Hoa quả, nước uống giàu vitamin C “cháy hàng” mùa dịch Covid-19
Để tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid -19, các mặt hàng hoa quả, nước uống giàu vitamin C trong nước và nhập khẩu đều “cháy hàng”.
Chị Bích Mai ( Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) cho biết, khoảng 2 tuần này, mỗi tuần gia đình chị tốn 10kg cam. “Hiện, cam Hà Giang đang vào mua nên tôi mua tích trữ cho gia đình, mới tuần trước tôi mua 20.000 đồng/kg, tuần này lên 25.000 đồng/kg. Cam là nhóm giàu vitamin C nên tôi mua cho cả gia đình ăn hằng ngày” chị Mai nói.
Theo khảo sát của PV, tại các chợ truyền thống như: Nam Trung Yên, Kim Liên, Đống Đa…, cam vàng Hà Giang có mức giá từ: 20.000- 25.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Ty, tiểu thương bán cam tại chợ Trung Hòa chia sẻ, cam năm nay được người dân mua nhiều hơn tầm này năm ngoái nhưng giá chỉ tăng 10% không đáng kể. Trước tết mùa cam Vinh, ra tết đến mùa cam Hà Giang. Đang mùa dịch nên nhiều người cũng ít ra chợ mua cam. Đa phần khách mua là người quen và đưa đến tận nhà.
Ngoài cam, quýt đang bán chạy tại các chợ, chanh cũng là mặt hàng được người dân mua tích trữ để dùng. Khách với cam, quý, chanh có tốc độ tăng giá chóng mặt từ 20.000 đồng/kg lên tới 50.000 đồng/kg.
Còn tại cửa hàng thực phẩm sạch trên phố Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội), cam Hà Giang được bán với giá 30.000 đồng/kg nhưng cũng luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhân viên cửa hàng cho biết, cam tại cửa hàng theo tiêu chuẩn VietGap. Số lượng bán nhiều hơn gấp 3, 4 lần trước đây. Giá bán ít thay đổi nhưng số lượng bán ra nhiều giúp thu lợi nhiều hơn.
Còn theo khảo sát tại các siêu thị lớn như Big C, coopmart, Lotte…, các loại hoa quả giàu sức đề kháng như: cam, chuối, kiwi… được nhiều khách hàng lựa chọn.
Đại diện siêu thị Coop mart Hà Đông cho biết, từ hơn một tuần nay, khách hàng mua sắm tại siêu thị tăng đột biến. Ngoài việc cháy hàng khẩu trang, nước rửa tay, hoa quả giàu sức đề kháng có số lượng mua tăng mạnh. Theo đó, hoa quả như bưởi, cam, quýt là các mặt hàng được nhiều người mua sắm nhất. “Rất có thể người dân mua về để tăng sức đề kháng cho cơ thể, có người mua đến hàng chục ký cam, chanh, bưởi”, vị này cho hay.
Ngoài các mặt hàng trái cây giàu vitamin C đang hút khách thì các sản phẩm được chế biến sẵn từ các loại trái cây này như: nước chanh sả, chanh đào mật ong, nước cam sả… cũng được khách hàng đặt mua rầm rộ tại các cửa hàng lẫn qua các trang mạng xã hội.
Video đang HOT
Chị Thu Cúc, kinh doanh các mặt hàng chế biến từ trái cây bán trên mạng xã hội cho biết, mỗi ngày cửa hàng bán ra hơn 100 lọ chanh đào, 100 lọ nước chanh sả… tăng gấp ba ần so với trước đây. Theo đó, một lọ chanh đào ngâm mật ong có giá dao động từ 150.000 – 950.000 đồng, tùy dung lượng; nước chanh sả mật ong có giá từ 20.000 – 60.000 đồng/chai, tùy dung lượng. Hầu hết các mặt hàng này chỉ tăng nhẹ từ 5.000 – 7.000 đồng/lọ.
Còn chị Bích Hồng (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, ban đầu chị chỉ nấu nước chanh sả mật ong để làm quà tặng và chia sẻ kinh nghiệm cho bạn bè về công dụng của việc uống nước này để tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh, tuy nhiên khi mọi người dùng thử. Sau đó, mọi người có nhu cầu mua thêm nên chị bán qua mạng. Cũng đang trong mùa dịch nên nhiều người lựa chọn mua qua mạng thay vì trực tiếp đến mua.
“Nước được cho vào chai thuỷ tinh, bán với giá từ 35.000 – 45.000 đồng/chai, đảm bảo an toàn vệ sinh từ khâu chọn lựa nguyên liệu đến chai đựng nước. Trung bình mỗi ngày mình bán được từ 50 – 70 chai và hiện có nhiều người vẫn đặt mình nấu mỗi ngày”, chị Hồng nói.
Theo Tiền phong
Thanh long thời Corona: Nhà nông "khóc" vì rẻ, chợ truyền thống vẫn bán giá "trên trời"
Khi nhà nông "khóc ròng" do hàng hàng chục vạn tấn thanh long bị ùn ứ do bí đầu ra, thì tại các cửa hàng bán hoa quả trên địa bàn Hà Nội, thanh long vẫn được bán mức giá "trên trời" từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/kg.
Cụ thể (sáng 7/2), khảo sát tại một số hàng bán hoa quả tại chợ truyền thống trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội), hầu hết thanh long đều được bán mức giá từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/kg.
Tại các chợ truyền thống, thanh long được bán mức giá từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/kg
Trong đó, thanh long trắng được bán mức giá từ 40.000 - 45.000 đồng/kg; thanh long ruột đỏ giá cao hơn, từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/kg
Thanh long đỏ được bán 60.000 đồng/kg tại một cửa hàng bán hoa quả trên đường Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân, Hà Nội).
