H&M, Zara, UniQlo… “khuynh đảo” thị trường thời trang Việt
Trong lúc hàng loạt thương hiệu thời trang nước ngoài đổ bộ, thời trang Việt cũng đang nỗ lực đầu tư vào thiết kế, nguyên liệu…
Đầu tháng 12-2019, đông đảo người xếp hàng rồng rắn kéo dài từ sáng sớm đến tối mịt để vào mua sắm tại cửa hàng UniQlo Đồng Khởi trong ngày thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản này khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP HCM. Hình ảnh này trở thành sự kiện đáng mơ ước của hầu hết các nhãn hiệu thời trang đang có mặt tại Việt Nam.
UniQlo Đồng Khởi (TP HCM) thu hút hơn 10.000 lượt khách trong ngày đầu khai trương
Thương hiệu Việt chật vật tồn tại
Trong buổi gặp gỡ truyền thông trước ngày khai trương, ông Tadashi Yanai, nhà sáng lập kiêm CEO Tập đoàn Fast Retailing (sở hữu thương hiệu UniQlo), đã xác nhận UniQlo Đồng Khởi là cửa hàng lớn thứ nhì Đông Nam Á và là cửa hàng kiểu mẫu của hãng. Ông không quên nhấn mạnh Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất, đồng thời là cơ sở sản xuất quan trọng hàng đầu nên Fast Retailing đã chuẩn bị rất kỹ cho sự ra đời của cửa hàng này.
Trước khi “tay chơi lớn” từ Nhật Bản chính thức bước vào, các thương hiệu thời trang bình dân thế giới như H&M, Zara, Topshop… đã “khuynh đảo” thị trường Việt và đạt mức doanh thu “trong mơ” đối với nhiều thương hiệu thời trang trong nước. Zara chỉ với 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP HCM nhưng đã thu về gần 1.700 tỉ đồng trong năm 2018, gấp gần 6 lần năm 2016. H&M với 7 cửa hàng cũng tại Hà Nội và TP HCM thì đạt doanh thu hơn 653 tỉ đồng trong năm tài chính 2018, gấp 4,3 lần năm 2017.
Trong khi thị trường Việt Nam được các nhãn hiệu nước ngoài đánh giá là rất tiềm năng thì khá nhiều doanh nghiệp (DN) trong nước lại chật vật trong chiến lược tồn tại, phát triển. Những thương hiệu từng được giới trẻ trong nước ưa chuộng một thời, cũng thuộc top hàng hiệu Việt như Blue Exchange, Ninomaxx, Ivy Moda, Sea Collection… dần bị thất sủng dù rất nỗ lực mở rộng hệ thống cửa hàng theo các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại. Gần đây nhất, ông chủ Vascara cũng đã bán lại thương hiệu thời trang nữ nổi tiếng của mình cho một đối tác người Nhật và bản thân cũng chưa xác định có thể tiếp tục xây dựng được nhãn hiệu nào khác hay không.
Ông Lý Thành Sinh, Giám đốc Công ty CP May thêu Minh Long Hưng, khá bi quan về khả năng cạnh tranh của các DN may mặc thời trang Việt. Theo ông, áp lực đến từ nhiều phía, trong đó một phần do DN Việt không đủ khả năng tài chính để đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại hơn. “Thương chiến Mỹ – Trung khiến hàng may mặc, nguyên phụ liệu giá rẻ đổ vào Việt Nam nhiều hơn. Cùng với đó, các hệ thống bán lẻ hiện đại dần rơi vào tay DN nước ngoài khiến đầu ra cho sản phẩm khó khăn hơn” – ông Sinh phân tích và nói thêm các DN, tập đoàn thời trang ngoại nghiên cứu kỹ thị trường Việt Nam, đánh trúng tâm lý khách hàng Việt là chuộng hàng hiệu ở phân khúc bình dân nên dễ giành ưu thế.
Video đang HOT
Vẫn còn cửa cho doanh nghiệp trong nước
Theo ông Lê Quang Hùng, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn, hạn chế của các thương hiệu thời trang trong nước không chỉ nằm ở chi phí mặt bằng, chi phí đầu vào, chi phí sản xuất… mà quan trọng hơn là nguồn lực con người. Trong khi các thương hiệu ngoại rất chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, quản trị, sở hữu bộ phận thiết kế hùng hậu, sẵn sàng theo đuổi chiến lược bán hàng giá rẻ để thu hút khách trong thời gian đầu thì nhiều DN Việt đang rất yếu khâu này. “Mặc dù vậy, bức tranh cạnh tranh không hoàn toàn là màu tối. Một số DN Việt, đặc biệt là DN ở Hà Nội, đang phát triển rất tốt nhờ đầu tư lớn cho thiết kế, con người lẫn nguyên liệu. Cafina là một ví dụ” – ông Hùng nói.
