Hoàng Nam: Khi quần áo & tóc cùng thăng trên nền hội họa
Phạm Hoàng Nam lần này sẽ lấy quần áo và màu nhuộm tóc để chơi với hội họa trong show diễn Họa Tình của Goldwell diễn ra vào ngày 12/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Hà Nội.
Vị đạo diễn chỉ nhận những ca “xương” về show thời trang tiết lộ: đây là show khó nhất từ trước tới nay mà chúng tôi làm. Thật bất ngờ khi “phù thủy sân khấu” kêu khó.
Chúng tôi trò chuyện cùng Phạm Hoàng Nam trước khi show diễn chính thức bắt đầu
“Phù thủy sân khấu” lại kêu “khó” trước chương trình, thật lạ!
Lần này, sân khấu chính của Họa tình là cầu thang của Trung tâm Hội nghị quốc gia. Tôi nói khó nhất vì đây là lần đầu tiên chúng tôi chiếu video Mapping trên cầu thang. Lấy cầu thang làm sân khấu tôi đã làm rất nhiều, nhưng chiếu video lên cầu thang thì đây là lần đầu tiên.
Các anh sẽ làm gì trên những bậc cầu thang?
Video đang HOT
Biên đạo sẽ biên đạo một tiết mục vũ điệu của tóc. Các diễn viên sẽ múa bằng tóc chứ không phải bằng hình thể. Các diễn viên sẽ tương tác với hình của Toma thông qua kỹ thuật video Mapping. Chúng tôi sẽ vẽ một tọa độ trên từng bậc thang, từng bậc thang sẽ có những hình ảnh riêng để biến nó lúc thì thành nốt nhạc, lúc thành làn sóng…hình ảnh sẽ biến hóa theo bài múa của nghệ sĩ múa.
Tôi thấy anh có vẻ ưu ái với Trần Nhật Thăng trong lần đầu cộng tác. Không biết “tay” họa sĩ thích vẽ đen trắng này có vị trí thế nào trong một show thời trang tóc?
Tôi đã từng tìm mọi cách để có một bức tranh của Thăng và sau khi tìm hiểu thì phát hiện Thăng là bạn thân của em tôi, đồng thời lại là con của một nghệ sĩ điện ảnh tiền bối mà tôi rất ngưỡng mộ (Trần Nhật Thăng là con trai đạo diễn phim tài liệu Trần Văn Thủy). Vì vậy có dịp anh em công tác với nhau đó là cái duyên và một cơ hội tốt để chúng tôi thể hiện cảm hứng của mình.
Họa tình tôn vinh ba bộ thiết kế tóc của ba nhà tạo mẫu nổi tiếng thế giới với ba cái tên: beautify (tạo mẫu thiên về cổ điển), contemporary classic (đương đại) và bộ thứ ba là avant gavant (phá cách).
Chưa kể, màu nhuộm tóc của Goldwell có thể sử dụng để vẽ tranh, và Trần Nhật Thăng có thể sử dụng nó làm màu vẽ trên các tấm toan. Nhưng lần này Thăng cũng không vẽ trên toan, Thăng sẽ vẽ trên người mẫu, Thăng sẽ là nhà thiết kế để hoàn thiện nốt các mẫu thiết kế còn dang dở bằng ý tưởng và cảm xúc của riêng mình.
Anh phải thuyết phục một họa sĩ tiền cũng chỉ cần vừa vừa Trần Nhật Thăng thế nào?
Khi đã nói đến chữ duyên và cơ hội thì không cần phải thuyết phục, và để một nghệ sĩ như Thăng nhận lời mà nói chuyện tiền bạc e rằng sẽ thất bại, hơn nữa “thực” cho show cũng không phải lĩnh vực của tôi mặc dù cả nhóm sáng tạo đang hướng tới chữ “đạo”.
Ngoài “át chủ bài” Trần Nhật Thăng với những màn lên đồng cùng màu sắc, show thời trang ” Họa tình” lần này sẽ được Phạm Hoàng Nam sử dụng những chất liệu, ý tưởng gì?
Thăng cũng không phải là Át, chủ bài ở đây là hội hoạ và mái tóc. Thăng chỉ là một tay chơi bài chính (player) của chúng tôi.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam
Anh có thể chia sẻ về ý tưởng chính khi xây dựng Họa tình? Tại sao anh lại chọn cái tên đó? Anh sẽ làm thế nào để một show thời trang tóc có thể kể được câu chuyện tình yêu của những bức họa, của những người chơi nghệ thuật?
Ẩn sâu trong mái tóc, trong màu đen là những bí ẩn kỳ diệu cần khám phá, những vẻ đẹp huyền bí cần được khai thác và nâng niu. Mái tóc đen cũng như màu đen luôn chứa trong đó tất cả các cung bậc của sắc màu.
Người phụ nữ cũng vậy, vẻ đẹp của họ thể hiện qua mái tóc, giống như cây liễu thướt tha, mềm mại nhưng cũng rất dẻo dai, yếu liễu đào tơ nhưng cũng đầy mạnh mẽ trước những ngọn gió. Mái tóc thể hiện “góc con người”, nhất là người phụ nữ, nên ngoài việc họ tự ý thức chăm sóc cái góc đặc biệt ấy của mình cũng rất cần những chuyên gia.
Trần Nhật Thăng
Anh vẫn nhận mình là người thuộc “gu” cổ điển, nhưng vẻ như “Họa tình” lần này anh làm tại Hà Nội là một show thời trang tóc mà đối tượng hướng đến là những cô gái, anh chàng hiện đại. Anh sẽ làm thế nào để cái “gu” của mình giao thoa và gửi gắm được thông điệp cần thiết đến với đối tượng khán giả “khác biệt” (sống nhanh, hiện đại) với mình?
Dù có hiện đại, phá cách ở vẻ ngoài đến đâu nhưng những giá trị thì vẫn luôn “cổ điển” và trường tồn với thời gian. Nhiệm vụ là làm sao HOẠ được lên những giá trị đó, vẻ đẹp đó một cách TÌNH nhất, đồng thời thể hiện được cái tình của người hoạ.
Bạn lo lắng về cái gọi là sống nhanh, sống hiện đại ư? Vậy hãy xem Trần Nhật Thăng vẽ nhanh, vẽ hiện đại thế nào nhé. Chúng ta vốn biết quần áo là thời trang, tóc cũng là thời trang, vậy lần này hãy chứng kiến quần áo và tóc sẽ cùng thăng trên nền hội hoạ. Tôi nghĩ bạn sẽ thấy nhiều cảm hứng bất chợt thăng hoa khác nữa.
Theo 24h