Hình ảnh hậu trường hiếm hoi của phim “Đào, phở và piano”
“Đào, phở và piano” là tác phẩm của đạo diễn Phi Tiến Sơn tái hiện Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa. Hậu trường cảnh chiến đấu và phim trường “đổ nát chưa từng có” trong phim khiến nhiều khán giả quan tâm.
Đào, phở và piano là phim Nhà nước nằm trong kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành.
Sau gần hai tuần ra rạp, Đào, phở và piano ghi nhận mức doanh thu 1 tỷ đồng (theo số liệu của Box Office Việt Nam – đơn vị thống kê độc lập) dù suất chiếu hạn chế. Phim tạo ra cơn sốt “săn vé” với khán giả Hà Nội và mới đây là TPHCM khi Beta Cinemas và Cinestar công bố phát hành phim.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn (phải) chỉ đạo trên phim trường “Đào, phở và piano”. Phim bấm máy từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, trong thời tiết khắc nghiệt ở vùng miền núi phía Bắc. Ê-kíp thường xuyên quay vào buổi đêm, khi nhiệt độ giảm sâu. Vào một số cảnh lúc ban ngày, khi thời tiết nắng nóng, diễn viên lại phải mặc áo chần bông, áo len để khớp bối cảnh của cuộc chiến vào mùa đông.
Trong quá trình quay phim, đạo diễn Phi Tiến Sơn sử dụng nhiều cảnh quay thật, kết hợp một số cảnh quay trên nền phông xanh (được dựng thêm hiệu ứng kỹ xảo sau đó). Các cảnh quay cháy, nổ được thực hiện theo tiêu chuẩn, có giám sát viên, đảm bảo an toàn cho cả ê-kíp.
Nhân vật của Doãn Quốc Đam được hóa trang máu me trong một cảnh phim. Các diễn viên tham gia phim có nhiều pha hành động. Ban đầu, ê-kíp muốn dùng cascadeur (diễn viên đóng thế). Tuy nhiên, Doãn Quốc Đam (vai Dân) nhận thấy ở các cảnh ngã, diễn viên đóng thế chỉ thực hiện động tác ngã, không diễn xuất, biểu cảm, khiến nhân vật thiếu “hồn”, vì thế anh xin tự thực hiện. Khi quay cảnh nhân vật ngã từ trên mái ngói xuống, cơ thể anh có nhiều vết xước, có chỗ chảy máu, do gạch ngói đâm vào người.
Video đang HOT
Nữ chính Cao Thùy Linh đảm nhận vai cô tiểu thư Hà thành tên Hương trong phim, cũng có một cảnh hành động. Khi cầm bom ba càng lao vào xe tăng của quân địch ở cuối phim, cô được ê-kíp hỗ trợ bằng cách treo người trên dây cáp.
NSND Trung Hiếu trên phim trường “Đào, phở và piano” thực hiện một cảnh quay. Sau nhiều năm rời xa điện ảnh, nam diễn viên trở lại với vai cha xứ.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh cho biết, ngay từ khi đọc kịch bản anh rất thích vai diễn vị cha xứ chuộng hòa bình, luôn hướng tới những điều tốt đẹp. Để thực hiện vai cha xứ, nam diễn viên tiết lộ anh đã đi đến các nhà thờ, gặp các cha để nhờ hướng dẫn cách thức hành lễ, cử chỉ, đi đứng, lời nói… Anh tập luyện để tất cả ngấm vào người thành phản xạ tự nhiên, khi diễn nhuần nhuyễn hơn.
NSND Trần Lực trong hậu trường phim “Đào, phở và piano”, anh đảm nhận vai họa sĩ già tài năng.
Nam nghệ sĩ chia sẻ, một trong những điều anh tâm đắc, cảm thấy bất ngờ nhất chính là bối cảnh phim được đầu tư rất lớn và hoành tráng. “Đây là trường quay về đề tài phim lịch sử có thể nói là lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Bối cảnh phim được phục dựng công phu ở không gian rộng, không vướng nhà cao tầng hay cột điện nên có thể quay được góc máy 360 độ, không phải cắt góc máy liên tục, góc quay không bị bó lại như trước đây”, NSND Trần Lực nói.
Hình ảnh phim trường “đổ nát chưa từng có” tái hiện Hà Nội năm 1946-1947 trong phim “Đào, phở và piano”. Theo chia sẻ của họa sĩ Vũ Việt Hưng – phụ trách thiết kế mỹ thuật, ê-kíp đã nghiên cứu, chọn cảnh thực tế tại Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn Tây (Hà Nội). Đó đều là những nơi mà trước đây Pháp từng xây dựng, có những con phố cổ như bối cảnh đòi hỏi. Tuy nhiên, do những nơi này đã ít nhiều chịu tác động của những yếu tố hiện đại nên đoàn phim chuyển sang phục dựng bối cảnh.
