Hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ giảm mạnh
Theo thống kê sơ bộ của cán bộ nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ 2012 trên địa bàn Hà Nội, lượng hồ sơ năm nay giảm nhiều so với năm trước. Trung bình mỗi thí sinh chỉ nộp từ 1 – 2 bộ hồ sơ.
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại Phòng giáo dục Quận Đống Đa, Hà Nội chiều ngày 16/4/2012. (Ảnh: Hồng Hạnh)
Số thí sinh tự do giảm
Hiện nay, các trường THPT Hà Nội đang thống kê và chuyển hồ sơ ĐKDT của học sinh về Sở GD-ĐT nên chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, tại các điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT của các Phòng GD-ĐT chiều ngày 16/4, trong ngày cuối nhận hồ sơ có khá đông thí sinh đến nộp. Tuy nhiên, nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ cho biết, số lượng hồ sơ ĐKDT của thí sinh tự do năm nay giảm mạnh.
Cụ thể, tính đến gần 17h ngày 16/4, phòng GD-ĐT huyện Đông Anh nhận được hơn 600 bộ hồ sơ, bằng 1/2 số lượng hồ sơ đã nhận năm 2011. Phòng GD-ĐT huyện Thạch Thất nhận được khoảng 500 bộ, nhưng cũng chỉ bằng 1/3 số lượng hồ sơ của năm trước. Phòng GD-ĐT quận Long Biên nhận khoảng 500 bộ, giảm 30% so với số hồ sơ năm trước phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm nhận 300 bộ phòng GD-ĐT quận Đống Đa nhận được hơn 600 bộ, trong khi số lượng hồ sơ năm trước là hơn 1.000 bộ phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì nhận 400 bộ. Còn tại Phòng GD-ĐT TP Hà Đông, số lượng hồ sơ nhận được tới chiều ngày 16/4 vẻn vẹn hơn 100 bộ, ít hơn nhiều so với năm trước…
Bà Phạm Thị Hạnh, cán bộ nhận hồ sơ Phòng GD-ĐT Đống Đa cho biết: “Đa số thí sinh chỉ nộp từ 1 đến 2 hồ sơ, tuy nhiên vẫn có thí sinh nộp nhiều nhất với 4 hồ sơ cùng dự thi vào một đợt. Đến 16h30 ngày 16/4, đơn vị này nhận được hơn 100 hồ sơ trên tổng số hơn 600 bộ kể từ đầu đến nay”.
Số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay giảm có thể do những quy định mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay là thí sinh được đăng ký xét tuyển nhiều trường và không bị hạn chế đợt xét tuyển như mọi năm. Điều này đã khiến cho các thí sinh khá an tâm và chỉ tập trung ĐKDT vào một trường theo đúng khả năng và sở thích thay vì đăng ký vài ba trường đề phòng như các năm trước.
Thí sinh nhầm lẫn về trường không tổ chức thi
Video đang HOT
Năm nay cả nước có 142 trường ĐH, CĐ không tổ chức thi trên tổng số hơn 400 trường ĐH, CĐ trên cả nước. Bên cạnh đó, do cập nhật thông tin tuyển sinh năm nay có khá nhiều rắc rối, thí sinh tìm kiếm thông tin khó khăn hơn nên đã có nhiều sai sót đáng tiếc xảy ra trong khi làm hồ sơ ĐKDT.
Bà Tạ Song Hà, Phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Một trong những lỗi mà thí sinh mắc nhiều nhất trong ĐKDT là vào trường không tổ chức thi và các ngành, khoa không tổ chức thi. Ví dụ, một trong những trường khiến nhiều thí sinh Hà Nội khai nhầm là Viện ĐH Mở Hà Nội. Năm nay, trường này tổ chức xét tuyển khiến nhiều thí sinh nhầm lẫn khi ĐKDT. Theo quy định, nếu có nguyện vọng học tại các trường chỉ tổ chức xét tuyển thì thí sinh phải đăng ký thi nhờ tại một trường khác có tổ chức thi cùng khối thi. Nếu không kịp thời phát hiện lỗi này thì thí sinh sẽ mất cơ hội dự thi”.
Để khắc phục tình trạng này, Sở GD-ĐT Hà Nội phải kiểm duyệt từng bộ hồ sơ, so với danh sách những trường không tổ chức thi. “Với những trường hợp phát hiện ra nhầm lẫn, chúng tôi đề nghị nhà trường liên lạc ngay với thí sinh để sửa lại hồ sơ đăng ký thi nhờ và trường khác. Chúng tôi tạo điều kiện tối đa để thí sinh vẫn được đăng ký theo đúng nguyện vọng của các em” – bà Hà khẳng định.
