Học Luật An ninh mạng trong nhà trường: Giảng dạy bắt kịp thực tế
Chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.
Theo đó, thông tư được áp dụng đối với các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.
An ninh mạng sẽ là một nội dung bắt buộc đưa vào giảng dậy
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã tác động đến đời sống của học sinh, thậm chí trong nhiều trường hợp có các tác động tiêu cực, gây hậu quả nặng nề. Một số trường học ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh… từng tổ chức những hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền cho giáo viên, học sinh về vấn đề này, từ đó có ý thức khi sử dụng internet và mạng xã hội, tỉnh táo, không tham gia vào bất cứ nhóm nào mang tính kích động; không tự tiện đăng ảnh của người khác lên mạng kèm những thông tin không đúng sự thật và ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác.
Bên cạnh đó, cuộc sống của cả thế giới hiện nay không thể thiếu mạng Internet và khi không có kiến thức về nó, nguy cơ tự mình hại mình là rất lớn. Có những người đã tự tử vì tin đồn trên mạng, vào tù vì dùng mạng thiếu ý thức, làm cả xã hội hoang mang vì đưa thông tin sai lệch. Do đó, giáo dục và cung cấp kiến thức về an ninh mạng cho học sinh chính là cái gốc ngăn chặn mọi nguy cơ kể trên.
Chính vì vậy, Luật An ninh mạng sẽ là một nội dung bắt buộc giảng dạy cho học sinh, bắt đầu từ lớp 10. Các em sẽ học về an ninh mạng trong môn giáo dục quốc phòng và an ninh. Đây được xem là một bước đi bắt kịp giữa giảng dạy và thực tế.
Theo thông tư, việc dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh phải kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành. Trong đó, vận dụng phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo. Nội dung môn học ở bậc THPT gồm 105 tiết, từng khối lớp ở bậc học này được quy định chi tiết, nêu rõ yêu cầu cần đạt. Nhưng ở chương trình lớp 10 có những nội dung mới, đặc biệt rất gần với những vấn đề đang diễn ra xung quanh lứa tuổi học sinh bậc THPT.
Cụ thể, ở lớp 10 môn giáo dục quốc phòng và an ninh có 35 tiết. Ngoài các nội dung giới thiệu lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân, nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam, chương trình đưa vào những nội dung mới và thiết thực như: ma túy và tác hại của ma túy, phòng chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
Đặc biệt có hai tiết dành cho nội dung tìm hiểu về an ninh mạng. Trong đó, yêu cầu của tiết học là nêu được khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng, nội dung cơ bản của Luật an ninh mạng; vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả…
Theo các thầy cô bậc THPT, việc giới thiệu, cung cấp thông tin về các luật như an toàn giao thông, phòng chống ma túy hay Luật an ninh mạng trước đây chỉ lồng ghép vào các tiết dạy giáo dục công dân, hoạt động ngoại khóa. Vì thế trong môn giáo dục quốc phòng và an ninh có thể đưa những nội dung này vào chính khóa thì rất tốt.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD-ĐT cho biết, các chủ đề xuyên suốt quá trình học tập của học sinh nhằm giáo dục năng lực số bám sát bảy lĩnh vực trong khung năng lực số của UNESCO.
Video đang HOT
Đó là năng lực sử dụng thiết bị số, năng lực xử lý thông tin trong môi trường số, năng lực giao tiếp trong môi trường số, an toàn trong quá trình làm việc, học tập trong môi trường số và cách giải quyết vấn đề khi có sự cố, định hướng nghề nghiệp trong môi trường số.
“Những nội dung trên được thiết kế đưa vào nhiều môn học, nhiều nhất là môn tin học. Môn giáo dục quốc phòng và an ninh chỉ có hai tiết về an ninh mạng nhưng sẽ tập trung vào việc phổ biến các quy định liên quan tới bảo đảm an toàn khi sử dụng thiết bị số.
Đây là những nội dung rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy, học trở nên phổ biến hơn”, ông Thành cho biết.
Sau khi học môn này, học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản như: Nêu được một số khái niệm cơ bản về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường không gian mạng; Hiểu rõ nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng; Bảo mật được thông tin cá nhân; Cảnh giác trước những thủ đoạn xâm nhập, phát tán mã độc, thông tin giả trên mạng; Không tham gia vào bất cứ nhóm nào mang tính kích động; không tự tiện đăng ảnh của người khác lên mạng kèm những thông tin không đúng sự thật và ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự của người khác…; Các chuyên gia quốc tế về bảo vệ trẻ em cũng hướng dẫn một số mẹo để tạo lập thói quen tham gia môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn như khuyến khích con tham gia vào việc xây dựng các quy định trong gia đình về việc sử dụng thiết bị công nghệ một cách lành mạnh.
Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ bản thân? Hãy là người sử dụng công nghệ có trách nhiệm cùng với những quy tắc vàng sau:
- Hãy đối xử với người khác bằng cách mà chúng ta muốn được đối xử. Luôn tôn trọng những người chúng ta tiếp xúc qua điện thoại, máy tính và công nghệ.
- Hãy ủng hộ các thông điệp tích cực trên mạng.
- Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh và các video clip. Nhớ rằng, những thứ mà chúng ta chia sẻ, ngay cả với bạn bè, trên mạng thì đều được lưu trữ, phát tán và rất khó bị xóa.
- Cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị điện tử.
- Chỉ sử dụng các thiết bị này ở những nơi và những lúc thích hợp.
- Kiểm soát thời gian sử dụng Internet
Cần ghi nhớ quy tắc vàng sau khi sử dụng Internet:
- Hãy đối xử với người khác bằng cách mà chúng ta muốn được đối xử.