Giám đốc truyền thông một công ty thời trang lớn của Việt Nam (chuyên sản phẩm công sở) nhận xét thị trường thời trang trước nay luôn bị cạnh tranh bởi các thương hiệu của thế giới. Do đó, sự kiện UniQlo Đồng Khởi ra mắt rầm rộ không phải là sự kiện hiếm gặp và các DN thời trang trong nước cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc này. Làn sóng đứng xếp hàng đợi mua đồ trong những ngày đầu khai trương sẽ “nguội” rất nhanh, cũng giống như Zara hay H&M những ngày đầu ra mắt thị trường Việt. Người tiêu dùng Việt với tâm lý ưa hàng hiệu, hiếu kỳ và mong muốn sở hữu những sản phẩm đầu tiên với mức giá giảm sẽ không bỏ qua cơ hội này. Không loại trừ trường hợp đội ngũ marketing sử dụng “chiêu trò” để thu hút người dùng.
“Tuy nhiên, khi cơn sốt đi qua, người tiêu dùng sẽ trở về lựa chọn những sản phẩm hợp với nhu cầu cũng như túi tiền, thay vì chạy theo một nhãn hiệu mới. Tôi biết rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam chê mức giá của Zara còn cao, thay vì tới cửa hàng Zara mua thì họ đặt hàng cuối mùa, giảm giá từ nước ngoài hoặc mua đồ Việt Nam với mức giá hợp lý hơn” – vị giám đốc truyền thông phân tích.
Vị giám đốc này cho rằng sự kiện những DN thời trang nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam tuy có tác động nhất định tới thị phần trong nước nhưng không gây bất ngờ cho những thương hiệu Việt vốn đã vững mạnh hiện nay. Tác động xấu chủ yếu ảnh hưởng đến những thương hiệu còn nhỏ, sức cạnh tranh còn kém. “Người tiêu dùng Việt Nam đa phần không trung thành với một nhãn hiệu thời trang duy nhất mà có xu hướng thay đổi. Nếu sản phẩm nào tốt và có mức giá phù hợp, họ sẽ dùng, bất kể nội hay ngoại. Với vị trí như ngành may mặc, thời trang Việt Nam và đặc thù người tiêu dùng, DN nội sẽ có rất nhiều lợi thế cạnh tranh về nhân lực, truyền thống, kinh nghiệm” – ông nói.
Theo người lao động
Cổ phiếu TNG chưa thoát điều chỉnh ngắn hạn
Cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vẫn đang có xu hướng điều chỉnh sau khi giảm mạnh từ mức đỉnh 22.500đ/cp vào ngày 5/7/2019.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12, cổ phiếu TNG giảm 1,31% đóng cửa ở mức 15.100đ/cp
Chuyển dịch chuỗi sản xuất
Tại hội thảo vừa qua giữa TNG với các nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TNG đã chia sẻ những thông tin về hoạt động kinh doanh hiện tại cũng như những kế hoạch dài hạn cho TNG.
Theo đó, ở mảng dệt may, TNG đang cho triển khai xây dựng nhà máy Võ Nhai, dự kiến tăng cường đầu tư để hoàn thành trước 16/32 chuyền may vào nửa đầu năm 2020, và mở rộng nhà máy Đồng Hỷ từ 9 chuyền lên 16 chuyền may.
TNG tiếp tục thay đổi cơ cấu dòng sản phẩm tập trung vào các đơn hàng thời trang uy tín, mang lại biên lợi nhuận gộp cao. Trong đó, dịch chuyển chuỗi sản xuất từ phương thức gia công đơn thuần (CMT) sang các phương thức có giá trị gia tăng cao hơn thông qua tự chủ nguồn nguyên liệu. Chỉ trong nửa đầu năm 2019, tỷ trọng đơn hàng FOB đã chiếm 63% doanh thu thuần, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Phía Công ty cũng tiết lộ đã có đủ các đơn hàng cho năm 2020 với nhiều đối tác khách hàng nước ngoài thân quen như Decathlon, Jordan, Puma, Nike, Sport Master... Trong đó, doanh thu từ Decathlon - một thương hiệu thời trang Pháp, chiếm đến 40% tổng doanh thu của TNG trong năm 2019.
Bên cạnh đó, kể từ khi phát triển thêm mảng ODM mang thương hiệu TNG Fashion, các đơn hàng ODM mang lại biên lợi nhuận gộp cao nhưng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu còn khiêm tốn, khoảng 4%. Các chuyên gia marketing cho rằng khâu thiết kế, marketing, quảng bá sản phẩm thời trang vẫn chưa phải là thế mạnh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong khi có rất nhiều thương hiệu thời trang tên tuổi như H&M, Zara... xâm nhập vào thị trường nội địa. Do đó, dù thị trường nội địa được đánh giá là miếng bánh màu mỡ nhưng không dễ dàng để TNG mở rộng thị phần.
Về mảng bất động sản, TNG hiện đang khai thác các dự án khu nhà ở thương mại và bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp với diện tích khoảng 70ha. Tuy nhiên, do hẹp vốn nên TNG chưa dám đẩy mạnh hoạt động này, dự án bất động sản khu công nghiệp dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 1/2020.
