Hình thức và nội dung kiểm tra học kỳ 1 không gây áp lực cho học sinh

Theo dõi VGT trên

Các trường phổ thông trên địa bàn TP đã và đang tổ chức kiểm tra học kỳ 1 theo hai hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tương ứng với thực tiễn triển khai công tác dạy và học của từng đối tượng học sinh.

Hầu hết giáo viên, học sinh và phụ huynh cho biết, bài kiểm tra học kỳ 1 không gây áp lực gì, kể cả với học sinh lớp 1.

Học sinh được ôn tập kỹ trước khi kiểm tra

Theo khung kế hoạch, chương trình năm học, các trường học trên địa bàn TP đang học ở tuần 16 với nội dung chủ yếu là ôn tập kiến thức để chuẩn bị kiểm tra học kỳ 1, dự kiến sẽ được triển khai ở tuần 17, 18. Cô Nguyễn Thị Phượng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Gia Quất, quận Long Biên chia sẻ: Trường đã tổ chức kiểm tra học kỳ 1 với các môn như Tin học, tiếng Anh và đang tích cực ôn tập các môn Toán, Tiếng Việt để tiến hành kiểm tra học kỳ 1, dự kiến vào tuần sau. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh học trực tuyến từ đầu năm học đến nay và phương thức kiểm tra với học sinh khối 3, 4, 5 là trực tuyến. Với học sinh ba khối này, các em đã làm quen với hình thức kiểm tra trực tuyến từ năm học trước; mặt khác thực hiện các thao tác thường xuyên trên máy tính, điện thoại nên chắc chắn sẽ không gặp trở ngại khi triển khai. Còn với học sinh khối 1- lớp đầu cấp và khối 2- học sinh triển khai chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trường sẽ xin ý kiến phụ huynh về phương thức kiểm tra, sau đó xây dựng phương án trình Phòng GD&ĐT xem xét, quyết định.

Hình thức và nội dung kiểm tra học kỳ 1 không gây áp lực cho học sinh - Hình 1

Học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức trước khi kiểm tra học kỳ 1

Được biết, thực hiện theo đúng công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT, nhiều trường học trên địa bàn TP đã xây dựng đề cương môn học, tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh; dạy bổ sung những nội dung còn thiếu kết hợp với việc ôn tập, củng cố nội dung kiến thức với các nhóm đối tượng bị hạn chế điều kiện học trực tuyến hoặc những trường hợp bị lỗi mạng, nghẽn mạng, xây dựng ma trận đề. Nội dung kiểm tra được đảm bảo đúng quy định, không kiểm tra vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình; không kiểm tra những nội dung giảm tải, hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; bài thực hành, thí nghiệm.

Nhìn chung, các trường đều có hình thức kiểm tra linh hoạt, nội dung đi vào trọng tâm, tổ chức ôn tập kỹ cho học sinh theo đề cương. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng triển khai cho học sinh làm bài kiểm tra thử để các em làm quen lại một lần nữa với cách thức làm bài; đồng thời cũng giúp nhà trường chủ động có phương án xử lý với các sự cố có thể xảy ra.

Các khối “đặc thù” kiểm tra thế nào?

Ngoài 2 khối cuối cấp là lớp 9 và lớp 12, học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6 cũng có những điểm được các nhà trường đặc biệt lưu ý trong kiểm tra, đánh giá học kỳ 1.

Cụ thể, từ ngày 8/11, học sinh lớp 9 huyện Ba Vì được đi học trực tiếp. Từ ngày 22/11, học sinh lớp 9 các huyện, thị xã khác đến trường và từ 6/12, học sinh lớp 12 ở các địa bàn vùng xanh được đến lớp học trực tiếp theo hình thức luân phiên. Nắm bắt cơ hội đó, hình thức kiểm tra học kỳ trực tiếp cũng được các trường thực hiện với học sinh lớp 9 và lớp 12, đảm bảo phù hợp với tình hình dạy- học thực tiễn.

