Hoá ra bánh trôi tàu ở Hà Nội còn có mấy người anh em thân thích xa cơ, đố bạn biết là gì?
Có tới 3 phiên bản bánh trôi tàu từ nhiều vùng miền mà có thể bạn chưa hề biết đến. Tuy nhìn khá giống bánh trôi tàu nhưng các món này vẫn mang các đặc điểm riêng biệt vô cùng thú vị đó.
Sau những ngày dài đằng đẵng chờ mong, cuối cùng thì những đợt gió lạnh đầu tiên đã về trên đất Bắc. Tiết trời này tự dưng thèm một món gì đó ấm nóng, dẻo ngọt, thơm cay mùi gừng để mà hít hà, để mà xuýt xoa. Thế rồi đầu óc cứ miên man những hàng bánh trôi tàu ở Hàng Giầy, Hàng Cân…
Nhưng bạn có biết, bánh trôi tàu còn có những người anh em thân thích xa từ khắp các vùng miền không? Cùng điểm danh đi này.
Bánh Coong Phù ( Lạng Sơn)
Coong Phù hay còn gọi Coóng Phù, là một món ăn truyền thống của người Tày xứ Lạng. Giống như bánh trôi, Coong Phù được làm từ bột gạo nếp. Sau khi nhào bột thật dẻo, người ta lấy một miếng bột nhỏ, dàn mỏng và thêm chút nhân đậu xanh sên đường đỏ.
Từng viên bánh tròn xinh đều được điểm tô một chút vừng trắng. Để những chiếc bánh thêm phần bắt mắt, một nửa phần bột sẽ được thêm gấc chín để tạo thành màu đỏ cam. Khi có khách, người bán mới bắt đầu thả những chiếc bánh vào nồi nước đường đang sôi. Lúc bánh bắt đầu nổi lên, nồng thơm mùi gừng hòa quyện cùng mùi nếp mới cũng là lúc Coong Phù vừa chín tới. Người bán múc từng viên cam trắng xen kẽ ra bát, chan thêm nước đường gừng, điểm thêm dừa nạo, lạc rang và chút tinh dầu chuối là thực khách có thể bắt đầu thưởng thức. Ngồi bên bếp lửa hồng, húp một chút nước và cắn một miếng bánh dẻo thơm, tự dưng thấy cái lạnh tê tái nơi xứ Lạng như bay biến đâu mất.
Video đang HOT
Sủi Dìn (Hải Phòng)
Nếu ghé Hải Phòng vào một ngày đông, du khách có thể dễ dàng bắt gặp sủi dìn bên những gánh hàng rong nghi ngút khói. Vỏ bánh sủi dìn được làm từ bột nếp thơm, nhân làm từ vừng đen. Vừng đen và lạc được rang chín tới, giã nhuyễn và sên cùng dừa nạo tạo nên phần nhân thơm, béo, bùi cho chiếc bánh.
Nguồn ảnh: @yummie_lady, @immasamie
Dưới bàn tay tỉ mẩn của người thợ bánh, từng chiếc bánh xin xắn lần lượt hiện ra. Khi đã nặn xong, từng mẻ sủi dìn sẽ được thả vào nồi nước đang sôi. Sau “bảy nổi ba chìm”, bánh sẽ được vớt ra ăn cùng với thứ nước riêng được chuẩn bị trước đó. Thứ nước sóng sánh màu cánh gián của mật mía, thơm dậy mùi cay nồng của gừng níu chân người thực khách ngồi xuống và gọi cho mình một bát sủi dìn. Để rồi bị những thứ mềm dai, dẻo thơm của vỏ bánh, những thứ ngậy thơm của vừng dừa, lạc rang cùng nước dùng ngọt thanh gây thương nhớ hoài.
Vẫn là vỏ nếp dẻo thơm, nhân đậu xanh mềm bùi, ngập trong thứ nước ngọt ngào, nóng hổi, thơm lừng mùi gừng nhưng người dân xứ Nghệ lại có món bánh ngào. Chiếc bánh này lại là một khúc biến tấu đậm đà hơn về mặt màu sắc so với những người anh em xứ Bắc khi khoác trên mình một màu nâu cánh gián của mật mía.