TPHCM: Ngành Kinh tế chiếm ưu thế, khối C thất sủng
Hôm qua 16/4, các trường THPT ở TPHCM gần như hoàn tất các khâu để nộp hồ sơ ĐKDT thi ĐH, CĐ về cho tuyến Sở GD-ĐT. Nhìn chung, thí sinh vẫn chuộng nhóm ngành kinh tế, trong khi đó các ngành xã hội thuộc khối C tiếp tục bị thất sủng.
Theo thống kê sơ bộ tại các trường THPT, lượng hồ sơ tập trung vào nhóm ngành kinh tế vẫn chiếm ưu thế. Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6) thu nhận hơn 1.000 hồ sơ dự thi, có đến 45% dự thi vào các ngành kinh tế ở các trường như: ĐH Sài Gòn, ĐH Ngân hàng, ĐH Tài chính – Martketing. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình) cũng có tỷ lệ dự thi vào khối ngành Kinh tế chiếm 40%.
Tương tự, ở trường Marie Curie (Q.3) học sinh vẫn chuộng khối A với nhóm ngành Kinh tế. Trong số hơn 2.000 hồ sơ ĐKDT thì nhiều nhất là ngành Quản trị kinh doanh, kế đến là Tài chính ngân hàng, Kế toán.
Còn tại điểm thu nhận hồ sơ của cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM, ông Nguyễn Quốc Cường – chuyên viên tuyển sinh cho hay đã nhận được hơn 14.000 hồ sơ. Thống kê ban đầu cho thấy đông nhất là khối A, kế đến là khối D, trong đó các nhóm ngành Kinh tế vẫn chiếm ưu thế.
Học sinh Trường THPT Gia Định, Q. Bình Thạnh, TPHCM chỉnh sửa hồ sơ đăng ký thi ĐH, CĐ lần cuối trước khi nộp. (Ảnh: Thụy An)
Trái ngược, các ngành khối C lại trong tình cảnh “thất thu”. Điển hình như THPT Marie Curie có đến 2.427 hồ sơ ĐKDT thi ĐH, CĐ. Nếu như khối D chiếm ưu thế với gần 600 hồ sơ, khối A 337 hồ sơ, thậm chí khối thi mới A1 cũng có đến 265 hồ sơ thì khối C chịu lép khi chỉ có 23 hồ sơ đăng ký.
Còn ở trường THPT Gia Định (Q. Bình Thạnh) với gần 1.000 học sinh lớp 12 ĐKDT thì chỉ có 5 hồ sơ thi vào khối C. Một giáo viên phụ trách tuyển sinh của trường này cũng chia sẻ thêm rằng có học sinh đạt giải quốc gia môn Sử hẳn hoi cũng từ chối dự thi khối C mà chọn dự thi bằng khối D để có nhiều cơ hội chọn lựa hơn.
Tương tự, các trường như THPT Quang Trung (Củ Chi), có 304 học sinh lớp 12 nhưng chỉ có 21 em ĐKDT khối C trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10) chưa được 20 hồ sơ thi khối C trong tổng số gần 2000 hồ sơ đăng ký thi ĐH, CĐ. Thống kê tại trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) cho thấy khối A dẫn đầu với khoảng 45% trong tổng số hồ sơ, khối D khoảng 33% trong khi khối C chỉ có khoảng 10 hồ sơ. Toàn trường THPT Nguyễn Thượng Hiền cũng chỉ có 10 hồ sơ đăng ký thi khối C.
Lý giải vì sao học sinh không đăng ký vào khối C, thầy Trần Hữu Hòa, phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie cho rằng tình hình khối C ngày càng “thất thế” gắn liền với số lượng trường đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Thực tế là số trường ĐH, CĐ tuyển khối C lại không nhiều. Mặc dù nếu giỏi thì học khối C vẫn có việc làm lương rất cao, ví dụ các ngành như Luật, Báo chí… nhưng đầu vào các ngành này lại khá cao.
Từ hôm 17/4 đến 17h ngày 23/4/2012, các thí sinh có nguyện vọng nộp thêm hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ năm 2012 có thể nộp trực tiếp tại các trường có tổ chức thi. Khoảng đầu tháng 6/2012, các trường sẽ gửi Giấy báo thi ĐH, CĐ cho các thí sinh. Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT ở đâu, nhận Giấy báo thi tại đó.
Hồng Hạnh – Thụy An
Theo dân trí
Khối A ngành kinh tế áp đảo, khối C quá lèo tèo
Ngày 14/4, kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH,CĐ 2011, theo thống kê sơ bộ của nhiều trường THPT trên địa bàn Hà Nội lượng hồ sơ ĐKDT vào khối A, nhất là ngành kinh tế vẫn chiếm áp đảo nhưng ngược lại khối C lại lèo tèo vài chục bộ.