Áp lực điều chỉnh chưa dứt
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đang có cái nhìn thận trọng đối với cổ phiếu TNG khi doanh nghiệp này bắt đầu tập trung vào lĩnh vực bất động sản. "Chi phí giải phóng mặt bằng gia tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức tăng trưởng lợi nhuận của TNG trong năm 2020. Chính vì thế, TNG cần có những bước đi thận trọng khi gia nhập lĩnh vực này", Yuanta Việt Nam nhấn mạnh.
Đặc biệt, dự án mới kết hợp với các đối tác để cho thuê diện tích trần nhà máy để làm năng lượng điện mặt trời giúp công ty vừa có thêm thu nhập, vừa theo đuổi chiến lược phát triển bền vững. Tuy nhiên theo Yuanta Việt Nam, dự án này có thể chưa triển khai được trong năm 2020.
Bên cạnh đó, TNG cũng giống như các doanh nghiệp cùng ngành, chưa được hưởng lợi nhiều từ các hiệp định tự do thương mại, do vướng về quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi (với CPTPP) và từ vải trở đi (với EVFTA) khi nguồn nguyên liệu đang phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngoài yếu tố nguyên vật liệu, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt may, như chi phí lương, điện, nước, vận chuyển... cũng chịu áp lực tăng, kéo giảm biên lợi nhuận. Đặc biệt, tại Thái Nguyên, nơi TNG đặt đại bản doanh, TNG không dễ cạnh tranh về nguồn nhân lực khi Tập đoàn Samsung đã xây dựng tổ hợp nhà máy lớn nhất tại đây, kế đó không xa là các nhà máy may quy mô trung bình khác...
Tính lũy kế 10 tháng đầu năm 2019, doanh thu của TNG đạt 3.971 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 196 tỷ đồng, cùng tăng khoảng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, TNG đã hoàn thành được 95% kế hoạch doanh thu và 94% kế hoạch lợi nhuận năm 2019. Theo Yuanta Việt Nam, TNG dự kiến có thể sẽ vượt nhẹ kế hoạch kinh doanh năm 2019, theo đó mức P/E kế hoạch là 4,4x.
TNG ước tính doanh thu thuân va lơi nhuân sau thuê giai đoạn 2020 - 2024 se tăng trương ôn đinh ơ mưc 10- 15%. Đên năm 2024, doanh thu thuân TNG dư kiên đat 7.247 ty đông va lơi nhuân sau thuê ơ mưc 442 ty đông. Đê thưc hiên kế hoạch này, bên canh viêc mơ rông quy mô san xuât, TNG khẳng định se chu trong viêc kiêm soat gia vôn cung như tăng hiêu qua lam viêc ngay trong năm 2020.
Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích của Yuanta Việt Nam cho biết, mức Stock Rating của TNG ở mức 60 điểm, nhưng sức mạnh giá chỉ ở mức 24 điểm. Cổ phiếu TNG đang giảm giá mạnh, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12, TNG đóng cửa ở mức 15.100đ/cp, giảm hơn 31% so với mức đỉnh ngắn hạn thiết lập đầu tháng 7/2019. "Tôi đánh giá mức tăng trưởng của cổ phiếu này chỉ ở mức trung tính. Các nhà đầu tư chưa nên xem xét mua mới với cổ phiếu này trong ngắn hạn", ông Minh khuyến nghị.
Theo phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu TNG vẫn đang có xu hướng điều chỉnh. Bởi đường MA50 vẫn tiếp tục cắt xuống dưới MA100 và MA200. Trong khi đó, dù MACD đã cắt lên trên đường tín hiệu, nhưng vẫn ở dưới đường zero; ADX đang phân kỳ âm; Stochastic lại chạm vùng vượt mua... Đặc biệt, đường giá cổ phiếu vẫn đang nằm dưới vùng mây Ichimoku. Theo đó, nếu chưa vượt qua 18.000đ/cp, thì TNG vẫn tiếp tục duy trì xu hướng điều chỉnh, củng cố dưới vùng này, với mức hỗ trợ quan trọng tại 12.000đ/cp.
Trong ngắn hạn, Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vẫn còn trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật, và kịch bản biến động hẹp quanh mức 980 điểm của VN-Index có thể sẽ tiếp tục diễn ra ở những phiên giao dịch sắp tới. Đồng thời, tỷ trọng cổ phiếu vẫn duy trì ở mức hiện tại, nên chiến lược ngắn hạn là tiếp tục quan sát thị trường, hạn chế mua mới khi dòng tiền ngắn hạn vẫn ở mức thấp hoặc các vị thế mua mới chỉ nên để tỷ trọng thấp dưới 30%.
Diễm Ngọc
Theo enternews.vn
Giảm đến 50%, giá bán quần, áo thương hiệu Việt đắt hơn các thương hiệu bình dân quốc tế Zara, H&M Sự có mặt của Zara, H&M là một trong "mối đe doạ" đối với các thương hiệu thời trang Việt. Khách mua đang có xu hướng không chỉ so giá, chất liệu, kiểu dáng mà còn quan tâm sản phẩm "made in" ở đâu. Người tiêu dùng là nữ giới độ tuổi 25-35 tuổi tại thành thị đang ngày càng có nhiều hơn...