Hóc dị vật ở trẻ chuyện nhỏ nhưng hậu quả nặng nề
Hóc dị vật ở đường thở của trẻ nhỏ luôn mang lại những hậu quả rất nặng nề và thương tâm. Tuy nhiên, đây lại là điều rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa.
Tháng 10/2020, Bé P.Đ.K., 12 tháng tuổi nhập Bệnh viện quận Thủ Đức (TP HCM) trong tình trạng lơ mơ, không đáp ứng các kích thích đau, thở chậm, mạch nhẹ khó bắt, chi mát, da tím tái… Các bác sĩ nhận định bé bị tổn thương não do thiếu oxy được gây ra bởi việc hóc nghẹn dị vật.
Tìm hiểu tiền sử bệnh án, gia đình cháu bé cho biết, khoảng 10 đến 15 phút trước khi nhập viện, bé K. được bố phát hiện đang bị hóc nghẹn do nuốt một quả chôm chôm. Khi ấy da bé bắt đầu tím lại do nghẹt thở và chân tay bé rất lạnh. Ngay lập tức bố bé K. đã bế bé trong tư thế dốc ngược đầu bé xuống đất và chạy ngay đến phòng khám tư nhân gần nhà.
Tại phòng khám, bác sĩ đã thực hiện các biện pháp sơ cứu như vỗ lưng, ấn ngực. Bố bé K. thấy con mình có vẻ hồng hào và cơ thể ấm hơn, nhưng quả chôm chôm vẫn chưa được lấy ra nên bác sĩ và bố bé đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu chở bé đến bệnh viện.
Video đang HOT
Một trường hợp khác, Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, cơ sở vừa tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi (Nghi Hòa – Cửa Lò) bị hóc rau câu. Theo người nhà bệnh nhi, trước đó cháu bé đang ăn thạch thì bị sặc và tím tái toàn thân. Người nhà lập tức đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở phải hồi sức tim phổi nhưng đồng tử 2 bên dãn, không còn phản xạ thần kinh.
Theo các bác sĩ, sở dĩ khi hóc thạch râu câu trẻ dễ tử vong là vì dị vật sẽ rơi vào đường thở và bít hết lối lưu thông không khí vào phổi. Do miếng thạch rau câu to, mềm dễ chèn vào đường thở, trẻ dễ hít chặt vào khó ho ra. Khi cấp cứu, các bác sĩ cũng không thể gắp nhanh chóng vì thạch trơn, dẻo. Một nguyên nhân phổ biến cho các trường hợp hóc thạch là do phụ huynh mở thạch rồi cho trẻ tự ăn; các trẻ thường có thói quen hút mạnh cốc thạch, thay vì ăn từng miếng nhỏ nên dễ dẫn đến tình trạng hóc và gây nguy hại cho trẻ.
Mới đây nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi 3 tuổi bị dị vật thực quản. Bệnh nhi L.G.H. (3 tuổi, trú tại Bắc Hà, Lào Cai) nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, không ăn uống được, tức ngực, hạ họng có dịch. Qua thăm khám, chụp phim X-quang, CT, các bác sĩ phát hiện: Hình ảnh dị vật là 2 đồng xu kim loại mắc kẹt ngay phía dưới cơ thắt trên, tiên lượng dị vật khó lấy.
Ths. BS. Ngô Thị Tố Nga cho biết, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ. Bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, nhất là những vật nhỏ, cứng, vì trẻ nhỏ có thể nhầm giữa đồ chơi và đồ ăn, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa, không la mắng khiến trẻ khóc khi ăn vì có thể gây sặc. Khi cho trẻ ăn thịt, cá cần loại bỏ hết xương để tránh gây hóc xương.
Trong quá trình trông trẻ, chỉ một thoáng lơ là, bất cẩn của người lớn là trẻ có thể hóc sặc dị vật phải đi cấp cứu. Trẻ nhỏ thích khám phá và có khuynh hướng cho vào miệng các vật có được trong tay, từ những hạt thực vật đến bộ phận đồ chơi, vật dụng nhỏ. Trẻ lớn ngậm nguyên cả trái cây trong miệng như trái nhãn, vải, chôm chôm, táo, thạch rau câu để ăn… Vừa ngậm ăn vừa chạy chơi, đó là điều kiện dễ làm cho dị vật chui vào đường thở khi trẻ hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười, khóc, sợ hãi, ngạc nhiên và trở thành mối nguy đe dọa tính mạng trẻ.
