Học công nghệ thực phẩm có làm văn phòng được không?
Em thích công việc văn phòng và thích được đi nhiều nơi. Ngành em chọn là công nghệ thực phẩm. Liệu ngành đó có công việc nào đáp ứng sở thích của em? Công việc cụ thể đó như thế nào? Em cần chuẩn bị gì từ bây giờ để đáp ứng yêu cầu của công việc sau này? (lephuong21@…)
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014 tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM
- PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: Chọn ngành công nghệ thực phẩm, khi tốt nghiệp em có thể làm việc ở văn phòng, cũng có thể đi công tác nhiều nơi tùy vị trí công việc được sắp xếp.
Nếu làm bộ phận kỹ thuật tại các nhà máy, bộ phận kiểm tra sản phẩm thì có thể làm việc tại các văn phòng hay xưởng sản xuất của nhà máy. Nếu em làm việc trong các bộ phận lo nguyên liệu cho sản xuất hay bộ phận phân phối sản phẩm, em có thể đi công tác nhiều nơi. Ngay bây giờ em cần chuẩn bị ôn tập, thi cho tốt. Khi trúng tuyển vào ngành này, em sẽ được trang bị chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho ngành công nghệ thực phẩm.
* Có thể cho em danh sách và địa chỉ của các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc ngành công an trong cả nước không? Em cảm ơn. ( levietdung@… )
- Thiếu tá Nguyễn Mạnh Cường – phó trưởng phòng kế hoạch tuyển sinh, Cục đào tạo Bộ Công an: Các trường đại học, cao đẳng công an đều có trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014. Em có thể xem thông tin chi tiết về ngành nghề tuyển sinh, địa chỉ các trường này trong tài liệu trên.
Các trường trung cấp như sau:
- Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân VI (Văn Giang, Hưng Yên)
Video đang HOT
- Trường trung cấp Cảnh sát vũ trang (Xuân Mai, Hà Nội)
- Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân III (TP Cần Thơ)
- Trường trung cấp Cảnh sát giao thông (huyện Thăng Bình, Quảng Nam)
* Em sinh năm 1991, muốn thi vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên ngành vật lý kỳ thi tuyển sinh 2014 được không? ( huuson@… )
- TS Nguyễn Kim Quang – phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM): Theo quy chế tuyển sinh hiện hành, không có quy định hạn chế độ tuổi dự thi đối với các ngành đại học bình thường (những ngành đặc thù như công an, quốc phòng, năng khiếu mới có công bố quy định riêng). Điều kiện cần để dự tuyển là học lực tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương; và nộp hồ sơ đúng quy định.
* Được biết ĐH Tài chính – marketing là trường công lập tự chủ, vậy thì học phí khoảng bao nhiêu? Ngành marketing đào tạo như thế nào? Gồm những công việc gì trong ngành này? Còn ngành tổ chức sự kiện đòi hỏi những yêu cầu gì để làm tốt? ( kientrung@… )
- ThS Hứa Minh Tuấn – phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – marketing: Trường đại học Tài chính – marketing là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chí phí hoạt động thuộc Bộ Tài chính, thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính, do vậy học phí của trường hiện nay là 6.800.000 đồng/năm; nếu thu theo tín chỉ, mức thu là 220.000 đồng/tín chỉ.
Ngành marketing cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing và kiến thức chuyên môn đê phân tich marketing, hoach đinh va thưc hiên cac kê hoach, chương trình marketing thuôc linh vưc san xuât, thương mai, du lich, xuât nhâp khâu, dich vu, quản trị thương hiệu…
Sinh viên khi tôt nghiêp co khả năng thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, xây dựng chiến lược thị trường. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi, nhu cầu khách hàng, tổ chức hệ thống thông tin marketing. Nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing. Quản lý tổ chức kế hoạch marketing – mix như kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch phân phối, kế hoạch truyền thông marketing. Tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ khách hàng.
Hiện nay, theo danh mục ngành cấp IV trình độ cao đẳng, đại học thì không có ngành tổ chức sự kiện, mà chỉ có ngành quan hệ công chúng hay ngành marketing, còn tổ chức sự kiện chỉ là một chuyên ngành nằm trong 2 ngành nói trên hoặc có thể các trường mở chuyên ngành này tại ngành quản trị kinh doanh hay quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Chuyên ngành tổ chức sự kiện đào tạo sinh viên kiến thức về kinh tế, văn hóa, quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về quản trị tổ chức sự kiện trong các doanh nghiệp; có tầm nhìn và tư duy sáng tạo để đưa ra những ý tưởng lớn, điểm nhấn của sự kiện quản lý, phân tích, am hiểu về văn hóa, môi trường kinh doanh; có kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng phối hợp – làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, truyền thông. Để làm tốt nghề này đòi hỏi sinh viên sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhẹn, thực tiễn trong hoạt động xã hội, có tâm lý giao tiếp, kiến thức xã hội tốt.
