HIV và nỗi đau bị ruồng bỏ: Bác sĩ cũng bị kỳ thị tới mức phải bỏ việc
Sự kỳ thị không chỉ dừng ở người mang bệnh, mà áp lực ấy còn dồn lên vai rất nhiều y bác sĩ trực tiếp điều trị cho những người bị lây nhiễm HIV.
Làm đến trưởng khoa nhưng vẫn xin bỏ việc
Những người khoác áo blouse đều phải qua quá trình tuyển chọn khắt khao, bao năm đèn sách, rèn luyện thành nghề.
Thế nhưng, có một nhóm các bác sĩ, ngày ngày hi sinh thầm lặng, cứu từng người bệnh, giữ từng hơi thở cho bệnh nhân nhưng không được coi trọng như số đông còn lại.
Vì họ cũng giống như số phận của các bệnh nhân HIV bị “ném” đến cơ sở điều trị, bị gia đình bệnh nhân, xã hội nhìn như chính “con bệnh” nguy hiểm.
Đến mức, có những người bác sĩ cống hiến trong nghề hàng chục năm nhưng vì làm nghề chăm sóc các bệnh nhân đặc biệt, các bác sĩ lại bị nhiều người đối xử một cách phân biệt.
Ths. Bs Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện 09
“Tôi vẫn nhớ, ngày trước tại Bệnh viện này có một nữ bác sĩ rất xinh xắn. Cô ấy yêu bạn trai bấy giờ được mấy năm, thế nhưng đến khi gia đình nhà trai phát hiện cô làm việc, điều trị, ngày ngày tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS, họ nhất quyết bắt hai người chia tay, không có cưới xin, qua lại gì nữa. Cô gái ấy về sau cũng phải bỏ nghề, đi tìm một nơi khác mong lấy được tấm chồng tử tế.
Chỉ vì áp lực của kỳ thị, cô gái đó mất cả tình yêu, mất cả nghề nghiệp”, Ths. Bs Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện 09 tâm sự.
Với những bệnh nhân HIV may mắn, sau quá trình điều trị sức khoẻ hồi phục, họ làm lại cuộc đời.
Còn rất rất nhiều bác sĩ Bệnh viện 09, sau một thời gian tận tình cứu chữa cho bệnh nhân, không thể chịu được áp lực đã phải buộc lòng bỏ nghề để tìm cuộc sống mới.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân HIV tại Bệnh viện 9
Bác sĩ Hưng kể, có những bác sĩ dù đã lên đến trưởng một khoa nhưng vẫn chấp nhận bỏ việc, đi học chuyên khoa khác, mở phòng mạch bên ngoài để làm việc.
Video đang HOT
Bị hàng xóm và cả đồng nghiệp kỳ thị
Ngay như với bác sĩ Hưng, hơn 20 năm làm nghề, không ít lần anh bị đồng nghiệp, hàng xóm nhìn anh ánh mắt nghi kỵ.
Cũng như nhiều bác sĩ điều trị HIV, anh thẳng thắn chia sẻ mình không có quá nhiều mối quan hệ với đồng nghiệp khác.
“Tôi vẫn có những người bạn trong nghề nhưng nhiều khi chúng bảo “tao thương mày, mày có ăn học cơ bản nhưng vào đây không có tương lai”, hay có lúc chúng nửa đùa nửa thật “chắc tao chẳng bao giờ cần và có lẽ không bao giờ cần nhờ đến mày.
Có những khi đi hội họp chuyên môn, ngồi cạnh những đồng nghiệp ở bệnh viện khác, sau khi hỏi han, tôi giới thiệu là bác sĩ Bệnh viện 09, những người đối diện đều tỏ ra thương xót và không mấy hào hứng nói chuyện thêm”, bác sĩ Hưng kể
Nhưng chưa là gì so với việc, có những khi ra bác sĩ điều trị H ra ngoài ăn cơm, uống cốc trà đá, người bán hàng cũng chẳng mặn mà, chẳng buồn đón tiếp.
