Hình thành những thói quen để giúp bé tập ngủ trong cũi
Tập cho bé ngủ riêng trong cũi có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với cha mẹ, đặc biệt là nếu trước đây bé được ngủ cùng bạn.
Có nhiều cách để rèn cho con ngủ riêng, nhưng theo các chuyên gia, có 4 phương pháp nổi bật hơn cả. Dưới đây là phương pháp đầu tiên: “Hình thành những thói quen” – với 5 ý tưởng giúp bạn cố gắng thuyết phục bé ngủ trong cũi.
1. Tạo dấu hiệu “bắt đầu đến giờ đi ngủ”
Vài tuần trước khi để bé nằm riêng trong cũi, hãy tập cho bé cảm nhận những tín hiệu của việc đã đến giờ đi ngủ. Bạn có thể thay đổi bằng nhiều cách như là hẹn giờ cho chuông kêu rồi bật đèn ngủ và nói “Đi ngủ nào bé yêu!”… miễn là khiến bé thư giãn. Tuy nhiên, bạn nên thật dịu dàng để tạo cảm giác hứng thú cho bé.
Bắt đầu quá trình tạo tín hiệu này càng sớm càng tốt, vì nó thường mất khá nhiều thời gian. Ngay cả khi bé vẫn đang ngủ cùng bạn, hãy để bé nhận biết lúc nào là đến giờ ngủ. Đồng thời, bạn phải thực hiện nó đều đặn. Nếu bạn chỉ lơ là bỏ quên vài đêm cũng có thể dẫn đến việc thói quen đi ngủ của bé khó hình thành.
Một tin mừng cho các bố mẹ là theo một nghiên cứu ở Mỹ, trong một số trường hợp, ngay cả khi bạn không cố tình tạo cho bé những tín hiệu này trước đó thì bé vẫn có thể nhận biết được. Bé có thể “theo dõi” thói quen đi ngủ của bạn và vô tình “tự thiết lập” cho mình. Vì vậy, các bố mẹ nên giữ thói quen đi ngủ sớm, đều đặn để tạo được cả thói quen tốt cho bé nữa nhé.
2. Chuẩn bị bữa ăn nhẹ
Trước khi ngủ, bạn có thể cho bé uống một cốc sữa hoặc bột ngũ cốc. Bắt bé ăn quá nhiều thực phẩm sẽ chỉ khiến bụng bé ấm ách khó chịu, làm bé khó ngủ hơn. Tuy vậy, một chút đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp con bạn cảm thấy thoải mái và giấc ngủ sẽ kéo dài lâu hơn một chút.
Video đang HOT
3. Tắm nước ấm cho bé
Được tắm với nước ấm trước khi đi ngủ sẽ tạo cho các bé một cảm giác vô cùng dễ chịu. Tuy vậy cần tuyệt đối giữ ấm cho bé khi ra khỏi phòng tắm – bạn có thể dùng khăn tắm hoặc chăn ủ cho bé – để tránh khiến bé bị cảm lạnh về đêm, sẽ rất nguy hiểm.
4. Hát ru hoặc đọc truyện cho bé nghe
Nếu các mẹ để ý sẽ thấy, không chỉ đưa bé vào giấc ngủ êm đềm, những lời hát ru truyền cảm, thiết tha còn có tác dụng giúp con cảm thấy an tâm, rèn luyện kỹ năng nghe, ngôn ngữ… cho bé. Do đó, hát ru nên được các mẹ coi như một phần thói quen trước khi đi ngủ.
Ngoài việc hát ru đưa bé vào giấc ngủ, mẹ cũng có thể đọc sách cho bé nghe. Hãy chọn một cuốn truyện đơn giản nhưng thú vị và kể cho bé một cách nhẹ nhàng chậm rãi nhé. Tránh những câu chuyện quá nhiều về quái vật khiến bé hoảng sợ, dễ gặp ác mộng. Tuy nhiên, một số trẻ có xu hướng càng nghe đọc sách lại càng tỉnh táo, hào hứng hơn, không chịu đi ngủ. Vì vậy, nếu bé nhà bạn không ngủ sau cuốn sách đầu tiên, bạn hãy xem xét dừng lại và tìm một cách thích hợp hơn để dỗ bé ngủ.