Các chuyên gia y tế cho biết, để tránh trẻ bị hóc dị vật, hãy để các vật nhỏ tránh xa tầm tay trẻ em, cắt thức ăn thành những miếng nhỏ và luôn chú ý trông chừng trẻ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Rõ ràng, theo các chuyên gia, “chìa khóa” để chấm dứt những tai nạn thương tâm này phải bắt đầu bằng việc giáo dục sức khỏe rộng rãi cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ về mối nguy hiểm của hóc dị vật đường thở. Nhấn mạnh sự nhận biết, tránh những thức ăn, đồ vật có khả năng trở thành dị vật gây nghẹt thở cho trẻ, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc họng có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn. Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn. Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Bác sĩ "bật mí" cách chọn đồ chơi cho trẻ
Thời gian gần đây các bệnh viện ở TPHCM liên tục tiếp nhận trường hợp các bé nhập viện liên quan tới đồ chơi, dị vật.
Bác sĩ "bật mí" cách chọn đồ chơi cho trẻ. Ảnh: BVCC
Vừa qua, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) vừa tiếp nhận trường hợp bé N.T.Đ.T ngụ Hậu Giang đau nhức âm đạo do dị vật, không lấy ra được nên gia đình đưa tới bệnh viện Nhi Cần Thơ và chuyển ngay đến Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố trong đêm.
Tại đây sau chụp chiếu phim xác định vị trí, các bác sĩ đã nội soi gây mê gắp dị vật trong âm đạo cho bé gái. Theo các bác sĩ, trường hợp này để lâu sẽ bị viêm nhiễm, có thể gây thủng vách giữa bàng quang và âm đạo, gây xuất huyết và mủ. Đến nay sau nội soi sức khoẻ và tinh thần bé dần ổn định.
Đồ chơi được các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng Thành phố đưa ra ngoài từ âm đạo bé gái. Ảnh: BVCC
Trước đó, các bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) cũng tiếp nhận 1 trường hợp là bé gái 7 tuổi đi khám bệnh vì rỉ dịch âm đạo kéo dài, do nhét dị vật vào âm đạo. Tại đây các bác sĩ đã siêu âm ghi nhận, lòng âm đạo có dị vật kích thước 16x30mm. Sau đó, bệnh nhi được các bác sĩ Khoa Ngoại Thận - Tiết niệu chuyển phòng mổ để thám sát lấy dị vật là 1 viên pin đã bị ăn mòn cùng nhiều bột than bị thoát ra ngoài.
Chính vì vậy, các bác sĩ đưa ra các lưu ý cho bậc phụ huynh khi chọn đồ chơi cho trẻ.
Đề phòng hóc các vật nhỏ: Ở lứa tuổi thích khám phá, đa số bé đều thích đưa dị vật vào các lỗ tự nhiên như lỗ tai, lỗ mũi, âm đạo...Do đó, bậc phụ huynh nên để trẻ tránh xa các loại đồ chơi có thể tháo ra thành những phần nhỏ, đồ chơi làm bằng thủy tinh, mắt làm bằng nút áo...
Không dùng đồ chơi có cạnh bén nhọn: Trẻ hay cầm đồ chơi mà chạy nhảy, nên nếu bị ngã sẽ dễ bị các cạnh bén nhọn này làm rách da hoặc đâm vào các vùng nguy hiểm trên cơ thể.
Không cho trẻ chơi các món đồ nặng: Trẻ thường tưởng là mình có thể nhấc, mang các vật nặng một cách dễ dàng. Mang một vật quá nặng sẽ khiến cho trẻ dễ té ngã, buông rơi nó. Nếu vật nặng rơi trúng người thì nó có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng như gãy xương.
Tuyệt đối không mua các món đồ chơi vũ khí: Không mua cho trẻ em kể cả những món trông có vẻ vô hại như súng hơi, phi tiêu, cung tên, Bum-mê-răng, súng sơn... Chúng vẫn có thể gây ra thương tích nghiêm trọng cho trẻ em nếu bắn trúng các bộ phận dễ tổn thương như tai, mắt...
Lấy 2 đồng xu kim loại mắc kẹt trong thực quản bé trai Bé trai nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, không ăn uống được, tức ngực, hạ họng có dịch do có 2 đồng xu kim loại mắc kẹt trong thực quản. Dị vật là 2 đồng xu kim loại (bên phải) được gắp ra khỏi thực quản bé trai. Ảnh: VTV News Mới đây, VTV News dẫn nguồn tin từ Bệnh viện Đa...