Không thể tuyển dụng bác sĩ điều trị bệnh nhân HIV
Công việc chuyên môn nặng nhọc không kém các bệnh viện khác, hàng ngày các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân HIV luôn phải đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm.
Và như đã kể, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân HIV còn bị chính cả đồng nghiệp tỏ ra thương hại, kỳ thị thì việc tuyển đầu vào luôn luôn khó khăn.
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân HIV cũng bị kỳ thị…
Theo bác sĩ Hưng, điều đó đã làm cho bệnh viện luôn ở trong cảnh, người trong thì muốn nhảy ra ngoài, còn người ngoài thì không muốn vào làm.
Theo đó, cơ sở điều trị HIV cứ ngày càng lay lắt và hiu hắt…
“Với những cơ sở điều trị người lây nhiễm HIV như chúng tôi, rất khó để tuyển dụng được các bác sĩ trẻ.
Ngày nay, sinh viên trau dồi kiến thức chuyên môn để mở thêm nhiều cơ hội việc làm, họ có thể học thêm để có đủ điều kiện tự mở phòng mạch hoặc xin vào các bệnh viện khác có tương lai hơn.
Chứ như ở đây, có những bác sĩ người Hà Nội muốn tìm hiểu, xin việc nhưng họ vào rồi đều đi ngay, không bao giờ quay trở lại.
Còn lại phần lớn là một số anh chị em người ngoại tỉnh, họ khát khao là người Thủ đô nhưng vì không có khả năng xin đi bệnh viện khác nên đành chấp nhận ở lại nhưng trong thâm tâm, có thể họ không muốn vào”, bác sĩ Hưng buồn bã chia sẻ.
Theo www.giadinhmoi.vn
HIV và nỗi đau bị ruồng bỏ: Người mẹ nhân hung tin khi mới sinh con
Khi vừa sinh con, chị nhận được hung tin là hai mẹ con nhiễm HIV. Đến tháng thứ 6, đứa con rứt ruột đẻ ra rời bỏ chị mà đi. Rồi đến lượt chồng, em chồng ra đi vì HIV. Mình chị ở lại với mầm bệnh trong người với bao điều tiếng...
Bệnh nhân HIV đáng thương chứ không đáng trách
Chị N.T.H. (40 tuổi, ở Yên Thế, Bắc Giang) không may nhiễm HIV từ chồng bị nghiện hút. Lần hạ sinh đứa con đầu lòng cũng là lúc chị nhận được hung tin từ bệnh viện, rằng cả chị và con gái đều dương tính với HIV do lây nhiễm từ chồng.
Bao nhiêu hy vọng đều bay xa, bởi trước đó chị H. kỳ vọng sự ra đời của cô con gái có thể là kỳ tích để kéo chồng mình thoát khỏi tình trạng nghiện ngập, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
Nhưng trớ trêu thay, vừa lọt lòng bé đã nhiễm bệnh từ mẹ. Cố gắng chạy chữa, duy trì sự sống của con đến tháng thứ 6 thì bé bỏ chị mà đi. Và hơn 1 năm sau khi con gái mất thì chồng và em trai chị H. cũng ra đi vì căn bệnh HIV.
Liên tiếp những chuyện không may rơi xuống gia đình khiến chị H. phải gồng mình chống đỡ. Cho đến bây giờ chị vẫn luôn tiếc nuối về việc mình không cẩn thận phòng tránh ngay khi biết chồng nghiện hút nên dẫn tới cô con gái nhỏ cũng lây bệnh.
Nhiều bệnh nhân HIV là nạn nhân, hoàn cảnh của họ đáng thương chứ không đáng trách
Nỗi đau mất người thân chưa kịp nguôi ngoai thì chị lại bị những người xung quanh kỳ thị, xa lánh.
