Hồ sơ xét tuyển học bạ đang ‘đổ’ vào những ngành nào?
Từ đầu tháng 3, nhiều trường đại học đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ. Những ngành hot tiếp tục nhận được sự quan tâm của các thí sinh.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung – Phó trưởng phòng Tư vấn Tuyển sinh, ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết hiện tại trường áp dụng 2 phương thức xét tuyển học bạ THPT cho tất cả các ngành đào tạo tại trường: Xét tuyển học bạ 3 học kỳ (gồm hai học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12) và xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn.
Đặc biệt là phương thức xét học bạ 3 học kỳ được các thí sinh quan tâm vì các bạn học sinh lớp 12 có thể dùng điểm học tập đã có để xét tuyển vào đại học, giảm tải áp lực cho kỳ thi tốt nghiệp.
Theo thống kê, hiện nay trường đã nhận khoảng 3.500 nguyện vọng đăng ký ở cả 2 phương thức xét tuyển học bạ.
Nhóm thí sinh đang đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển học bạ. Ảnh: ĐH Công nghệ TP.HCM.
Các nhóm ngành được thí sinh quan tâm đăng ký năm nay không có quá nhiều khác biệt so với các năm trước. Nhìn chung, các ngành Kinh tế – Quản trị – Dịch vụ như Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống hay các ngành ngoại ngữ như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều thí sinh.
Đối với nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ, các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ôtô, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tiếp tục có số lượng xét tuyển đông nhất. Bên cạnh đó, các ngành liên quan đến truyền thông – quảng cáo như Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế đồ họa, Quan hệ công chúng có số lượng đăng ký xét tuyển tăng đáng kể theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và kỷ nguyên số hiện nay.
Trong khi đó, tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, TS Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, cho biết dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ số lượng hồ sơ xét tuyển học bạ đăng vào trường. Nhưng bộ phận tuyển sinh ghi nhận lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển học bạ của trường vẫn “chạy” vào những ngành hot của trường là nhóm ngành Kỹ thuật ôtô, Công nghệ thông tin, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đây là những ngành được đông đảo thí sinh quan tâm, điểm chuẩn cao, kể cả điểm xét học bạ hay kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Nhóm ngành liên quan đến ô tô và công nghệ thông tin cũng nhận được sự quan tâm của thí sinh đăng ký vào ĐH Nguyễn Tất Thành. Thạc sĩ Nguyễn Bá Anh, Phó trưởng Phòng Marketing – Truyền thông, ĐH Nguyễn Tất Thành, cho hay trong thời gian xét tuyển học bạ đợt đầu tiên, tính đến thời điểm này, trường đã nhận được hồ sơ của hơn 4.000 thí sinh đăng ký vào 48 chương trình đại học hệ chính quy. Trong đó các ngành hot thu hút nhiều hồ sơ nhất là Quản trị Kinh doanh, Y khoa, Dược học, Công nghệ kỹ thuật ôtô, Điều dưỡng, Công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Phương thức xét tuyển học bạ được đông đảo thí sinh quan tâm vì nhiều lợi thế, ít áp lực. Ảnh: ĐH Công nghệ Thực phẩm TP.HCM.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, thông tin hiện tại trường đã nhận được 6.221 hồ sơ xét tuyển học bạ. Đây là các thí sinh xét tuyển bằng điểm trung bình năm lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.
Nhận hồ sơ nhiều nhất là ngành Công nghệ thực phẩm tiếp sau đó là ngành Quản trị kinh doanh. Những ngành thế mạnh của trường như Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học, Công nghệ thông tin, Điện tử, Cơ khí được các em quan tâm và hỏi rất nhiều.
Xu hướng chọn các ngành như Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng đang diễn ra tại ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM. Hiện trường đã nhận được hồ sơ xét tuyển học bạ của 1.500 thí sinh. Những ngành trên là những ngành nhận được lượng hồ sơ nộp vào nhiều nhất.
Những lưu ý quan trọng khi chọn ngành đăng ký dự thi
Làm sao để chọn ngành đăng ký đúng và hiệu quả nhất? Các chuyên gia đã giải đáp điều này trong chương trình tư vấn trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai: Những điều cần lưu ý khi chọn ngành đăng ký dự thi" vào ngày 1.4.
Các chuyên gia giúp thí sinh lựa chọn ngành học phù hợp khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình đồng thời diễn ra ở các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.
Chọn ngành thế nào khi không biết thích gì?
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nguyên tắc bất biến để chọn ngành là trước khi chọn ngành nghề, thí sinh (TS) cần tìm hiểu ngành nghề đó đào tạo thế nào, ra trường làm gì, tìm hiểu nhu cầu nguồn lực, điều kiện gia đình có phù hợp để theo học hay không... Thông tin càng nhiều thì việc lựa chọn càng chính xác.
Thầy Ngô Trí Dũng, Phó trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, khuyên: "Nếu bản thân ước mơ làm công việc gì thì hãy quay ngược lại các trường ĐH đào tạo ngành đúng mong muốn công việc của mình trong tương lai. Như vậy, sẽ có hướng mở hơn, thấy được bức tranh ngành nghề dễ hơn".
