Hoãn phiên tòa xét xử vợ chồng Giám đốc vì liên quan ca mắc Covid-19
Do bị cáo Nguyễn Văn Lẫm có đơn xin hoãn tòa vì đang là F1 liên quan đến Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thái Bình, nên Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình quyết định hoãn phiên xét xử.
Ngày 1/12, Hội đồng xét xử (HĐXX), Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Thái Bình quyết định hoãn phiên xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản liên quan các bị cáo Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962) – Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết và vợ là Phạm Thị Quyết (SN 1967).
Cụ thể, HĐXX sau khi xem xét đã quyết định tạm hoãn phiên tòa sang ngày khác do bị cáo Nguyễn Văn Lẫm có đơn xin hoãn vì đang là F1 của ca mắc Covid-19 trên địa bàn.
Vợ chồng 2 bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết.
Theo bản kết luận điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2012 đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 12/4/2018, Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết đã vay của 12 cá nhân cùng ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thái Bình với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng. Trong đó, có hai khoản vay 400 triệu đồng và 500 triệu đồng của vợ chồng ông Đỗ Văn Tới và bà Lê Thị Tuyết, trú tại TP Thái Bình.
Ban đầu, hai bị can lập 2 bản hợp đồng vay của ông Tới với tổng số tiền 200 triệu đồng, thế chấp bằng chiếc ô tô Camry biển số 17K – 9966 là đúng, nhưng sau đó lại gian dối khi bán chiếc ôtô này cho ông Phạm Công Tự (cùng trú tại TP Thái Bình) dù chưa hoàn trả số tiền vay và cũng không thông qua ý kiến của vợ chồng ông Tới về việc bán xe cho ông Tự.
Khi ông Tới đến nhà đòi tiền, vợ chồng Lẫm – Quyết nhiều lần khất nợ. Để từ bỏ trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ, cặp vợ chồng này còn tạo dựng việc đã trả tiền cho ông Tới thông qua hình thức viết giấy biên nhận. Hành vi này của Lẫm và Quyết nhằm chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng của vợ chồng ông Tới.
Cụ thể, bị cáo Lẫm và Quyết cho rằng đã trả đủ tiền cho ông Tới và có giấy biên nhận xác nhận việc này. Tuy vậy, khi Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”) và đàn em đến xâm phạm, chiếm đóng trụ sở Công ty Lâm Quyết đã lấy đi nhiều đồ vật, tài liệu thì giấy biên nhận đã trả nợ cũng bị mất theo.
Các bị cáo còn nhiều lần tố cáo bị Đường “Nhuệ” khủng bố điện thoại, dọa giết, ép sang nhượng lại công ty để gán cho khoản nợ 1,7 tỷ đồng mà Giám đốc Công ty Lâm Quyết vay của Nguyễn Thị Dương (vợ Đường “Nhuệ”).
Theo kết luận điều tra, hành vi của bị can Lẫm, Quyết là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ông Đỗ Văn Tới và bà Lê Thị Tuyết. Do đó, cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố trách nhiệm hình sự đối với 2 bị can giống như bản kết luận điều tra ban hành lần đầu.
Trước đó, vào tháng 6/2019, ông Lẫm và bà Quyết bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt 14 và 13 năm tù vì tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình bị khởi tố, truy tố và xét xử, cả ông Lẫm và bà Quyết cùng gia đình đều làm đơn kêu oan.
Đáng chú ý, vợ chồng ông Lẫm và bà Quyết từng nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”) cho “đàn em” đến công ty của gia đình để đe dọa, chiếm giữ, lấy đi tài sản, giấy tờ của doanh nghiệp.
Ngày 28/4/2020, TAND cấp cao đã ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn với ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết, từ tạm giam thành bảo lãnh tại ngoại trong thời gian chờ phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đến ngày 11/5/2020, tại phiên xét xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên hủy bản án sơ thẩm, đồng thời kiến nghị VKSND Thái Bình trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại toàn bộ vụ án, hai bị can Lẫm và Quyết cũng được thay đổi biện pháp ngăn chặn thành bảo lãnh, cấm đi khỏi nơi cư trú sau gần 2 năm bị tạm giam.
Video đang HOT
Tiếp đó, ngày 27/5/2020, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tỉnh Thái Bình ra quyết định trả hồ sơ để Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Thái Bình điều tra lại theo thẩm quyền.
Quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra cho hay đã tiến hành làm rõ, giải quyết 7 nội dung yêu cầu, kiến nghị của HĐXX TAND cấp cao tại Hà Nội trong phiên xét xử phúc thẩm.
Trong đó, về khoản vay 1,7 tỷ đồng bị can Lẫm, Quyết vay của Nguyễn Thị Dương có giấy biên nhận vay tiền nhưng không thể hiện lãi suất vay, thời hạn trả nợ. Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập, không đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Dương có hành vi cho vay lãi nặng.
