Hòa Bình hướng dẫn thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học
Sở GD&ĐT Hòa Bình hướng dẫn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, Hội thi được tổ chức từ cấp trường, cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh cho giáo viên giảng dạy lớp 4.
Đối tượng dự thi là giáo viên đang dạy lớp 4 tại các trường tiểu học, trường phổ thông có cấp tiểu học, không thuộc diện đang bị kỷ luật có đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Kết quả đánh giá xếp loại bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018-2019 đạt từ khá trở lên.
Căn cứ vào số lượng giáo viên đoạt giải cấp huyện, thành phố, mỗi phòng GD&ĐT chọn cử 5 giáo viên tham gia dự thi, trong đó có 1 giáo viên vùng đặc biệt khó khăn. Lưu ý: Không cử giáo viên đã đoạt từ giải nhì trở lên trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018, 2018-2019.
Nội dung thi gồm: Trình bày một nội dung đổi mới, sáng tạo trong dạy học và các hoạt động giáo dục (bài học hoặc hoạt động giáo dục cụ thể); kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm (thi viết, thi vấn đáp); thực hành giảng dạy (giáo viên dạy thực hành 2 tiết dạy: 1 tiết do giáo viên tự chọn môn dạy và 1 tiết môn Toán hoặc tiếng Việt).
Video đang HOT
Hải Bình
Theo GDTĐ
Bài 4: Suy tôn phải đúng người, đúng việc
Nếu cứ bỏ hết tất cả các cuộc thi, hội thi sẽ dẫn đến việc đánh giá giáo viên, thậm chí suy tôn "hòa cả làng". Thầy Trần Huy - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ) - nêu quan điểm cá nhân khi trao đổi về việc công nhận giáo viên dạy giỏi.
Cuộc thi giáo viên dạy giỏi tổ chức tại Trường TH Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái. Ảnh: NT
Mục đích tích cực
Thầy Trần Huy cho rằng, hội thi giáo viên dạy giỏi là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Qua hội thi để tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp học.
Với hoạt động này, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên. Hội thi góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tự học và sáng tạo.
Qua hội thi, các cơ sở giáo dục phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành. Đây cũng là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Chúng ta thấy mục đích, yêu cầu của hội thi rõ ràng là cần thiết và đúng đắn.
Trưởng thành về nghề nghiệp của nhiều giáo viên có sự đóng góp của các cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Ảnh minh họa/ INT
"Từ kinh nghiệm làm công tác quản lý và tổ chức hội thi cấp trường và tham gia hội thi cấp tỉnh, tôi nhận thấy nhiều giáo viên trở nên tự tin, vững vàng, trưởng thành hơn trong công tác chuyên môn qua những lần tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.
Trưởng thành về nghề nghiệp của nhiều giáo viên có sự đóng góp của các cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Sự tôn vinh các thầy cô giáo qua hội thi giáo viên giỏi tạo ra sức lan tỏa rất lớn trong đồng nghiệp, cũng như trong học sinh và cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp ở đâu đó chưa thật sự nghiêm túc, đúng mục đích, yêu cầu và còn mắc bệnh thành tích không thực chất" - thầy Trần Huy chia sẻ.
Để hội thi giáo viên giỏi không phải là "diễn"
Vấn đề mấu chốt đó là việc tổ chức kỳ thi đảm bảo hiệu quả thì phải tổ chức thi "thật", nghiêm túc, theo đúng Thông tư của Bộ GD&ĐT. Nếu nhìn diện rộng, thời gian qua thi giáo viên giỏi chỉ là "diễn" không phải "phổ biến" mà chỉ cá biệt ở một vài địa phương.
Nêu quan điểm trên, chia sẻ kinh nghiệm của địa phương, thầy Trần Huy cho biết: Trong những năm qua, Phú Thọ đã đổi mới hội thi giáo viên dạy giỏi một cách nhẹ nhàng, thiết thực; từ việc làm bài thi nhận thức, nhất là phần kiến thức chung, cho đến việc đánh giá 2 tiết dạy cũng hết sức nhẹ nhàng.
Giáo viên vẫn thực hiện tiến trình bài giảng bình thường, rút thăm chọn lớp, tập trung đánh giá thật cao tổ chức bài dạy theo tinh thần đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm. Thầy cô thoải mái dạy theo đúng năng lực, kiên quyết chỉ đạo nghiêm túc không có việc làm quen với lớp trước khi dạy.
Thành phần giám khảo dự đều có cán bộ của Sở GD&ĐT và có cả những tiết có lãnh đạo Sở cùng dự. Đánh giá cao đối với những giáo viên có khả năng ứng dụng cao công nghệ thông tin, trình độ ngoại ngữ vào giảng dạy và có các thiết bị tự làm. Đặc biệt, không giao chỉ tiêu thành tích trường nào cũng phải tham gia; chỉ đạo chặt chẽ để tổ chức hội thi cấp trường, cấp huyện thực chất.
"Trong thực tế, nếu cứ bỏ hết tất cả các cuộc thi, hội thi rồi sẽ dẫn đến việc đánh giá giáo viên, thậm chí suy tôn "hòa cả làng". Chưa kể hội thi giúp giáo viên nâng cao tay nghề, tạo thói quen nền nếp, rèn luyện thêm kỹ năng cần thiết trong nghiệp vụ sư phạm; đặc biệt là nâng giá trị đạo đức nhà giáo, tác phong làm việc khoa học, uy tín" - thầy Trần Huy cho hay.
Để khắc phục lợi dụng những kẻ hở của Thông tư 21 về Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi, tránh tổ chức thi hình thức, thiếu thực chất, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Thủy cho rằng, Bộ GD&ĐT cần sửa đổi Thông tư một cách phù hợp, chặt chẽ hơn, thực chất hơn. Những nội dung thi nào còn hình thức cần loại bỏ.
Có thể xem xét có nên tổ chức hội thi cấp trường hay không, hay giao trực tiếp cho trường chọn cử giáo viên có năng lực, uy tín, chất lượng tham gia hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Cùng với đó, phải bổ sung những ưu tiên đối với giáo viên có năng lực về sử dụng tin học, ngoại ngữ khi tham gia hội thi. Điều quan trọng nhất là việc tổ chức hội thi phải hết sức nhẹ nhàng, thực chất, hiệu quả và suy tôn được đúng danh hiệu giáo viên giỏi.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Bài 2: Thi giáo viên dạy giỏi - Cần nhưng phải thực chất Nhiều ý kiến cho rằng vẫn nên duy trì hội thi giáo viên dạy giỏi, tuy nhiên nên có những sửa đổi để thực chất và hiệu quả hơn. Mọi hoạt động giáo dục phải đi vào thực chất qua từng tiết học. Ảnh: Hữu Cường Đơn giản quy trình tổ chức Làm việc trong lĩnh vực giáo dục nhiều năm, đặc biệt...