Video đang HOT

Hình thức và nội dung kiểm tra học kỳ 1 không gây áp lực cho học sinh - Hình 2

Với các trường tổ chức kiểm tra trực tiếp cho khối 9 và 12, ngoài thực hiện đúng quy định về kiểm tra, đánh giá, các đơn vị phải tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch

“Lớp 9 của trường được đến lớp học trực tiếp từ 22/11. Từ đó đến nay, cả thầy và trò đều tích cực tận dụng “thời cơ vàng” để học kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ; cốt yếu giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của chương trình. Việc học và ôn trực tiếp rất thuận lợi; thầy cô có thể dễ dàng nhận định mức độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh; từ đó có ôn luyện tập trung vào nội dung các em còn thiếu hụt”- Hiệu trưởng trường THCS Cao Bá Quát, (huyện Gia Lâm) Vũ Thị Lan Anh cho biết.

Chương trình GDPT 2018 với lớp 6 có các môn tích hợp gồm: Khoa học Tự nhiên, Lịch sử- Địa lý và Nghệ thuật, Sở GD&ĐT đã có hướng dẫn đề thi đảm bảo tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra.

“Riêng với học sinh khối 1, khối 2, trường tiến hành khảo sát ý kiến phụ huynh về hình thức, thời gian kiểm tra, sau đó báo cáo phòng GD&ĐT xin chỉ đạo. Trước mắt nhà trường giao giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho phụ huynh trong công tác phối hợp với nhà trường để các con làm bài kiểm tra trong điều kiện tốt nhất. Với khối 1, hiện nhà trường vẫn bố trí thời gian học buổi tối để cha mẹ, người thân kèm cặp. Sau 3 tháng học trực tuyến, các con đều đã quen với thao tác trên máy tính nên dù kiểm tra theo hình thức nào thì học sinh cũng sẽ tự tin trên cơ sở hướng dẫn của cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm về cách thức làm bài”- Hiệu trưởng trường Tiểu học Gia Quất Nguyễn Thị Phượng cho hay.

Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh, các nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn của đơn vị và văn bản hướng dẫn của Sở. Đối với học sinh lớp 1, cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để có biện pháp hỗ trợ tối đa, không gây áp lực cho các em. Nếu tổ chức kiểm tra trực tuyến, các nhà trường cần rà soát thiết bị học tập của học sinh. Còn với các thức kiểm tra trực tiếp, các đơn vị phải thực hiện đúng quy định về kiểm tra, đánh giá và tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Tiên học lễ, khi thầy cô dạy chữ "lễ"

Vừa rồi, câu chuyện "Tiên học lễ, hậu học văn" ầm ĩ chia phe. Tôi nghĩ mãi về chữ "Lễ" mà mọi người tranh luận.

Chúng ta đang hiểu về chữ "Lễ" này thế nào thì đúng là chục người mười ý. Có người thì cho chữ "Lễ" là sự phục tùng.

Lại có người cho rằng đó là cách ứng xử có văn hóa. Có người nói: Hãy hỏi học trò về chữ "Lễ" chúng đang hiểu thế nào? Tôi thì lại muốn hỏi các thầy cô: Chữ "Lễ" thầy cô đang dạy thế nào? Muốn "Tiên học lễ" thì phải xem "Tiên dạy lễ" chứ, phỏng ạ?

Có những chữ "Lễ" cũ kỹ

Thật không khó để tìm thấy những chữ "Lễ" cũ kỹ trong môi trường giáo dục hiện tại. Nơi mà tương truyền rằng có 2 điều học sinh phải nhớ: Điều 1: Thầy cô là cha là mẹ, thầy cô luôn đúng. Điều 2: Không có điều 2. Một phát biểu khác ý thầy, nằm ngoài hiểu biết của thầy có thể thành tội gây rối lớp học. Tôi đã từng bị tuyên bố cho thi lại năm đó ngay khi mới là những tiết đầu của học kỳ 1. Và quả thật, thầy nói thì không sai bao giờ, năm đó tôi thi lại môn của thầy thật.

