Học MBA hay Thạc sỹ Chuyên ngành?
Hình ảnh người doanh nhân thành đạt luôn được gắn liền với tấm bằng Thạc sỹ quốc tế. Một chương trình Thạc sỹ quốc tế tốt giúp người học nâng cao kỹ năng và kiến thức về quản lý đồng thời mở rộng các cơ hội networking cũng như phát triển sự nghiệp.
Người học hiện nay thường đứng trước 02 sự lựa chọn: học Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) hay Thạc sỹ chuyên ngành (Specialized Master)
Trong những năm gần đây các nhà quản lý hay lãnh đạo đều có xu hướng chọn cho mình một chương Thạc sỹ nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, tích lũy kinh nghiệm và cập nhật thêm những kiến thức mới từ quốc tế.
Theo một thống kê từ Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG), hàng năm có hơn 3,000 học viên theo học các chương trình Thạc sỹ quốc tế tại các cơ sở đào tạo ở 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
50% trong số đó tham gia các chương trình Thạc sỹ về Quản lý hoặc MBA, 50% còn lại là các chuyên ngành về Tài chính, Tiếp thị, Nhân sự… cho thấy sự thiếu hụt về nhân sự cấp cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay. Vậy đâu là lý do cho sự tăng mạnh trong xu hướng theo học các chương trình học Thạc sỹ chuyên ngành?
Sự khác biệt về phương pháp đào tạo
Với chương trình MBA, phương pháp giảng dạy cổ điển là bài giảng tổng quan kết nối với các case study, được vận dụng qua các trạng huống kinh doanh điển hình mà học viên cần khám phá, thảo luận và thực hành tại lớp.
Đối với các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành, những hoạt động thực tế như làm dự án, thăm quan thực tế doanh nghiệp, thuyết trình, tọa đàm chuyên đề… lại được chú trọng và tổ chức thường xuyên để học viên có thể vận dụng và trải nghiệm các vấn đề lý thuyết chuyên sâu trên các dự án cụ thể.
Như vậy làm việc nhóm có thể coi là hoạt động không thể thiếu của các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành, còn với các chương trình MBA, năng lực cá nhân và phương pháp học tập độc lập lại được ưu tiên hơn.
Video đang HOT
Chương trình Thạc sỹ chuyên ngành chú trọng các hoạt động động thực tế như làm dự án, thăm quan thực tế doanh nghiệp, thuyết trình, tọa đàm chuyên đề…
Khái niệm nhà quản lý được mở rộng: chuyên gia quản lý
Mục tiêu của một chương trình MBA là đào tạo các nhà quản lý (manager), các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành tập trung đào tạo các chuyên gia (expert). Một nhà quản lý (manager) giỏi hiện nay không chỉ được yêu cầu cao về kỹ năng quản lý, lãnh đạo mà phải trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực làm việc của mình.
Người làm quản lý – hay chuyên môn không chỉ lãnh đạo hay ra quyết định dựa trên kỹ năng mà còn trên khả năng phân tích và am hiểu sâu sắc về bản chất của vấn đề, mối liên quan giữa vấn đề đó trong một bức tranh toàn cảnh của tổ chức doanh nghiệp.
Ví dụ, với một supply chain manager, việc tối ưu hóa hoạt động không đơn thuần là cắt giảm chi phí của một mắt xích nào đó mà cần sự am hiểu, phân tích và tính toán việc thay đổi chi phí sẽ ảnh hưởng ra sao đến các hoạt động khác trong chuỗi.
Triển vọng nghề nghiệp
Triển vọng nghề nghiệp là hoàn toàn khác biệt người học MBA và Thạc sỹ chuyên ngành. Một tấm bằng MBA có thể giúp ứng viên dễ được chấp nhận vào các vị trí quản lý cấp trung (trưởng nhóm, trưởng phòng) cho các tổ chức hoặc là nền tảng ban đầu cho các kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh, nhưng lại có thể là bất lợi khi ứng tuyển vào các vị trí quản lý bộ phận cao cấp (CFO, Giám đốc Marketing, Giám đốc Chuỗi cung ứng) là những vị trí đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng và toàn diện.
Bằng Thạc sỹ chuyên ngành có giá trị và được đánh giá cao khi người học kiên định với lập trường sự nghiệp mà mình đã chọn.
Học Thạc sỹ chuyên ngành ở đâu ?
Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý là đơn vị mang 03 chương trình Thạc sỹ chuyên ngành quốc tế đến Việt Nam: Thạc sỹ Kinh tế Tài chính – Ngân hàng (Master in Economics of Banking and Finance) năm 2003, Thạc sỹ Marketing Bán hàng và Dịch vụ (Master in Marketing Sales and Services) năm 2005, Thạc sỹ Quản lý Chuỗi cung ứng (Master in Supply chain Management) năm 2017.
Các chương trình Thạc sỹ kể trên được giảng dạy và cấp bằng bởi 03 trường nổi tiếng Châu Âu là ESCP Europe, Trường Kinh doanh Sorbonne, Đại học Paris Dauphine. Các học viên tham gia các chương trình sẽ trải qua gần 2 năm học các môn chuyên sâu cùng các Giảng viên từ Châu Âu kết hợp các giờ Focus hour thực tiễn với các chuyên gia cấp cao là các lãnh đạo từ các ngân hàng, công ty – tập đoàn lớn tại Việt Nam.