Một khu phố cổ Hà Nội hoang tàn, đổ nát dài 120m, đường và vỉa hè rộng tới 15m đã được dựng lại tại phim trường ở gần hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) – nơi Trung Đoàn E24 từng đóng quân.
Họa sĩ Hưng cho biết thêm, trong phim anh dùng nhiều vật dụng gia đình, tủ, giường, nồi đất, hoành phi câu đối trong cảnh người dân dựng tường rào chiến lũy. Các loại xe chiến đấu, súng được mô phỏng từ mẫu ngoài đời, có tham khảo hiện vật từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Các diễn viên bên chiến hào được đắp từ bao cát và nhiều đồ đạc.
Ngoài những hình ảnh hậu trường làm việc, một số bức ảnh hài hước của diễn viên Doãn Quốc Đam cũng được nhiều khán giả chia sẻ. “Những hình ảnh đó được các bạn thư ký trong đoàn hoặc tổ hóa trang chụp lại trong lúc tôi đứng chờ quay để đặt góc máy. Họ chụp làm kỷ niệm hoặc dùng làm tư liệu để nối cảnh. Tôi cũng không cố tình tạo dáng như thế để họ ghi lại, đơn giản chỉ là vài phút tinh nghịch trong lúc chờ đợi. Sau đó, khi họ gửi ảnh cho tôi, tôi thấy chúng hài hước, vui vẻ nên đã đăng tải lên trang cá nhân. Tôi cũng không ngờ sau đó mọi người lại chia sẻ nhiều tới vậy”, Doãn Quốc Đam nói với phóng viên Dân trí (Ảnh: Nhà sản xuất cung cấp, Facebook nhân vật).
Đào, Phở Và Piano chỉ giới thiệu diễn viên cũng khiến khán giả nghẹn ngào, ý nghĩa đến từng cái tên nhân vật
Cách ekip Đào, Phở Và Piano đặt tên cho các nhân vật khiến khán giả xúc động.
Đào, Phở Và Piano là tựa phim tạo ra hiện tượng chưa từng có của ngành điện ảnh Việt. Lần đầu tiên có một phim Nhà nước đặt hàng lại nhận được sự quan tâm vô cùng lớn từ khán giả, khiến một số nhà rạp sẵn sàng nhận phim về chiếu để phục vụ người xem. Dù không phải một tác phẩm hoàn hảo nhưng Đào, Phở Và Piano được đánh giá là khởi gợi tinh thần tự hào dân tộc khi khai thác bối cảnh Việt Nam những ngày tháng gian khổ hào hùng.
Trên các nền tảng mạng xã hội, khán giả truyền tay nhau những hình ảnh, trích đoạn đầy cảm xúc của bộ phim. Đặc biệt, có một hình ảnh khiến ai nấy không khỏi nghẹn ngào dù đó chỉ là dòng chữ, giới thiệu ekip làm phim được phát xong khi phim kết thúc.
Lý do khiến khán giả xúc động khi thấy phần giới thiệu diễn viên này là bởi, tất cả các nhân vật đều không có tên riêng cụ thể. Họ được gọi với những cái tên như "cô gái", "chàng trai", "ông họa sĩ", "cảm tử quân",... Ngay cả cặp đôi chính Doãn Quốc Đam - Cao Thị Thùy Linh, dù trên phim nhân vật của họ có tên gọi cụ thể, nhưng trong phần giới thiệu, nhân vật của họ lại được gọi là "cô gái - chàng trai".
Không nhân vật nào có tên riêng
Thực tế trên phim, hai nhân vật này có tên là Văn Dân và Thục Hương nhưng ở phần giới thiệu, họ được gọi là "chàng trai" và "cô gái"
Cách ekip làm phim quyết định để cho tất cả các nhân vật đều không có tên riêng khiến khán giả lập tức nhớ tới câu thơ trong bài thơ Đất Nước: " Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm nên Đất Nước". Cách làm này khiến câu chuyện mà biên kịch muốn kể không chỉ tóm gọn trong một vài nhân vật mà họ là đại diện chung cho những cô gái, chàng trai, những ông họa sĩ, ả đào, cảm tử quân,... đã hi sinh vì đất nước. Khán giả vô cùng tâm đắc với cách làm này của ekip, nhiều người còn chia sẻ họ không cầm được nước mắt khi dòng chữ giới thiệu tên diễn viên - nhân vật được phát lên.
Khán giả xúc động với cách đặt tên nhân vật của ekip làm phim
'Đào, phở và piano' chiếu tại 11 tỉnh thành Theo ghi nhận của đơn vị thống kê độc lập Box Office Việt Nam, tính đến hết ngày 21.2, 'Đào, phở và piano' thu 1 tỉ đồng tiền vé. Trước cơn sốt vé của Đào, phở và piano, số suất chiếu được tăng liên tục tại Trung tâm chiếu phim quốc gia (Hà Nội) từ 16 suất ngày 22.2 lên 23 suất ngày...