Tiên học lễ, khi thầy cô dạy chữ lễ - Hình 1

Chưa bao giờ chúng ta bàn nhiều về chữ "lễ" như hiện nay... Ảnh: S.t

Khi kể câu chuyện này trên trang cá nhân của mình, nhiều phụ huynh chép miệng với tôi rằng: "Lễ" là lễ lạt. Giờ phụ huynh mà không "lễ lạt" trước thì con mình bị "lễ độ" ngay. Giờ phụ huynh không chỉ "lễ lạt" 20/11 mà còn là tết nhất, 20/10, 8/3 (tặng quà cho cô giáo và vợ, bạn gái của thầy giáo), sinh nhật thầy cô, ngày thành lập trường... Chưa kể, học thêm cũng là một thứ "lễ bái", nhiều đứa trẻ không đi học thêm là xác định luôn điểm kém. Họp phụ huynh đầu năm thành "lễ ra mắt" là chuyện bình thường.

Có nhiều chữ "Lễ" cũ kỹ như thế vẫn còn tồn tại trong môi trường giáo dục dù xã hội lên án gay gắt bao năm qua nhưng vẫn còn bao nhiêu phụ huynh chỉ vì "mong thầy cô để mắt đến con" mình mà không sao chấm dứt nổi. Trong một xã hội mà khái niệm "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" rõ ràng chữ "Lễ" cũng bị nhuốm màu nhem nhuốc. Đến mức nhiều trường phải ra quy định, đặt "quota" mức quà mừng thầy cô không được quá 500K. Tức là không ngăn được văn hóa quà cáp mà phải chấp nhận nó bằng giới hạn.

Những chữ "Lễ" cũ kỹ ấy thật khó mà ngày một ngày hai loại bỏ đi được khi mà nó đã bén rễ đến mức thành "lễ nghi", "lễ tục". Và nó thật sự khiến chữ "Lễ" thành thứ nhiều người muốn loại bỏ nó. Những đứa trẻ học "lễ phép" theo hướng phục tùng, cấm cãi khiến chúng vào khuôn khổ, đánh mất cái tôi, bản sắc, sức phản biện, độc lập. Giống như văn mẫu, dù ban đầu ý nghĩa của nó là chia sẻ cái đẹp, cái hay để học được cái hay, cái đẹp nhưng cuối cùng nó lại thành "khuôn vàng thước ngọc" chính xác đến từng câu chữ, sai văn mẫu là điểm kém, đúng văn mẫu là điểm cao. Hàng ngàn đứa trẻ viết ra những bài văn vô hồn, giống hệt nhau khi tả về bà, về một lần về quê, những con bò giống nhau, những lũy tre làng giống nhau... Không đứa trẻ nào dám khác đi vì khác đi là điểm kém. Không cha mẹ nào dám khác đi vì khác đi có thể làm khổ con mình. "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Chữ "Lễ" biến câu ca dao ấy thành kim chỉ nam cho lễ lạt là vậy.

Những chữ "Lễ" cũ kỹ, bao giờ thì ngưng?

Hiểu chữ "Lễ" để học chữ "Lễ"

Trong cuộc tranh luận liên hồi bất tận về việc bỏ hay giữ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", nhiều người dẫn chứng về bộ môn Giáo dục công dân - một môn học đại diện cho chữ "Lễ" đang được dạy ở trường. Rằng môn đó đang bị coi là môn phụ. Đó là những tiết học về kỹ năng sống, ứng xử trong cuộc sống, đan xen là thường thức pháp luật. Ở các trường tư, Giáo dục công dân được "nâng level" bằng Công dân toàn cầu hay Kỹ năng sống. Chữ "Lễ" trong Giáo dục công dân ấy chính là học làm người.

Chữ "Lễ" trong những bài văn mẫu phân tích câu "Tiên học lễ, hậu học văn" là học làm người, chữ "Đức", phép đối nhân xử thế, tôn ti trật tự... Nên nếu chỉ nằm trong môn Giáo dục công dân thì quả là ít ỏi. Chữ "Lễ" học ở trường đâu phải chỉ ở môn Giáo dục công dân, phỏng ạ?

Tôi vẫn nghĩ rằng chữ "Lễ" cần phải được hiểu cho đúng trước khi học cho đúng. Là lũ trẻ của chúng ta cần phải được hiểu chữ "Lễ" trước khi được học về chữ "Lễ". Tôi có chị bạn vừa làm một khảo sát nhỏ với 10 bạn học sinh. Chỉ có 1 bạn nói rằng "Lễ là học làm người, học đối nhân xử thế". Còn đâu các em đều trả lời rằng lễ là lễ phép, lễ độ, ngoan, vâng lời, không cãi, kính trọng người trên, biết dạ thưa...

