Hoãn thu hồi mảnh vỡ nhiễm phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1
Hãng thông tấn Kyodo ngày 22/8 đưa tin, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) – đơn vị quản lý nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản – thông báo đã phải tạm dừng hoạt động thử nghiệm thu hồi mảnh vỡ chứa thanh nhiên liệu nóng chảy từ một trong 3 lò phản ứng của nhà máy này.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Hôm 19/8, TEPCO thông báo sẽ triển khai kế hoạch trên vào ngày 22/8. Tuy nhiên, tại buổi họp báo vào chiều 22/8, một quan chức của TEPCO cho biết đã phát hiện lỗi trong quá trình lắp đặt đường ống phục vụ việc thu hồi mảnh vỡ, buộc công ty phải tạm dừng nỗ lực đầu tiên nói trên.
Theo kế hoạch, TEPCO kết nối 5 đường ống, đánh số từ 1 đến 5 lên mỗi đường ống dài 1,5 mét. Các đường ống này có nhiệm vụ đẩy thiết bị thu hồi mảnh vỡ chứa thanh nhiên liệu nóng chảy vào bể chứa của lò phản ứng số 2 để thu thập mảnh vỡ. Tuy nhiên, thứ tự nói trên đã bị đặt nhầm.
Video đang HOT
TEPCO chưa thông báo thời điểm cụ thể có thể nối lại hoạt động này.
Ngày 16/8 vừa qua, Cơ quan Quản lý Hạt nhân của Nhật Bản (NRA) đã phê duyệt việc sử dụng thiết bị thu hồi mảnh vỡ chứa phóng xạ nói trên, cũng như kế hoạch bắt đầu thử nghiệm thu hồi.
Theo kế hoạch được phê duyệt, TEPCO sẽ chỉ thu hồi tối đa 3 gram mảnh vỡ từ lò phản ứng số 2 trong khoảng 2 tuần. Trong khi đó, các phương pháp thu hồi tất cả những mảnh vỡ chứa nhiên liệu nóng chảy còn lại ở lò phản ứng số 2 và số 3 chưa được quyết định.
Ước tính có khoảng 880 tấn mảnh vỡ chứa nhiên liệu nóng chảy trong cả ba lò phản ứng nói trên. Việc thu hồi và loại bỏ các mảnh vỡ nhiễm phóng xạ được coi là một trong những công đoạn khó khăn nhất trong quá trình đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, nơi mà các lò phản ứng đã bị hư hại nghiêm trọng sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 ở Đông Bắc Nhật Bản.
TEPCO đã 3 lần hoãn kế hoạch thu hồi các mảnh vỡ do đại dịch COVID-19 và các vấn đề về kỹ thuật.
IAEA: Việc xả thải từ nhà máy Fukushima diễn ra theo kế hoạch
Nhóm công tác của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận việc xả ra biển nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
Kết luận được IAEA công bố ngày 26/4 sau khi kết thúc đợt giám sát mới nhất kéo dài 4 ngày đối với hoạt động này.
Các bể chứa nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đây là lần thứ hai nhóm chuyên trách gồm các quan chức IAEA và chuyên gia quốc tế có chuyến công tác tại Nhật Bản kể từ khi nước này bắt đầu tiến hành xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra Thái Bình Dương hồi tháng 8/2023. Việc xả thải được tiến hành sau khi IAEA kết luận rằng kế hoạch này phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu và có tác động "không đáng kể" đối với con người và môi trường, trong bối cảnh các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc bày tỏ lo ngại về hoạt động này.
Theo thông cáo báo chí của IAEA, sau 4 ngày thị sát, nhóm công tác ghi nhận việc xả thải đang diễn ra theo đúng kế hoạch đã được cơ quan quản lý hạt nhân Nhật Bản phê duyệt.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cùng ngày đã ra thông báo trong đó nhấn mạnh Tokyo sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với IAEA để người dân trong nước cũng như quốc tế hiểu rõ hơn về việc xả nước nhiễm xạ ra biển.
Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), chủ quản của nhà máy Fukushima số 1, cho biết đã xả ra biển khoảng 31.200 tấn nước nhiễm xạ đã qua xử lý trong 4 đợt xả diễn ra trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua. TEPCO dự kiến sẽ xả thêm khoảng 7.800 tấn nước cho đến hết ngày 7/5 tới.
Nhật Bản: Xả nước thải đợt thứ 5 từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Ngày 19/4, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản thông báo bắt đầu đợt xả thứ 5 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển. Các bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 24/8/2023. Ảnh...