Kết thúc ngày nhận hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2011, đồng loạt các phương tiện thông tin đại chúng đều thông tin phản ánh từ các trường THPT, Sở GD-ĐT trong Nam, ngoài Bắc về số lượng ĐKDT đông nhất vẫn là khối A và D, trong đó ngành kinh tế vẫn chiếm áp đảo nhất. Ở Hà Nội, học sinh dự thi đông nhất vào các trường ĐH Kinh tế quốc dân, Thương Mại, Học viện Ngân hàng, ĐH Điện lực, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội...
Thí sinh không còn mặn mà với khối C do cơ hội việc làm ít
Ngược lại, khối C, số lượng hồ sơ ĐKDT lại rất ít, trong hàng nghìn bộ hồ sơ, chỉ có vài chục bộ đăng ký thi. Cụ thể, trường THPT Marie Curie - Hà Nội năm nay nhận được 1.200 bộ hồ sơ của 450 học sinh trong trường. Ông Lê Ngọc Lâm, cán bộ văn phòng của trường cho biết: "Lượng hồ sơ đăng ký chủ yếu vào khối A và D vào các trường ĐH Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Bách khoa, sau đó mới đến ĐH Ngoại thương, Thương mại. NV2 của học sinh chủ yếu đăng ký vào các trường ĐH Dân lập. Lượng hồ sơ khối C chỉ vài chục bộ, rất ít".
Tại trường THPT Yên Hòa, theo cô Đặng Thu Lan, cán bộ nhà trường cho biết: "Trường năm nay nhận được 1.500 hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ của học sinh nhưng số lượng hồ sơ dự thi vào khối C đếm được trên đầu ngón tay. Thí sinh chủ yếu thi vào trường Kinh tế Quốc dân và Thương mại".
Tương tự, tại trường THPT Đoàn Kết, nhận được 1.474 bộ hồ sơ nhưng lượng hồ sơ dự thi khối C chỉ nhiều hơn các khối ngành năng khiếu một chút. Kỷ lục, trường THPT Việt Đức, nhận được 2.200 bộ nhưng chỉ vẻn vẹn có 3 bộ hồ sơ khối C. Đặc biệt, tại phòng GD-ĐT, quận Hoàn Kiếm, trong 250 bộ hồ sơ nhận được không có bộ nào khối C.
Cô giáo Đặng Thu Lan, trường THPT Yên Hòa phân tích: "Nguyên nhân chính của việc thí sinh dự thi khối C ít cũng là điều dễ hiểu vì học sinh Hà Nội học phân ban nhiều. Số lượng học sinh học ban Tự nhiên nhiều hơn ban Xã hội. Thậm chí có trường không có ban Xã hội vì học sinh được quyền chọn ban học".
Tại sao thí sinh lại ĐKDT C ít? Không phải bây giờ mới xảy ra hiện tượng này mà từ nhiều mùa tuyển sinh trở lại đây. Bởi vì thí sinh cũng đã thực tế hơn về việc làm sau khi ra trường với khối C hiện nay rất khó khăn như các ngành Văn học, Lịch sử, Thông tin - Thư viện, Công tác xã hội, Triết học, Chính trị học... Bên cạnh đó, thí sinh dự thi khối A và D, cơ hội xét tuyển cũng nhiều hơn khối C.
Kinh nghiệm nhiều năm tuyển sinh về số lượng thí sinh dự thi ít và tránh thiếu chỉ tiêu, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH QG Hà Nội vài năm trở lại đây ngành nào cũng tuyển sinh 2 khối C và D, A. Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhiều ngành cũng tuyển sinh cả 2 khối C và D. Tương tự, nhiều trường ĐH về xã hội khác cũng như vậy, mở thêm khối thi để "trống móm" thí sinh.
Theo thống kê năm 2010 của Bộ GD-ĐT, trong tổng số 460.148 sinh viên đại học hiện nay thì sinh viên nhóm ngành Xã hội nhân văn có 34.999 sinh viên (chiếm tỷ lệ 7,61%). Hệ CĐ còn ít hơn, trong tổng số 53.130 sinh viên, sinh viên nhóm ngành Xã hội nhân văn là 1.695 sinh viên (chiếm tỷ lệ 3,19%).
Theo Dân Trí
Hồ sơ ĐKDT khối A vẫn đông nhất! Ngày 16/4 tới là kết thúc thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH,CĐ tại tuyến Sở GD-ĐT. Theo nhận định của lãnh đạo nhiều trường THPT, số lượng hồ sơ đông nhất vẫn là khối A, sau đó đến khối D, B. Các trường ĐH, CĐ nhận hồ sơ ĐKDT bắt đầu từ ngày 17 - 23/4. Lượng hồ...