Tất nhiên, một khảo sát nhỏ xíu như vậy chẳng nói lên kết quả đúng. Nhưng tôi tin rằng có làm một khảo sát lớn hơn thì kết quả cũng sẽ vẫn vậy. Là bởi ngoài những bài văn mẫu và môn Giáo dục công dân, dường như chúng ta ít đề cập đến chữ "Lễ" một cách trực diện. Tất cả đều khá là chung chung và tùy theo giáo viên.

Thậm chí, khi được hỏi, nhiều em học sinh cũng không hề nghĩ bộ quy tắc ứng xử, nội quy trường, những tiêu chí đánh giá hạnh kiểm, điểm văn minh là một phần trong chữ "Lễ" mà các em đang được dạy. Dường như, với hầu hết học sinh, "Lễ" chỉ được hiểu là lễ phép. Hoặc cao xa hơn, "Lễ" là thứ lồng trong khung kính những bài văn mẫu, lý thuyết và chỉ có giá trị mô tả nhiều hơn là thực hành. Hỏi học sinh: Em đang học chữ "Lễ" thế nào trong nhà trường? Chắc chắn, câu trả lời có thể rất... sách vở.

Khi học sinh chưa hiểu chữ "Lễ" thì thầy cô giáo biết dạy các em thế nào?

Thầy cô dạy chữ "Lễ" thế nào?

Có nhiều nhà giáo nói với tôi rằng: Dân chủ học đường là thứ khiến chữ "Lễ" ngày nay bị coi nhẹ. Học trò ngày nay có thể đưa thầy cô giáo của chúng lên "đoạn đầu đài" chỉ bằng một clip quay lén tung lên mạng. Nhiều phụ huynh theo trường phái "Con tôi là nhất" mà sẵn sàng xông thẳng vào lớp tát giáo viên. Rồi dân chủ học đường là cái cùm trói giáo viên khi học sinh vô kỷ luật thầy cô nói không được. Chữ "Lễ" bị dân chủ học đường trói buộc và làm cho mai một.

Tôi không nghĩ vậy. Trái lại, tôi còn đồng tình với việc thực hành dân chủ trong học đường. Chữ "Lễ" cũ cần được làm mới lại bằng dân chủ học đường. Nhưng không phải dân chủ theo kiểu cào bằng hay coi giáo dục như một cuộc mua bán được tính bằng học phí, biến mối quan hệ thầy - trò thành người bán chư - khách hàng mua chữ. Dân chủ phải được xây dựng bằng sự tôn trọng. Không chỉ là tôn sư trọng đạo mà còn phải là sự tôn trọng trở lại từ chính các thầy cô với học sinh.

Chữ "Lễ" ở thời đại mới này chính là chữ "Lễ" từ việc học cách tôn trọng. Là chính các thầy cô bắt đầu học lễ trước khi dạy văn. Tôn trọng người học trước khi truyền thụ kiến thức hay khai phóng đầu óc cho họ. "Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa... Thầy". Tôi nghĩ vậy. Một học trò được thầy cô tôn trọng sẽ biết tôn trọng thầy cô. Dạy chữ "Lễ" cho học trò bằng việc sử dụng chữ "Lễ" khi làm thầy, làm cô.

Tôi biết nhiều phụ huynh ngày nay cũng không còn coi trọng việc con em mình đi hỏi về chào, vào bữa cơm không cần mời cha, mời mẹ. Khi nói chuyện với người hơn tuổi không cần thêm chữ "ạ" vào cuối câu, không ai bắt con em mình phải khoanh tay khi chào hỏi. Nhiều cha mẹ ngày nay hiện đại hơn khi cho phép con em mình không phải chào nếu như người lớn kia các lần trước đó không đáp lại lời chào của con họ. Kiểu "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", người thế nào ta đáp lại như thế. Nhiều bài học dạy con đừng làm người tốt vì "nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi".