Cách đó không xa là chợ Nhân Chính, tại các sạp bán hoa quả thanh long cũng có giá 60.000 đồng/kg
Người bán hoa quả đang bán cho khách 55.000 đồng/kg thanh long
Theo giải thích của người bán hàng, do rất nhiều gia đình lựa chọn mua thanh long cúng dịp rằm tháng giêng nên giá loại quả này đã bị đẩy lên cao.
"Chúng tôi không biết nhà vườn bán rẻ mức nào nhưng giá mua buôn tại chợ đầu mối đã cao lắm rồi. Nếu so với trước tết thanh long thời điểm này tươi và rẻ hơn nhiều", người bán cho biết.
Trên thực tế, kể từ sau Tết nguyên đán tới nay, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp Corona, nhiều loại hoa quả xuất sang Trung Quốc bị "tắc đường" và phải bán đổ bán tháo, như: mít Thái giá 10.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ chỉ giá 2.000 - 3.000 đồng/kg và dưa hấu giá chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg, thậm chí nhiều nơi chỉ 1.000 đồng/kg...
Theo ông Nguyễn Văn Thuần (người trồng thanh long ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) thì ngày 5/2, giá thanh long loại 1 với mỗi trái từ 400 gam trở lên được thương lái thu mua tại ruộng chỉ còn 4.000 đồng/kg, còn loại "dạt" (còn lại sau khi chọn lấy loại 1) chỉ còn 1.000 đồng/kg. Với khoảng 3 tấn thanh long bán cho thương lái, nếu giá như thời điểm trước Tết thì sẽ thu được khoảng 80 triệu đồng, còn hiện chỉ được khoảng trên dưới 10 triệu đồng.
Số lượng thanh long đang tăng lên hàng ngày do vào mùa thu hoạch rộ
Được biết, từ ngày 5/2, sau khi một số cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc thông suốt trở lại, thanh long đã được thương lái thu mua và trả giá cao hơn. Tuy nhiên, số thanh long chờ xuất bán vẫn còn tồn kho rất nhiều và đang tăng lên hàng ngày do vào mùa thu hoạch rộ.
Theo Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc khiến một số khách hàng Trung Quốc hủy đơn hàng mua thanh long ruột đỏ của Hiệp hội Thanh long Long An. Hiện thanh long đang vào đợt thu hoạch với sản lượng khoảng 20.000 tấn, cộng với lượng tồn kho, dẫn đến giá thanh long xuống thấp, nhà vườn đang gặp khó khăn.
Trước mắt, ngành công thương Long An đang phối hợp với các địa phương trong nước thu mua và hỗ trợ tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Big C, Co.op Mart, Bách hóa xanh ở các tỉnh thành, địa phương,... nhằm đưa sản phẩm thanh long xuống các xã nông thôn, khu công nghiệp, để tiêu thụ. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu hỗ trợ phí vận chuyển, chi phí lưu kho, gửi hàng để giúp doanh nghiệp và nông dân hạn chế phần nào thiệt hại.
Cũng trong buổi làm việc chiều 5/2, Vụ Thị trường trong nước (thuộc Bộ Công Thương) đã đề nghị các doanh nghiệp bán lẻ này hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu đang bị ùn ứ do việc tạm đóng các cửa khẩu phụ, đường mòn lối mở.
Đồng thời, Bộ Công Thương cũng có văn bản đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, TP làm đầu mối tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động hỗ trợ thu mua, tiêu thụ nông lâm, thủy sản, đồng thời phối hợp với Sở NN&PTNT để xây dựng kịch bản ứng phó hiệu quả.
Ông Lê Duy Hiệp, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics, cho hay sẽ vận động các doanh nghiệp hội viên giảm 10-20% phí lưu kho lưu bãi, đặc biệt là kho lạnh, để hỗ trợ các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị mua nông sản cho nông dân.
Từ ngày 5/2, nhằm hỗ trợ nông dân và người tiêu dùng trong bối cảnh dịch virus Corona lây lan, các chuỗi siêu thị Big C, Lotte Mart, VinMart, Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food ,... cho biết sẽ ưu tiên phân phối các mặt hàng nông sản với mức giá bằng giá mua.
Bên cạnh đó, ngày 6/2 ông Nguyễn Quốc Trịnh - chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An - cho biết, sau nhiều ngày "đứng hình" vì bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus Corona chủng mới, giá thanh long bị đẩy xuống chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg, hiện thanh long tại vùng Châu Thành, Long An đang bắt đầu được nhiều thương lái hỏi mua trở lại với mức giá khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Trong bối cảnh khó khăn do dịch Corona, để giải quyết hàng tồn kho, một trong những giải pháp tình thế được các DN lựa chọn là đẩy mạnh bán hàng nội địa hoặc ký gửi với khách hàng đối tác. Bộ Công Thương cũng có văn bản đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, TP làm đầu mối tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động hỗ trợ thu mua, tiêu thụ nông lâm, thủy sản, đồng thời phối hợp với Sở NN&PTNT để xây dựng kịch bản ứng phó hiệu quả... nhưng nếu không có sự sát sao trong việc quản lý e rằng "giải cứu" sẽ không hiệu quả.
Theo Dân Việt
Nửa triệu đồng bộ gà cánh tiên kèm xôi gấc, khách quây kín chờ mua cúng Rằm tháng Chạp Nhiều người đã chờ từ sáng sớm để mua bằng được gà cánh tiên và xôi gấc để chuẩn bị cho ngày Rằm tháng Chạp, dù rằng giá của hai món đồ lề không hề rẻ. Từ sáng sớm, nhiều người dân Hà Nội đã đến chợ truyền thống mua sắm các món đồ lễ như xôi, gà, hoa quả và đồ vàng...