Theo Tuoitre
Có 3-4 mức điểm thay thế điểm sàn
Ngày 17.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ đã quyết định phương án thay thế điểm sàn kỳ thi ĐH, CĐ năm nay để lấy ý kiến đóng góp của xã hội trước khi thực hiện.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ ở Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM sáng 17.4 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Các trường tự chọn mức điểm
Thứ trưởng Ga cho biết sau khi có kết quả của kỳ thi chung do Bộ tổ chức, Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ kết quả thi của thí sinh trong cả nước đề xuất Bộ trưởng xem xét công bố 3 hoặc 4 mức điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn thi không nhân hệ số) từ cao xuống thấp cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào ĐH và mức điểm tối thiểu xét tuyển vào CĐ. Các trường được tự lựa chọn mức điểm xét tuyển phù hợp với trường mình.
Để đảm bảo tuyển được thí sinh có đủ năng lực vào ĐH, Bộ cũng đồng thời cho phép các trường nhân hệ số môn thi chính. Bộ yêu cầu: Trước ngày 20.5 hằng năm, nếu thấy cần thiết, các trường tự quyết định và công bố công khai một môn thi chính theo khối thi được nhân hệ số 2 đối với từng ngành của trường; sau khi Bộ công bố các mức điểm xét tuyển cơ bản, các trường thực hiện công tác xét tuyển.
Đối với các trường, ngành không quy định môn thi chính, xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển vào trường hay vào từng ngành của trường. Điểm chuẩn xét tuyển này không được thấp hơn mức điểm xét tuyển cơ bản vào ĐH (đối với các trường ĐH) hoặc mức xét tuyển cơ bản vào CĐ (đối với các trường CĐ) mà Bộ đã công bố.
Đối với các trường, ngành đã công bố môn thi chính, xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính (tổng điểm 3 môn thi, trong đó có một môn thi chính nhân hệ số 2) vào trường hay vào từng ngành của trường. Giá trị trung bình của điểm chuẩn xét tuyển này (điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số môn chính chia cho 4) không được thấp hơn giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào học ĐH (mức điểm xét tuyển cơ bản vào ĐH chia cho 3, đối với các trường ĐH) hoặc giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào CĐ đã được Bộ công bố và các trường đã lựa chọn.
Các trường tổ chức xét tuyển thí sinh có kết quả thi đạt từ mức điểm chuẩn xét tuyển trở lên theo các quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
Cơ hội cao cho thí sinh giỏi môn sở trường
Thứ trưởng Ga cho biết sự khác biệt của quy định xét tuyển này so với điểm sàn trước đây là phân chia phổ điểm thành nhiều mức theo tỷ lệ thí sinh đạt yêu cầu để các trường tự quyết định chọn điểm xét tuyển ở mức nào phù hợp, qua đó khẳng định uy tín của trường trong xã hội. Ngoài ra, các trường tùy theo yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo mà quy định điểm chuẩn xét tuyển có tính hệ số môn chính, giúp tăng cơ hội tuyển được thí sinh có năng lực phù hợp.
Việc cho phép các trường quy định điểm xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính tạo nhiều cơ hội trúng tuyển cho thí sinh có năng lực tốt hơn đối với môn thi chính. Như vậy, những thí sinh chỉ giỏi một môn thi được chọn là môn chính sẽ có cơ hội trúng tuyển cao.
Ông Ga nhấn mạnh: "Mục đích của phương án này để đảm bảo chất lượng đầu vào, tạo sự công bằng, minh bạch trong tuyển sinh; từng bước thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục ĐH; giúp cho thí sinh biết về chất lượng đầu vào của từng trường, từng ngành để chọn trường, chọn ngành phù hợp với năng lực".
Theo VNE
Giảm hồ sơ dự thi ĐH, chưa vội mừng Vừa kết thúc đợt nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ 2014 tại trường THPT. Từ 18 - 29-4 thí sinh chưa nộp hồ sơ và lệ phí theo tuyến Sở GD&ĐT sẽ nộp trực tiếp tại trường dự thi. Thông tin cho thấy lượng hồ sơ đợt này giảm mạnh, khối kinh tế giảm nhiệt. Nhưng mục tiêu phân...