Đến cả tôn sư trọng đạo cũng là tôn trọng những thầy dạy môn chính còn môn phụ thì... thôi. Những câu chuyện bên bàn ăn mà cha mẹ thoải mái bình phẩm thầy giáo, cô giáo của con là "thầy ngu" "cô dốt" chỉ vì một quy định cha mẹ thấy ngớ ngẩn.

Như một dạo trường con tôi quy định học sinh phải đồng phục đi giày mũi đen, nhiều phụ huynh bảo con: Đó là quy định ngớ ngẩn, nhà trường vẽ rắn thêm chân. Con không cần làm theo". Là chính các phụ huynh đang quên mất rằng việc học làm người của các con, chữ "Lễ" của các con phải bắt đầu từ kỷ luật, sự tôn trọng những quy định chung của nhà trường bây giờ và mai này là xã hội, những nguyên tắc xã hội.

Chữ "Lễ" mà thầy cô giáo nên dạy học trò cũng chính là việc xây dựng những nguyên tắc kỷ luật có trong chính những nội quy của trường. Xây dựng nội quy của trường theo hướng dạy các con thành người, tuân thủ những chuẩn mực đã được quy định chứ không phải là sự vô kỷ luật. Một đứa trẻ không tuân thủ quy định chung không thể nói được rằng nó là một đứa trẻ cá tính, có cái tôi được. Không thể đánh tráo khái niệm rằng 40 đứa trẻ đua xe bị bắt vừa rồi là những đứa trẻ cá tính mạnh mẽ, khát khao thể hiện cái tôi, có đam mê (tốc độ) và can đảm được. Hay những đứa trẻ không chịu mặc đồng phục là những đứa trẻ dũng cảm giữ bản sắc cá nhân.

Thầy cô dạy chữ "Lễ" cho học trò chính là bằng sự để tâm chứ đừng chỉ là để mắt. Để tâm mới nhìn ra sự thay đổi trong mỗi đứa trẻ, uốn nắn kịp thời, có buông có neo. Là mỗi người thầy phải bắt đầu từ sự gương mẫu của chính bản thân mình. Xin đừng để chữ "Lễ" chỉ để treo trong các ngôi trường và muôn năm vẫn chỉ là những chữ "Lễ" cũ kỹ. Thầy cô mới chính là người làm mới chữ "Lễ" đó, biến chữ "Lễ" đó thành thứ đáng học, cần học, nên học. Đừng đổ lỗi cho các phụ huynh hay dân chủ học đường trong con trẻ. Là thầy cô, chữ "Lễ" mà thầy cô muốn dạy là gì?

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

CĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dộiCĂNG: Phan Đạt tung clip 47 phút đáp trả Phương Lan, 1 chi tiết dấy lên tranh cãi dữ dội
13:25:49 21/12/2024
Sốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phimSốc: Hỏa hoạn thiêu rụi nơi tài tử Nam Joo Hyuk đang quay phim
17:02:28 21/12/2024
Clip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợClip sốc: Sao nữ hạng A bị tình trẻ chặn đường đe dọa sau vụ tung ghi âm nhạy cảm, hành vi điên cuồng gây khiếp sợ
14:25:41 21/12/2024
Mỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằngMỹ nam cứ đóng phim với ai là người đó bị phong sát, đẹp như tượng tạc nhưng xui xẻo không ai bằng
13:18:47 21/12/2024
Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"Tiểu thư Lisa nhà Hà Hồ được cưng đến thế là cùng, đi múa ba lê mà được cả bà nội, bố, mẹ "hộ tống"
13:20:01 21/12/2024
Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024Những sao Việt đổ vỡ tình cảm trong năm 2024
16:37:38 21/12/2024
Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?Mỹ Linh đang thắng thế tại "Chị đẹp đạp gió 2024"?
14:13:31 21/12/2024
Hoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giâyHoa hậu Vbiz từng ở ẩn khiến cõi mạng "náo loạn" vì clip vỏn vẹn 4 giây
14:29:19 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Giận chồng ra ở khách sạn, sáng mở mắt tôi suýt ngất khi thấy một người phụ nữ nằm bên cạnh