"Sau khi những người thân của tôi mất vì HIV và biết bản thân tôi cũng bị bệnh, rất nhiều người xa lánh và có ánh mắt kỳ thị với tôi. Trong những câu chuyện của họ tôi biết họ đang đánh giá về tôi.
Nhiều điều họ nói là không đúng nhưng tôi không trách, bởi họ sợ hãi vì là bệnh khó điều trị. Hơn nữa, con đường lây truyền của bệnh thường liên quan đến ma túy, mại dâm. Vậy nên, những người dân quê nghèo với trình độ hiểu biết eo hẹp bị đánh đồng người bệnh HIV là xấu.
Trước sự kỳ thị, xa lánh của mọi người tôi lựa chọn nỗ lực vươn lên, cố gắng hết mình trong cuộc sống, trong công việc, trong giao tiếp ứng xử với mọi người để lấy được sự tin tưởng, tín nhiệm của người thân, bạn bè" - chị H. tâm sự.
Bệnh nhân HIV cần sự cảm thông, chia sẻ
BSCKII Nguyễn Thái Minh - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện ĐK Đống Đa cho biết, những trường hợp người chồng bị bệnh nhưng không có biện pháp bảo vệ cho vợ dẫn đến vợ mắc bệnh, rồi từ người vợ lây bệnh sang con không hề hiếm gặp.
Đặc biệt, giờ đây, HIV đang len lỏi về vùng sâu, vùng xa, gặp ở những người chưa từng bước chân ra khỏi lũy tre làng gây tâm lý hoang mang cho người bệnh. Vì họ không rõ mình bị bệnh từ đâu, khi nào?
Theo bác sĩ Minh, sở dĩ có thực trạng này nguyên nhân một phần là do những người đàn ông ở vùng sâu, vùng xa vào thời điểm nông nhàn người ta ra thành phố kiếm việc làm.
Xa gia đình, lại là những người đang trong độ tuổi lao động, khỏe mạnh nên họ cũng có nhu cầu sinh lý. Những lúc vắng vợ, họ tìm đến gái mại dâm và không có ý thức dự phòng lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục trong đó có HIV, dẫn đến bị nhiễm bệnh lúc nào không hay.
Nhiều người đàn ông đi làm xa nhà nhiễm HIV và trở thành nguồn lây nhiễm cho vợ, con
Trở về quê nhà lại lây nhiễm cho vợ, vợ chửa đẻ lây cho con. Đến khi đi viện thăm khám mới biết bị HIV và không biết mình bị lây nhiễm từ đâu, bao giờ.
Nguy hiểm hơn, có những người chồng chẳng may đột tử, để lại vợ trẻ, con thơ, đến một ngày người vợ trẻ vô tình phát hiện HIV qua một lần kiểm tra sức khỏe.
Chưa từng bước chân ra khỏi ngôi làng nhỏ, chồng lại mất, giờ bỗng dưng phát hiện nhiễm HIV, điều này làm những người xung quanh nghi ngờ con đường nhiễm bệnh của người vợ góa.
Chính bản thân họ cũng không biết mình bị bệnh từ đâu, bao giờ nên dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ tột cùng. Thêm nữa, sự kỳ thị, ánh mắt nhòm ngó, nghi ngờ của những người xung quanh làm cuộc sống của họ thêm bế tắc.
Và nếu như tình trạng xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV vẫn tiếp diễn thì người bệnh sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được làm việc, quyền được học hành, quyền được tự do đi lại... thì con người không những không hạn chế được HIV mà còn làm cho bệnh ngày càng khó kiểm soát.
Vậy nên, sự cảm thông, chia sẻ, với tinh thần và thái độ không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV của tất cả mọi người sẽ giúp người bệnh lạc quan hơn, quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Theo www.giadinhmoi.vn
Cảnh báo nguy cơ lây HIV từ kim xăm trổ, dụng cụ làm lông mi, lông mày PGS.TS Đỗ Duy Cường khẳng định: Việc dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy; Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu... đều có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, người bị HIV không dám thú nhận...