Hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao.
Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ. Tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả
- Thể can khí uất: Người bệnh tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt:
Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 trái quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
– Thể khí trệ huyết ứ: Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn:
Sấy khô, tán vụn 3g củ tam thất, 3g trà xanh. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 10-15 phút. Uống thay trà vàcó thể ăn luôn cả xác.
10g nghệ vàng, 10g vỏ quýt khô. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.
– Thể đàm thấp: Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày:
15g sơn tra xắt mỏng, 15g lá sen phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
30g ý dĩ nhân, 50g lá sen tươi thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Video đang HOT
– Thể tì khí suy: Người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng:
15g sơn tra xắt mỏng, 100g bột bắp trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa quấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.
20g củ mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50 – 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Thể can thận âm hư: Người bệnh đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối; lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng:
30g hà thủ ô nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với 100 g gạo tẻ và đại táo (4-6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
15g hải sâm ngâm nước ấm, 15g mộc nhĩ trắng ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
– Thể thấp nhiệt và đàm ứ: Gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:
Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.
Bí đao 350g bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, cho sôi riu riu đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn trong bữa cơm hoặc ăn riêng.
Lưu ý: Đối với những bệnh nhân còn mắc thêm những chứng bệnh khác trước khi sử dụng bài thuốc này cần có sự chỉ định của các nhà chuyên môn.
Theo Lương y Công Bảy
SK&ĐS
Những điều nên biết về ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ban đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất dễ bị xem nhẹ.
Ung thư lưỡi: loại ung thư phổ biến
Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp, phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi.
Mỗi năm, ở Pháp có khoảng 20.000 ca mắc mới và hơn 5.000 ca tử vong vì ung thư lưỡi. Nghiện thuốc lá và rượu được xem là những nhân tố chính gây ung thư lưỡi. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Những ai dễ mắc bị ung thư lưỡi?
Có một thực tế là, đàn ông dễ bị ung thư lưỡi và các bệnh lý về lưỡi khác hơn phụ nữ. Lý do muôn thuở vẫn là rượu và thuốc lá. Theo số liệu ước tính của Pháp, có tới 80-90% ca ung thư lưỡi có liên quan đến thuốc lá và rượu.
Ngoài ra, chúng ta vẫn có nguy cơ mắc ung thư lưỡi (dù không sử dụng thuốc lá hay rượu bia) nếu vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.
Tầng lớp trung niên (40-66 tuổi) dễ mắc loại ung thư này hơn những người khác.
Biểu hiện của ung thư lưỡi như thế nào?
Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư lưỡi là những vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình chuyển động của lưỡi khi nói, nhai, ho,...; ngứa hoặc đau rát lưỡi khi uống rượu hoặc ăn các loại thức ăn có tính axit, cay; hôi miệng; chảy máu lưỡi; đau tai;... thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Phòng tránh bệnh ung thư lưỡi bằng cách nào?
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, thường xuyên.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối để súc miệng ngừa sâu răng và nhiễm trùng nướu răng.
- Hạn chế rượu, đồ uống có cồn và thuốc lá.
- Cuối cùng, nếu thấy vết loét lâu ngày không khỏi, và đặc biệt là có sự hiện diện của các khối u hạch bất thường ở cổ thì phải đến khám bác sĩ ngay.
Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư lưỡi
Việc chẩn đoán ung thư lưỡi dựa trên kết quả sinh thiết vùng bị tổn thương trên lưỡi.
Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản như súc miệng bằng dung dịch Chlorhexidine gluconate 0,2%, bôi thuốc và uống các loại thuốc kháng viêm.
Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần lưỡi hoặc toàn bộ lưỡi, tuỳ theo kích thước và vị trí khối u) và được hỗ trợ trị xạ. Quá trình chăm sóc, điều trị hậu phẫu khá phức tạp vì ung thư lưỡi có nguy cơ tái phát và biến chứng rất cao. Hơn nữa, giống như các loại ung thư khác, bệnh ung thư lưỡi có thể di căn đến phổi, gan hoặc xương,...
Theo Dân trí/e-sante.fr
Phòng ngừa hạ đường huyết và bệnh đái tháo đường Ở những người bị bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường trong cơ thể không đủ để cung cấp cho tế bào hoạt động. Hạ đường huyết gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu... Các yếu tố gây hạ đường huyết thường là: chế độ ăn uống kém do kiêng cữ quá mức...