Giận chồng ra ở khách sạn, sáng mở mắt tôi suýt ngất khi thấy một người phụ nữ nằm bên cạnh

Góc tâm tình

19:19:41 21/12/2024
Tôi cố gắng bình tĩnh lại rồi xin phép sếp về nhà nghỉ ngơi. Trên đường về nhà tôi hoang mang lắm. Tôi và chồng kết hôn đã 4 năm.
Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Thời trang

19:17:34 21/12/2024
Từ công sở, dạo phố đến những buổi gặp gỡ quan trọng, với khả năng kết hợp linh hoạt cùng phụ kiện, trang phục màu trung tính luôn là lựa chọn hoàn hảo để thể hiện gu thời trang thanh thoát và tinh tế của người mặc.
Louis Phạm tung ảnh tình tứ với bạn trai Việt kiều, xoá tan tin đồn chia tay

Louis Phạm tung ảnh tình tứ với bạn trai Việt kiều, xoá tan tin đồn chia tay

Sao thể thao

19:16:43 21/12/2024
Chiều 21/12, trên trang cá nhân, cựu hot girl TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) đã đăng tải loạt ảnh với phong cách Giáng sinh ngọt ngào
Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Mỹ phẩm chứa vitamin E có tác dụng gì trong chăm sóc da?

Làm đẹp

19:12:13 21/12/2024
Khi da bị tổn thương như bỏng, chấn thương hoặc sẹo sau phẫu thuật, vitamin E có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng cách thúc đẩy quá trình tái tạo của lớp biểu bì.
Nhận hối lộ, đăng kiểm viên lĩnh mức án cao gấp 3,5 lần giám đốc trung tâm

Nhận hối lộ, đăng kiểm viên lĩnh mức án cao gấp 3,5 lần giám đốc trung tâm

Pháp luật

19:07:07 21/12/2024
Sau 1 tuần nghị án sơ thẩm, sáng 21/12, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ án nhận hối lộ tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Kiên Giang 6801S với tổng mức án 14 tù.
Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Gợi ý thực đơn cơm tối 3 món nóng hổi ngon cơm

Ẩm thực

18:56:03 21/12/2024
Để có một bữa tối ngon miệng làm nhanh và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn cơm tối dưới đây nhé!
Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Búp bê Giáng sinh 'xấu xí' gây sốt mạng, cháy hàng liên tục

Netizen

18:17:30 21/12/2024
Xuất hiện trên bài đăng của một chàng trai người Mỹ 18 tuổi, búp bê Giáng sinh Cookie nhanh chóng gây sốt mạng nhờ vào thiết kế kỳ lạ, thậm chí có phần xấu xí .
Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Bức ảnh trước khi nổi tiếng khiến mỹ nhân 9x xấu hổ đến mức muốn vứt bỏ

Sao châu á

18:02:04 21/12/2024
Ngày 21/12, tờ Sohu đưa tin mới đây 1 blogger giải trí đã đào lại hình ảnh mộc mạc của Dương Tử năm 18 tuổi, khi cô đang tất bật tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường nghệ thuật.
Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sơn Tùng M-TP và những lần hứa vu vơ khiến CĐM "dậy sóng": Hết trà đá vỉa hè đến ngồi xích lô lượn Hồ Tây, làm gì cũng thành xu hướng!

Sao việt

17:59:07 21/12/2024
Sự hưởng ứng mạnh mẽ của khán giả trước những xu hướng mà Sơn Tùng M-TP khởi xướng đã chứng minh sức hút của nam ca sĩ vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.
10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2024

Phim âu mỹ

16:35:04 21/12/2024
Năm 2024 đã chứng kiến một loạt các bộ phim đạt doanh thu cao tại phòng vé toàn cầu, khẳng định sức hút không ngừng của ngành công nghiệp điện ảnh trong việc thu hút khán giả đến rạp.
Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Lộ bằng chứng bóc trần BTS gian lận?

Nhạc quốc tế

15:01:51 21/12/2024
Mới đây, trên các diễn đàn Kpop tại Hàn Quốc lan truyền trở lại một đoạn chụp email yêu cầu quyết toán thuế và tin nhắn được cho là liên quan đến cáo buộc gian lận nhạc số của BTS năm 2017.