằng nước lạnh.
Bước 2: Bạn vo lại cho sạch, xả nước thật kỹ cho đến khi nước trong. Vớt đậu ra để ráo. Cần phải ngâm để đậu đủ mềm rồi mới xay. Nhưng không nên ngâm quá kĩ sẽ có thể làm đậu bị chua.
Bước 3: Lấy máy xay sinh tố và bạn đong 1,5 lít nước, để riêng. Cho đậu vào máy, cho thêm lạc và vừng. Tùy loại máy to hay nhỏ mà cho lượng đậu phù hợp, tránh để máy chạy quá tải.
Sau đó, bạn đổ nước vào máy sao cho nước cao hơn mặt đậu. Vừa xay vừa cho nước vào từ từ. Cứ 4 muỗng canh đậu thì tương đương với 350ml nước. Xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn, dùng hai ngón tay miết thử thấy hạt đậu mịn như bột.
Bước 4: Bận đổ tất cả hỗn hợp vừa xay vào túi vải để lọc, có thể sử dụng máy lọc chuyên dụng, vắt kỹ để lấy phần nước đậu. Bạn dùng túi lọc, là một miếng vải lọc có lỗ và lọc tốt. Đặt bột đậu trong túi và bóp mạnh để lấy phần sữa. Nếu bạn muốn sữa được mịn, lọc đi lọc lại vài lần nữa để loại bỏ triệt để cặn. Sau đó chuyển đến một cái nồi để đun.
Bước 5: Bạn cho sữa vào nồi, để lửa gần to cho sữa sôi thì hạ lửa nhỏ, thêm lá dứa vào chảo để tạo hương thơm, đun khoảng 10 phút. Trong quá trình đun, cứ cách 20 - 30 giây phải quấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh váng đậu hình thành trên mặt sữa. Sữa đậu sau khi nấu xong thì để nguội uống rất ngon.
Hoàn thành một ly sữa đậu nành vào buổi sáng cho các sĩ tử vừa tốt cho sức khỏe vừa cung cấp năng lượng cho mùa thi.
Theo vtc.vn
Bánh đa dừa Hoằng Phụ Cũng thật tình cờ khi mãi gần đây, tôi mới biết đến món bánh đa dừa truyền thống của người dân xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa). Chẳng là sau mấy bận qua lại để tìm hiểu về dòng nước mắm Khúc Phụ, tôi được người dân nơi đây mời gọi nếm thử thức bánh đa dừa do chính tay họ làm ra. Thú...