Ngoài ra, bánh ngào cũng được nặn dẹt và có phần nhỉnh hơn về mặt kích thước. Giữa những ngày mưa phùn gió bấc, khi miếng bánh trôi qua cổ họng, lập tức như có một luồng hơi ấm bao phủ toàn cơ thể, tạo ra một cảm giác vô cùng khoan khoái, dễ chịu.
Theo Trí Thức Trẻ
Kẹo Macun - Món kẹo truyền thống gần 500 tuổi với hương vị độc đáo chẳng lẫn vào đâu của Thổ Nhĩ Kỳ
Món kẹo Macun của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ có hình dáng đáng yêu mà hương vị ngon lành của chúng làm người lớn hay trẻ con cũng đều mê mẩn.
Ghé thăm thành phố Istanbul, nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong bắt mắt với chiếc hộp kem hình tròn, chứa đầy chất lỏng mang nhiều màu sắc khác nhau. Thực ra, đó chính là món kẹo Macun, vị ngọt truyền thống gắn bó với ẩm thực nơi đây qua hàng thế kỉ.
Kẹo Macun hay còn gọi với cái tên kẹo Ottoman, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1527. Vào thời vua Suleiman I của đế quốc Ottoman, món ăn này được sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh nhờ thành phần bao gồm loại thảo dược, mật ong và gia vị. Tuy nhiên, theo thời gian, người Thổ Nhĩ Kỳ đã thêm thắt các yếu tố khác để tạo nên những que kẹo ngọt ngào phục vụ khắp mọi đường phố.
Danh sách các loại thảo mộc góp vị trong que kẹo bao gồm nghệ, rưng, cỏ ba lá, quế, nhục đậu khấu, dừa, vani, bạc hà... Mỗi thành phần tạo nên một màu sắc riêng biệt làm cho món ăn không chỉ có hương vị thơm ngon độc đáo mà còn bắt mắt về hình thức.
Kẹo Macun thường được đặt trong chiếc khay tròn có ngăn thành từng phần riêng biệt. Khi phục vụ, người bán sẽ dùng chiếc gậy nhỏ, quấn đều quanh lớp dẻo mịn. Đặc biệt trong quá trình nắn kẹo, người bán sẽ cho thêm nước cốt chanh để làm mùi vị thêm kích thích. Từng sọc màu dần dần hoàn thành, đan xen vào nhau tạo nên que kẹo đủ màu thu hút sự chú ý của mọi ánh nhìn.
Khác hẳn với vị ngọt lịm, béo ngậy của những loại bánh kẹo khác, kẹo Macun tạo ấn tượng với mùi của các loại thảo mộc kết hợp cùng nhau. Nhấm nháp lớp kẹo dẻo dai, nơi đầu lưỡi bạn sẽ tan chảy chút hăng hăng, the the lạ lẫm. Nhưng đọng lại cuối vị giác chính là cái ngọt thanh, chua chua, man mát đầy sảng khoái.
Vị ngọt này không chỉ là một món ăn đường phố hấp dẫn mà còn xuất hiện tại các đám cưới truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt vào dịp lễ hội mùa xuân Hidrellez, những gian hàng kẹo trở nên đắt khách hơn bao giờ hết.
Nguồn: Wikipedia, Balkon3, Seasonalcookinturkey...
Đây mới thật sự là "thiên đường" của hội mê đồ ngọt, lại còn phục vụ kiểu băng chuyền mới thú vị chứ Nếu bạn là "fan cứng" của các món ngọt nổi tiếng trên thế giới thì nhất định không thể bỏ qua buffet băng chuyền tất tần tật các loại bánh ngọt siêu độc đáo của quán cà phê Ron Ron (Tokyo, Nhật Bản). Toạ lạc ngay khu phố Harajuku sầm uất ở Tokyo, quán cà phê Ron Ron nhanh chóng nhận được nhiều...