Điểm đặc biệt của các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành tại CFVG đó là học viên sẽ có 1-2 tuần học tập tại trường Châu Âu, tham gia các hoạt động thực tế, seminar tại các ngân hàng và các nhãn hàng lớn tại Paris, Pháp.
Các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành CFVG đạt 3 kiểm định quốc tế khắt khe: EFMD – AACSB – AMBA cho phép học viên sau khi tốt nghiệp có thể phát triển sự nghiệp tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Các học viên chương trình Thạc sỹ Kinh tế Tài chính – Ngân hàng tại CFVG
Để tìm hiểu các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành tại CFVG truy cập: https://www.cfvg.org/programs-list/ hoặc kết nối tại: www.facebook.com/CFVG.org
Theo Dân trí
Going Global 2018: Cơ hội để giáo dục đại học Việt Nam kết nối khu vực và quốc tế
Going Global, hội nghị GD thường niên lớn nhất thế giới, lần đầu tiên sẽ diễn ra tại khu vực Đông Nam Á. Dự kiến khai mạc vào ngày 2/5 tại Kuala Lumpur (Malaysia), Going Global 2018 được đồng tổ chức bởi Hội đồng Anh và Bộ GD ĐH Malaysia.
Các đại biểu họp xúc tiến cho hội nghị Going Global 2018
Going Global là hội nghị GD thường niên, mang đến một diễn đàn mở cho các nhà lãnh đạo GD ĐH toàn cầu cùng thảo luận và tranh luận về các vấn đề mà cộng đồng giáo dục quốc tế đang phải đối mặt.
Với chủ đề "Kết nối Toàn cầu, Tác động Địa phương: Xây dựng kỹ năng, tri thức cho thế kỷ 21 và tạo ảnh hưởng tích cực cho xã hội", Hội nghị năm nay sẽ diễn ra với với 40 phiên thảo luận trong ba ngày (2-5/5).
Gần 150 chuyên gia sẽ giải đáp các câu hỏi xoay quanh việc làm thế nào để các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách có thể phát triển được vai trò rõ ràng cho các tổ chức GD; đâu là những ưu tiên trong việc đảm bảo GD ĐH của mỗi quốc gia sẽ phù hợp với việc hình thành các xã hội trong tương lai; và làm thế nào để GD ĐH có thể đáp ứng được nhu cầu của các SV, nhà tuyển dụng và cộng đồng.
Theo dự kiến của ban tổ chức, sẽ có khoảng hơn 800 nhà lãnh đạo GD, bộ trưởng chính phủ và các giám đốc điều hành từ khoảng 75 quốc gia tham dự Going Global 2018 và các sự kiện bên lề khác tại Kuala Lumpur.
Ông Danny Whitehead, Giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, chia sẻ: "Việt Nam sẽ tham gia một cách tích cực trong hội nghị Going Global năm nay, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu đến thế giới những gì Việt Nam đang thực hiện cũng như để học hỏi thêm từ các chuyên gia trên thế giới.
Hội đồng Anh tự hào khi có thể đồng tổ chức hội nghị năm nay cùng với các đối tác hỗ trợ là Bộ GD ĐH Malaysia và Ban Thư ký ASEAN. Đây là sự kiện rất phù hợp để đánh dấu cột mốc kỷ niệm 70 năm Hội đồng Anh có mặt tại Malaysia và 25 năm hoạt động tại Việt Nam".
Tham sự các sự kiện xúc tiến cho Going Global 2018, GS.TSKH Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng có những nhận xét thẳng thắn::
"Năm 2018 là lần đầu tiên Going Global được tổ chức tại một nước ASEAN. Đây là một sự kiện quan trọng đối với GD trong khu vực. Chính vì vậy tôi khuyến khích các trường ĐH Việt Nam nên tham dự và đóng góp nội dung cho hội nghị. Đây cũng là cơ hội các trường ĐH Việt Nam thiết lập hợp tác với các trường ĐH trên thế giới và khu vực; cũng như chia sẻ, học tập kinh nghiệm quản trị GD, đảm bảo chất lượng GD ĐH theo yêu cầu mới".
Từ năm 2004, hội nghị Going Global đã trở thành một sự kiện thường niên, luân phiên được tổ chức giữa Vương quốc Anh và các thành phố lớn như Dubai, Miami và Cape Town. Chương trình hội nghị thông thường bao gồm các bài phát biểu chính, các phiên họp toàn thể và song song, hội thảo và lớp học chuyên đề từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực GD ĐH và các cơ quan chính phủ. Trong khuôn khổ Going Global, các SV cũng sẽ có cơ hội tham gia vào một số phần trong chương trình và các sự kiện bên lề để các phần thảo luận được mở rộng hơn ngoài chương trình hội nghị chính hay các đại biểu cũng sẽ có thời gian để tham gia vào các hoạt động văn hóa của quốc gia hay khu vực đăng cai sự kiện.
An Nhiên
Theo giaoducthoidai.vn
Các trường chủ động trước Kỳ thi THPT quốc gia Năm học 2017 - 2018 là năm thứ 4 thực hiện đổi mới thi THPT quốc gia với mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT, cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, kết quả thi là căn cứ cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Năm nay, Kỳ thi THPT quốc gia...