Xét xử Đường Nhuệ: Điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng ở Thái Bình
Con nuôi "từ" vợ chồng Đường "Nhuệ", các luật sư bào chữa đồng loạt bỏ về là 2 trong các diễn biến bất ngờ ở phiên xử vụ "bảo kê" hỏa táng tại Thái Bình.
Tiến "trắng" xin nhận án 20 năm tù, "từ" vợ chồng Đường "Nhuệ"
Tối 18/11, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tuyên án sơ thẩm với Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ", SN 1971, Thái Bình) và các đồng phạm trong vụ cưỡng đoạt tài sản liên quan hoạt động "bảo kê" hỏa táng.
Trong 2 ngày xét xử, phiên tòa đã có nhiều diễn biến khiến dư luận bất ngờ.
Đầu tiên, khi Hội đồng xét xử (HĐXX) mới đang kiểm tra căn cước thì Tiến "trắng" (Bùi Mạnh Tiến, SN 1995, Nguyên Xá, Vũ Thư, Thái Bình, con nuôi Đường) đã xin tòa cho mức án 20 năm tù.
Tiến "trắng" ngay từ đầu phiên xử đã thể hiện thái độ bất cần, tòa chưa xử nhưng đã xin mức án 20 năm tù. Ảnh: PH
Ngay sau khi xin tòa được nhận 20 năm tù, Tiến "trắng" cầm một bản giấy viết tay dài đã chuẩn bị trước và nói nhiều điều về bố mẹ nuôi.
Theo Tiến, cái "mác" con nuôi Đường "Nhuệ" cũng chỉ để cho oai, nam bị cáo đã làm được nhiều việc, nhiều điều lớn cho vợ chồng Đường "Nhuệ".
Đáng chú ý, Tiến "trắng" mong muốn bỏ thông tin là con nuôi Đường "Nhuệ" ở các nội dung trong cáo trạng cũng như thông tin sau này, Tiến nói muốn "xanh chín, dứt tình cạn nghĩa từ đây" với vợ chồng Đường.
Trong suốt 2 ngày xử án, Tiến "trắng" không trình bày gì nhiều. Tiến xin giữ im lặng, khi được gọi hỏi thì chỉ xin 20 năm tù. Thậm chí sau khi vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 12 năm đến 13 năm cho mình, Tiến nói nếu không xử được mức án 20 năm thì Tiến xin nhận mức 13 năm, vì "12 năm nhẹ quá".
Luật sư bào chữa cho Tiến cũng bị nam bị cáo từ chối bào chữa, chính bản thân bị cáo sinh năm 1995 cũng từ chối tranh luận, chấp nhận cáo buộc của Viện Kiểm sát.
Toàn bộ luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" bỏ về
Đây là diễn biến khá bất ngờ, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng ở Thái Bình. Theo đó, các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" (8 luật sư) cho rằng có việc vi phạm tố tụng ở phiên tòa.
Các luật sư đưa ra thông tin về việc không nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định mà lại qua mạng; có việc vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra, đề nghị HĐXX xem xét; quyết định đưa vụ án ra xét xử không được gửi cho các bị hại; đề nghị triệu tập thêm những người làm chứng; vắng mặt nhiều bị hại nênn đề nghị hoãn tòa...
Trước đề nghị này, HĐXX thảo luận, hội ý và đưa ra quyết định tiếp tục phiên tòa.
Các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" đã rời tòa sau khi HĐXX quyết định tiếp tục xét xử phiên tòa, không hoãn như đề nghị của các luật sư. Ảnh: PH
Cụ thể, với yêu cầu triệu tập thêm những người làm chứng, HĐXX Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình nhận định, những người làm chứng như các luật sư đề nghị không liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của các bị cáo, vì vậy HĐXX không chấp nhận.
Với yêu cầu hoãn phiên tòa; các bị hại chưa nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX cho biết họ đã nhận được thông báo về thời gian mở phiên tòa và họ không có ý kiến gì.Việc không nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Với các luật sư, các luật sư cũng đồng ý nhận quyết định thông qua phương tiện thông tin, điện tử; các luật sư đã có mặt tại phiên tòa, được trình bày ý kiến, không ảnh hưởng đến việc bào chữa.
Việc vắng mặt các bị hại, người làm chứng thì hầu hết họ đều có đơn xin xét xử vắng mặt. Từ các phân tích đó, HĐXX quyết định tiếp tục phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát đọc cáo trạng truy tố các bị cáo.
Đến đây, các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" cho rằng có dấu hiệu vi phạm tố tụng, phiên tòa vẫn diễn ra là không đúng quy định, họ đồng loạt rời tòa. Luật sư Đinh Anh Tuấn - người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Dương - vợ Đường thì cho biết ông cảm thấy không được tôn trọng, pháp luật không được tôn trọng.
Khi các luật sư ra về, vị đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục đọc cáo trạng. Đến chiều cùng ngày, các luật sư đã bất ngờ xuất hiện trở lại, thực hiện quyền bào chữa của mình với thân chủ.
Vợ Đường "Nhuệ" được đề nghị mức án khác sau khi luận tội
Nguyễn Thị Dương trong vụ án được xác định đồng phạm giúp sức cho chồng trong việc "bảo kê" hỏa táng.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình truy tố bị cáo Dương tội "Cưỡng đoạt tài sản", quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 170 Bộ luật Hình sự. Cơ quan truy tố cáo buộc nữ bị cáo biết rõ Công ty Đường Dương do mình làm giám đốc không kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tang lễ, không tạo ra những điều kiện vật chất, tinh thần đối với các dịch vụ tang lễ Thái Bình; không được Công ty kinh doanh dịch vụ tang lễ ở Nam Định ủy quyền nhưng vẫn ký những bản hợp đồng nguyên tắc, quy chế hoạt động của Hiệp hội tang lễ Thái Bình.
Nguyễn Thị Dương được Viện Kiểm sát đề nghị mức án khác sau khi bị cáo nhận tội, xin bồi thường. Ảnh: PH
Bị can này 2 lần trực tiếp nhận số tiền 107.500.000 đồng là tiền báo ca hỏa táng của các dịch vụ tang lễ để mang về cho chồng. Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt Nguyễn Thị Dương từ 6 đến 8 năm tù.
Sau khi nghe Viện Kiểm sát luận tội, đề nghị mức án, nữ bị cáo xin tòa liên hệ với người thân để tìm phương án khắc phục, bồi thường số tiền bị xác định có trách nhiệm.
Sau đó Dương trình bày sẽ khắc phục hết toàn bộ số tiền hơn 107 triệu bị Viện Kiểm sát quy kết có trách nhiệm. Trước diễn biến này, Viện Kiểm sát đề nghị lại mức án cho bị cáo này từ 4 đến 5 năm tù.
Tuy nhiên đến cuối cùng, HĐXX nhận định Dương có vai trò giúp sức cho chồng trong vụ án, quyết định tuyên phạt bị cáo này 8 năm tù, mức án cao nhất như Viện Kiểm sát đề nghị lần đầu tiên.
Đường "Nhuệ" kêu bị oan
Xuyên suốt phiên xét xử, Đường "Nhuệ" kêu oan, không nhận tội, cho rằng cả gia đình mình đang bị mang tiếng vì "ăn trên xác người chết". Đường nói các cơ sở dịch vụ tự đưa ra ý tưởng nộp 500.000 đồng/ca hỏa táng để duy trì Hiệp hội tang lễ Thái Bình - nơi Đường tự xưng là Chủ tịch.
Nói về lý do các cơ sở dịch vụ phải nộp 500.000 đồng/ca hỏa táng cho mình, Đường nói họ được bảo vệ, không ai chèn ép, ngăn cản; được đi lại đúng giờ...
Vợ Đường "Nhuệ" (trái) thì nói không "bán danh 3 đồng" còn chồng (phải) thì nói bị oan ức. Ảnh: PH
"Gia đình tôi cả một đời làm được những việc mà người thường không làm được. Kiếm tiền bằng mồ hôi, trí óc... Thông tin nói gia đình Đường Dương cưỡng đoạt tiền của những xác chết, có cay đắng không?" - Nguyễn Xuân Đường trình bày.
Ngoài việc chối tội, Đường "Nhuệ" thậm chí còn ngồi "bóc sạn" ở cáo trạng. Bị cáo này cho rằng cáo trạng có nhiều điểm sai...
Với Nguyễn Thị Dương, vợ Đường nói bị cáo này không biết gì về Hiệp hội tang lễ Thái Bình. Các lần ký vào hợp đồng nguyên tắc, quy chế hoạt động Hiệp hội tang lễ Thái Bình là để tạo điều kiện cho chồng làm ăn.
Về việc nhận tiền báo ca hộ cho chồng từ người khác, Dương nói chỉ là nhận giúp chồng, nếu không phải Dương nhận thì cũng là người khác ra nhận giúp.
"Xin HĐXX cân nhắc kỹ, nếu không có bị cáo thì người ta vẫn làm, chợ vẫn họp. Tại sao lại quy chụp cho bị cáo ở đây, công việc hoàn toàn không liên quan đến bị cáo.
Bị cáo bao giờ cũng đặt chữ tâm, chữ tình lên đầu tiên. Không bao giờ "mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng" để mà nhận mấy chục triệu này" - vợ Đường "Nhuệ" nói trước tòa.
Bị đề nghị mức án 12 - 13 năm tù, con nuôi Đường "Nhuệ": "Nếu không được 20 năm thì cho bị cáo 13 năm tù, vì 12 năm là số năm Hợi không đẹp" Trong phiên tòa vào chiều ngày 18/11, căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, VKS Nhân dân tỉnh Thái Bình đề nghị HĐXX áp dụng mức phạt tù khác nhau với những bị cáo liên quan trong vụ việc ăn chặn tiền hỏa táng của Đường "Nhuệ". Ngày 18/11, Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp tục mở phiên xét...