- Luôn tôn trọng những người chúng ta tiếp xúc qua điện thoại, máy tính và công nghệ.
- Hãy ủng hộ các thông điệp tích cực trên mạng.
- Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh và các video clip. Nhớ rằng, những thứ mà chúng ta chia sẻ, ngay cả với bạn bè, trên mạng đều được lưu trữ, phát tán và rất khó bị xóa.
- Cần cẩn trọng khi sử dụng các thiết bị điện tử. Chỉ sử dụng các thiết bị này ở những nơi và những lúc thích hợp.
Đà Nẵng: Sẵn sàng đội ngũ dạy Luật An ninh mạng cho học sinh THPT
Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã phối hợp với Công an TP Đà Nẵng tổ chức tập huấn nội dung Luật An ninh mạng cho CBQL các trường THPT, Phòng GD&ĐT và các GV dạy an ninh quốc phòng.
Các trường học ở Đà Nẵng đều có hoạt động ngoại khóa hướng dẫn HS cách sử dụng internet, mạng xã hội...
"Chạy đà"
Giờ chào cờ đầu tháng 11/2020 của trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), nhà trường kết hợp thêm nội dung sinh hoạt ngoại khóa hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Những lưu ý với HS khi sử dụng mạng xã hội cũng như cách ứng xử trên không gian mạng như có trách nhiệm với từng nút share, like cũng như nội dung bình luận, không phát tán những thông tin sai sự thật, cách kết bạn trong thế giới ảo... đều được chuyển tải qua tiểu phẩm do chính HS thể hiện.
Những tình huống của tiểu phẩm đều rất gần gũi với tâm lý lứa tuổi HS, có thể là những chi tiết, câu chuyện có thật trong đời sống học đường của chính các em. Như việc nhìn thấy sàn lớp học có nhiều rác nhưng không làm vệ sinh lớp học mà chụp ảnh rồi đăng tải lên facebook, hay những bình luận cạnh khóe, trêu chọc, thậm chí là xúc phạm, lăng mạ trên mạng...
sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là facebook đã trở thành phương tiện phổ biến để chia sẻ thông tin, hình ảnh hay trao đổi các vấn đề về mọi mặt của xã hội. Tuy nhiên, do thiếu kỹ năng khi tham gia mạng xã hội đã dẫn đến vi phạm pháp luật về hành vi sử dụng facebook, sử dụng Email để phát tán thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Một tiểu phẩm về nội dung phổ biến Luật An ninh mạng do HS trường THPT Phan Châu Trinh thể hiện.
Cô Đoàn Thị Hạnh - Phó Hiệu trưởng trường THPT Phan Châu Trinh cho biết: "Ngoài giới thiệu cho HS những nội dung liên quan đến Luật An ninh mạng thông qua hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, biểu diễn tiểu phẩm..., nhà trường còn mời đại diện Công an thành phố phối hợp tuyên truyền cho các em những nội dung có liên quan.
Những hoạt động này của nhà trường nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng giúp cho HS sử dụng mạng xã hội đúng cách. Việc xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trên không gian mạng phụ thuộc nhiều vào hành vi của mỗi người sử dụng nhưng phải bắt đầu bằng việc HS được trang bị những nền tảng tối thiếu để không rơi vào tình huống vi phạm pháp luật".
Ngoài tổ chức các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về Luật An ninh mạng, trường THPT Trần Phú (TP Đà Nẵng) đã tổ chức hội thảo Tăng cường năng lực công dân số cho HS. Những kỹ năng khai thác tài liệu phục vụ cho học tập, cách phát hiện tin giả, không được tự tiện đăng tải ảnh cá nhân của người khác kèm những thông tin không đúng sự thật gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của họ, cách bảo mật, quản lý những thông tin cá nhân trên không gian mạng... đều được nhà trường hướng dẫn cho HS.
Chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 11/1/2021. Theo đó, từ lớp 10, học sinh được học về Luật An ninh mạng.
Sẵn sàng dạy chính khóa
Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương - Trưởng phòng Công tác chính trị - Tư tưởng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: "Tổ chức cho HS học các kiến thức về Luật An ninh mạng là không quá mới mẻ với các trường học ở Đà Nẵng. Đà Nẵng đã đi trước một bước khi từ vài năm nay, các trường học đã tuyên truyền về luật An ninh mạng cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Đưa nội dung này vào giảng dạy trong chương trình chính khóa, là một phần của chương trình môn giáo dục quốc phòng là hết sức cần thiết trong thời đại công nghệ 4.0".
Một trong những nội dung HS được lưu ý khi sử dụng mạng xã hội là cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ, bình luận, nhấn nút like và đăng tải thông tin.
Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên đảm nhận giảng dạy các nội dung liên quan đến Luật An ninh mạng, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã phối hợp với Công an TP Đà Nẵng tổ chức tập huấn nội dung của Luật An ninh mạng cho CBQL các trường THPT, Phòng GD&ĐT và các GV dạy an ninh quốc phòng.
Ông Vương thông tin: "Gần như các trường học sẽ không có khó khăn gì khi đưa nội dung Luật An ninh mạng vào giảng dạy cho HS khối lớp 10 nằm trong chủ đề một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh".
Học sinh THPT học Luật An ninh mạng: Người thầy dạy môn này cần được tập huấn bài bản Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT thì từ 11/1/2021 học sinh lớp 10 sẽ được học kiến thức về an ninh mạng, nằm trong chủ đề một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh. Chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT ban hành áp dụng đối với các trường THPT, trường phổ thông có nhiều...