5. Chuẩn bị đồ chơi cho bé đi ngủ
Chọn cho bé một món đồ chơi thích hợp để bé ôm đi ngủ như gấu bông hoặc là một chiếc chăn ôm có hình ngộ nghĩnh. Bé sẽ cảm thấy thân thuộc và an toàn như có một người bạn đồng hành bên cạnh. Tránh chọn những đồ chơi rườm rà hoặc quá mang tính giải trí khiến bé mải chơi quên luôn ngủ.
Theo Trí Thức Trẻ
Muốn bé ăn rau? Đừng nói rau tốt
Đối với trẻ em, những thông điệp về ăn uống lành mạnh không hề có tác dụng.
Trẻ không thích ăn những thực phẩm được gắn mác "tốt cho sức khỏe"
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Chicago, Mỹ thấy rằng trẻ em tuổi tiền học đường, từ 3-5 tuổi, sẽ ít ăn những loại thức ăn được nói rằng những thành phần trong đó sẽ khiến chúng thông minh hơn hay khỏe mạnh hơn, vì trẻ tin rằng thức ăn "tốt" thì sẽ không "ngon".
Các nhà nghiên cứu gợi ý các bậc cha mẹ và nhà sản xuất chỉ nên đơn giản là phục vụ những mặt hàng "không kèm theo bất cứ thông điệp nào về mục đích".
Các tác giả kết luận: "Trẻ nhỏ thường hiểu thông điệp về thức ăn một cách máy móc rằng nếu một món nào đó tốt cho mục đích này thì nó không thể là phương tiện để đạt được mục đích khác. Như vậy, nếu một món nào đó được giới thiệu là sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, hoặc giúp đạt được một mục tiêu nào đó, thì trẻ sẽ kết luận rằng món đó không ngon và do đó sẽ ăn ít hơn so với những món được giới thiệu là ngon hoặc không kèm theo thông điệp gì."
Để kiểm tra giả thuyết này, các tác giả đã tiến hành nhiều test khác nhau về khẩu vị trên trẻ tuổi tiền học đường ở trường McGaw YMCA, bang Illinois, Mỹ.
Trong một tình huống, một nghiên cứu viên đọc cho các bé nghe câu chuyện về một bé gái tên là Tara đã ăn loại bánh giòn Wheat Thins trước khi đóng kịch.
Câu chuyện có hai phiên bản, một nhắm vào những lợi ích sức khỏe của món bánh giòn, còn phiên bản kia thì không kèm theo bất kỳ thông điệp nào.
Trong phiên bản "sức khỏe", câu chuyện trình bày món bánh giòn như một công cụ để được mạnh hơn, khỏe hơn, giàu sinh lực hơn, trong đó nghiên cứu viên chỉ vào cơ bắp ở tay mình để minh họa.
Để xác nhận là trẻ hiểu rõ thông điệp của câu chuyện, khi kết thúc câu chuyện, nghiên cứu viên sẽ hỏi các bé: "Các cháu có biết là bánh Wheat Thins tốt cho sức khỏe của các cháu không?".
Dự đoán của các nhà nghiên cứu hóa ra là đúng, trẻ ít ăn món bánh giòn hơn khi bánh được phục vụ kèm theo thông điệp về sức khỏe.
Đa số trẻ liên hệ việc ăn uống lành mạnh với những thuật ngữ như "làm con khỏe", "tốt cho con", "giúp con mau lớn", và "cho con sức lực".
Song một số cũng nghĩ rằng thông điệp này đồng nghĩa với việc phải tránh xa món tráng miệng.
Nghiên cứu cũng tham khảo một nghiên cứu trước đây thấy rằng trẻ từ 9 - 11 tuổi thích đồ uống được ghi nhãn là "Nước uống mới" hơn đồ uống có tên "Nước uống mới tốt cho sức khỏe".
Nghiên cứu sẽ được đăng trên tờ Journal of Consumer Research.
Cẩm Tú
Theo Daily Mail
Cách đối phó viêm họng cấp tính ở trẻ Mùa hè, không khí nóng nực khiến nhiều người nghiện uống nước giải khát với đá. Điều này rất dễ dẫn tới viêm họng cấp, nhất là đối với trẻ em. Viêm họng cấp nếu không được điều trị thì có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm...