Hóa ra đây là lý do hoa hồi được coi là ‘báu vật trời ban’
Hoa hồi là một trong những loại hoa nhiều tác dụng cho sức khỏe, và được coi là ‘ báu vật trời ban’.
Lý do hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban cho Việt Nam vì rất ít quốc gia trên thế giới trồng được. Loại hoa này có tại Việt Nam và Trung Quốc. Chúng có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Theo sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi, hồi là vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y.
Trong Tây y, hồi là thuốc trung tiện giúp tiêu hóa, lợi sữa, tác dụng trên hệ thống thần kinh và cơ (dịu đau, dịu co bóp) được dùng trong đau dạ dày. Ngoài ra hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng. Tuy nhiên nếu dùng nhiều và với liều cao quá sẽ gây ngộ độc.
Hoa hồi. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Lê Ngọc Châu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3 cho hay, hoa hồi hay hồi không chỉ là loại gia vị mà còn là vị thuốc với nhiều công dụng giảm hỗ trợ nhu động ruột, cải thiện đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, tăng tiết dịch tiêu hóa.
Theo tài liệu cổ đại hồi có vị cay, tính ôn, vào 4 kinh can, thận, tỳ và vị, tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa nôn mửa, đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá.
Hồi thường dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau nhức tê thấp. Mỗi ngày dùng 4 đến 8g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.
Video đang HOT
Bác sĩ Ngọc Châu cho hay, hồi thường được dùng để chế biến với món ăn với công năng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Ví như hồi hầm gà ăn giúp giảm lạnh bụng, ấm cơ thể, trợ Tỳ Vị. Hồi kho thịt giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp dinh dưỡng.
Hồi còn được dùng hãm trà uống giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu, kích thích tiêu hóa, giúp phụ nữ giảm đau bụng khi tới kỳ kinh. Dùng 2 cánh hoa hồi đun sôi với 500ml uống khi ấm có thể thêm mật ong để tăng hương vị.
Theo bác sĩ Ngọc Châu, hồi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu biết cách dùng đúng. Tuyệt đối không nên lạm dụng dùng hồi. Khi dùng hồi với mục đích để chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
Ngoài ra, một số nhóm sau không nên sử dụng hoa hồi như người có hội chứng bệnh liên quan đến âm hư hỏa vượng thì không dùng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên dùng lượng lớn.
Khi sử dụng hoa hồi có hiện tượng hỏng mốc cần phải bỏ đi để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Dùng nghệ nhiều có tác hại gì không?
Nghệ là dược liệu quý đã được cả Tây và Đông y chứng minh có tính hiệu quả.
Theo bác sĩ Nguyễn Phối Hiền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L. (hoặc Curcuma domestica Lour.), nghệ thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Nghệ là nguồn tài nguyên quý giá trong việc chăm sóc sức khỏe.
Trong y học cổ truyền, nghệ vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh Can và Tỳ. Các bộ phận được sử dụng là thân rễ (Khương hoàng - Rhizoma Curcumae longae), dùng làm thuốc và chế biến các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Rễ củ (Uất kim - Radix Curcumae longae) được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền.
Nghệ là dược liệu quý.
Theo ghi chép trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, nghệ vị đắng cay và hương thơm đặc trưng, quy kinh can, tỳ, tính ấm và tác dụng làm thông kinh chỉ thống và hành khí phá ứ.
Ngoài ra, lá của cây nghệ cũng giúp tiêu mủ, tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá vỡ cholesterol trong máu và nhanh lên da non. Tinh dầu từ nghệ tác dụng diệt khuẩn ngoài da và giống như curcumin, nó cũng có tác dụng kháng khuẩn.
Củ nghệ có khả năng hạ cholesterol trong máu, tăng tiết mật, chống loét dạ dày, chống viêm cấp và mạn. Tinh dầu nghệ còn có khả năng diệt khuẩn ngoài da và chống nấm.
Trong củ nghệ, Curcumin được chứng minh là nhiều tác dụng, gồm khả năng nhanh lên da non, hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, chống oxy hóa.
Bác sĩ Hiền cho hay, nghệ được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như:
- Đau dạ dày và viêm loét: Nghệ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm đau nhanh chóng.
- Chữa vàng da và rối loạn gan mật: Nghệ được sử dụng để thông mật, giảm đau do tắc mật, hỗ trợ phục hồi chức năng gan.
- Hỗ trợ làm lành vết thương: Nghệ giúp khử trùng, tiêu viêm, làm lành da nhanh chóng.
- Làm đẹp: Nghệ là thành phần quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc da, giúp giảm thâm nám, ngừa mụn và làm sáng da.
- Tạo màu thực phẩm: Nghệ được dùng để nhuộm vàng cho bột cà ri, len, tơ và các sản phẩm khác.
Chống chỉ định khi dùng nghệ
Y học truyền thống lẫn hiện đại đã khẳng định vai trò quan trọng của nghệ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, nhưng không nên lạm dụng dùng nghệ. Khi sử dụng nghệ với liều lượng quá cao trong thời gian dài, nghệ có thể gây kích ứng dạ dày, tiêu chảy hoặc nóng trong người.
Khi dùng nghệ cần lưu ý tới với đề tương tác thuốc của dược liệu này. Nghệ có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc kháng acid hoặc thuốc trị trào ngược dạ dày. Nghệ tương tác với thuốc trị tiểu đường có thể gây hạ đường huyết quá mức. Với các thuốc chống đông máu, nghệ có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Theo bác sĩ Hiền, nghệ tốt như không nên sử dụng nghệ khi đang mang thai vì có thể kích thích tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Với người mắc bệnh sỏi mật hoặc tắc mật, nghệ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Với người đang sử dụng thuốc đông máu hoặc hóa trị, Curcumin có thể tương tác với thuốc, làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc giảm hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, bác sĩ Hiền cũng tư vấn thêm để sử dụng nghệ hiệu quả cần phải tư vấn ý kiến bác sĩ, đặc biệt khi đang điều trị bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
Xáo tam phân có phải 'khắc tinh' của ung thư? Thời gian qua xáo tam phân được đồn thổi là khắc tinh của ung thư, nên được nhiều người tìm mua, vậy xáo tam phân có tốt không? Xáo tâm phân là một trong những dược liệu quý còn được biết tới với cái tên cây thần dược. Cây mọc trên núi đất đỏ, rải rác khắp vùng Nam Trung Bộ và chủ...