Tuy nhiên, nếu như không xác định được mình thích ngành gì thì phải làm sao? Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, chia sẻ: "Nếu chọn sai ngành, cơ hội các em đi tiếp là rất thấp ở trường ĐH. Các em phải đam mê ngành nghề, cụ thể là thích môn học nào ở THPT. Đó là sự bắt đầu cho ngành nghề trong tương lai. Hai là có đủ năng lực theo đuổi đam mê hay không? Ba là mục tiêu học ĐH của các em là gì? Điều này rất quan trọng. Nếu quyết tâm chọn lựa nghề nghiệp trong tương lai thì dù học ngành nào, gặp khó khăn cũng sẽ vượt qua".
Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chọn ngành nghề theo sở thích của từng người là một trong những nguyên tắc đầu tiên bởi mục tiêu sau cùng là sống và cống hiến với ngành nghề. Chọn ngành nghề theo sở thích thì chúng ta sẽ phát huy được năng lực, sau dễ thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mình thích điều gì.
Mặc dù vậy, theo tiến sĩ Lưu, dù đã bắt đầu đi làm, nhiều người vẫn không dám tự nhận bản thân đã chọn ngành nghề đúng nên nếu còn lăn tăn trong chọn ngành thì cũng không phải lo lắng. Hiện có nhiều bộ câu hỏi, phần mềm lựa chọn ngành nghề, TS có thể tham khảo tìm hiểu thông tin nhiều hơn để chọn được ngành mình phù hợp nhất.
Nếu chọn sai ngành thì phải làm sao?
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, nhiều TS khi đã trúng tuyển, vào học nhưng lại bị sốc với ngành nghề đó vì thấy mình không phù hợp như khi tìm hiểu trước kia. Nhưng điều này vẫn có thể giải quyết. Hiện nay, các trường cho phép sinh viên đăng ký học 2 ngành. Hoặc sau năm thứ nhất, nhiều trường cho phép sinh viên được phép chuyển ngành với điều kiện điểm trúng tuyển của ngành đã đang học phải bằng hoặc lớn hơn điểm trúng tuyển ngành sẽ chuyển qua.
"Ngoài ra, ở giảng đường ĐH luôn có thầy cô giáo, cố vấn học tập, trung tâm hướng nghiệp định hướng, hỗ trợ cho sinh viên, giúp các em vượt qua khó khăn trong học tập, theo đuổi ngành nghề ", tiến sĩ Hải tư vấn thêm.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho rằng hiện nay học sinh còn phụ thuộc vào bố mẹ trong việc chọn ngành. Phụ huynh cần tôn trọng sở thích, sở trường, năng lực của các em, vì nếu vào học ngành các em không thích thì sau này sẽ trở thành gánh nặng. Tại trường, trong tuần sinh hoạt đầu khóa, các em sẽ được tư vấn, trải nghiệm để hiểu rõ ngành nghề, xem mình có vượt qua được những khó khăn của nghề hay không, có phù hợp hay không. Nếu không, sẽ được chuyển ngành nếu đáp ứng được mức điểm đầu vào.
Thầy Ngô Trí Dũng cho rằng TS càng chọn lựa đúng ngành học từ khi xét tuyển thì càng đỡ tốn công sức, tiền bạc... trong quá trình học tập.
Theo tiến sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Gia Định, hiện nay TS tiếp cận với nhiều thông tin nên rất dễ bị dao động khi lựa chọn ngành nghề. TS cần lưu ý để chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Nếu thích ngành gì, nên chia sẻ với cha mẹ, thuyết phục cha mẹ bằng những thông tin thật rõ ràng về sở thích của mình.
Ngành học mới
Trường ĐH Duy Tân: Khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật điện, du lịch, ngôn ngữ Nhật, quản lý bệnh viện... cũng như nhiều chuyên ngành mới.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Robot và trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, quản trị nhân sự, quan hệ công chúng, quan hệ quốc tế. Dự kiến tuyển sinh thêm 2 ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe là kỹ thuật xét nghiệm y học và điều dưỡng.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Kinh doanh quốc tế, quan hệ quốc tế...
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng: Y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em, hoạt động trị liệu, quản lý bệnh viện, bất động sản...
Trường ĐH Gia Định: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng (truyền thông kỹ thuật số).
Trường ĐH Văn Hiến: Truyền thông đa phương tiện, thương mại điện tử, kinh tế, luật, điều dưỡng.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải : Ở giảng đường luôn có thầy cô giáo, trung tâm hướng nghiệp định hướng... giúp các em học tập, theo đuổi ngành nghề.
Tiến sĩ Mai Đức Toàn: Nếu thích ngành gì, nên chia sẻ với cha mẹ, thuyết phục cha mẹ bằng những thông tin thật rõ ràng về sở thích của mình.
Thầy Ngô Trí Dũng: Thí sinh càng chọn lựa đúng ngành học từ khi xét tuyển thì càng đỡ tốn công sức, tiền bạc... trong quá trình học tập.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Phụ huynh cần tôn trọng sở thích, sở trường, năng lực của các em vì nếu vào học ngành không thích thì sau này sẽ trở thành gánh nặng.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT từ ngày 1/3/2021 Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thông báo, từ ngày 1/3/2021 Nhà trường chính thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức học bạ THPT đợt 1 dành cho tất cả các thí sinh. Theo đó, trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2021, phương thức xét tuyển học bạ THPT tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành...