Hình ảnh đẹp về thầy cô, mái trường cần tiếp tục được nhân rộng
Kết quả cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu” và những hình ảnh đẹp về thầy cô và mái trường được phản ánh trong các tác phẩm dự thi cần được nhân rộng lan tỏa hơn nữa.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ tổng kết/trao giải.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã chia sẻ như vậy tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu năm 2020″ diễn ra sáng nay (17/12), tại Hà Nội.
Thay mặt Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tại buổi lễ, Thứ trưởng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thầy giáo, cô giáo, các cá nhân, đơn vị đoạt giải của cuộc thi.
Theo Thứ trưởng, ngay từ năm đầu tiên phát động (2018), cuộc thi đã thể hiện được sức lan tỏa rộng lớn với 60.000 bài dự thi. Những năm sau, số lượng bài dự thi ngày càng tăng, và con số bài dự thi năm nay đã lên tới gần 80.000 bài.
Đây là con số lớn, ấn tượng, thể hiện cuộc thi thực sự có ý nghĩa, hấp dẫn và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Thành phần tác giả tham gia dự thi cũng hết sức phong phú, đến từ nhiều nghề khác nhau; trong đó có đội ngũ đông đảo là tác giả không chuyên, các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đang công tác hoặc đã nghỉ hưu trong các cơ sở giáo dục. Có rất nhiều bài dự thi là từ học sinh cũ viết về thầy cô giáo của mình.
Thứ trưởng cho rằng, sự đón nhận, hưởng ứng này cho thấy, mái trường và các thầy giáo, cô giáo đã để lại ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ học sinh và các tầng lớp nhân dân. Đây là sự động viên to lớn, tạo động lực cho ngành Giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa trong công việc nhiều vinh quang, nhưng cũng đẩy thử thách; đặc biệt bối cảnh chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; với giáo dục phổ thông là đổi mới chương trình giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần chuyển một nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trao giải Nhất tại buổi lễ.
Cũng bởi vậy, mỗi bài dự thi đều vô cùng đáng trân trọng. Và với số lượng dự thi lớn như vậy, Ban Giám khảo đã phải rất vất vả, khó khăn để có thể lựa chọn ra 143 tác phẩm vào vòng chấm chung khảo; để từ đó lọc ra 14 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Năm nay, số lượng giải đã tăng so với năm 2019, hy vọng sẽ là sự động viên kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị đã tham gia tích cực, hưởng ứng Cuộc thi này.
Nhân đây, Thứ trưởng đã ghi nhận, biểu dương sự làm việc nghiêm túc, công tâm, trách nhiệm của Ban tổ chức, Ban Giám khảo; đồng thời, gửi lời cảm ơn đến tất cả các tác giả đã gửi gắm tình cảm về mái trường, về thầy cô qua cuộc thi này.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: nhà trường, các thầy giáo, cô giáo mang trọng trách rất lớn trong việc đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả về Đức – Trí – Thể – Mỹ và trở thành một công dân tốt. Đặc biệt, giai đoạn hiện nay, khi giáo dục của nước ta đang đứng trước những yêu cầu mới lại càng đặt ra những đòi hỏi cao hơn về năng lực, phẩm chất và nhân cách nhà giáo. Để hoàn thành trọng trách to lớn này, bên cạnh những chính sách tạo động lực, sự nỗ lực của bản thân mỗi nhà giáo, rất cần có sự đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của toàn xã hội.
Cũng bởi vậy, kết quả cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu” và những hình ảnh đẹp về thầy cô và mái trường được phản ánh trong các tác phẩm dự thi cần được nhân rộng lan tỏa hơn nữa. Mỗi cơ sở giáo dục cần cố gắng, nỗ lực mỗi ngày để xây dựng nhà trường, lớp học thành những nơi ghi dấu yêu thương, thành những kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi học sinh khi xa mái trường thân yêu. Mỗi thầy cô giáo cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người thầy có đầy đủ tâm, tầm, tài để truyền cảm hứng cho các thế hệ học trò.
Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” đã được tổ chức qua 3 năm. Bằng sự trân trọng với từng tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức đã có những tìm tòi, đổi mới để hướng đến một cuộc thi có uy tín và có sức sống lâu dài. Thứ trưởng tin tưởng, với ý nghĩa và chất lượng qua 3 năm tổ chức, cuộc thi sẽ ngày càng có sức lan tỏa rộng hơn, tăng hơn nữa cả về số lượng và chất lượng bài dự thi.
Đổi mới giáo dục: Quá trình lâu dài nhưng kết quả bước đầu có nhiều nỗ lực
Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK...
Trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) Quốc hội, Ủy ban đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020. Thời gian qua, toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả đổi mới.
Lựa chọn sách giáo khoa đúng quy định
Dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cho thấy, việc tuyên truyền, quán triệt tinh thần Nghị quyết 88 đã được Bộ GD&ĐT và các địa phương chú trọng triển khai sớm với nhiều hình thức đa dạng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tương đối đầy đủ, đã từng bước thể chế hóa các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản GD&ĐT, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Quy chế, quy trình biên soạn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục được ban hành theo Luật định, tương đối đầy đủ, khoa học. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành được chương trình giáo dục phổ thông hoàn chỉnh trước khi tổ chức biên soạn SGK.
Việc lựa chọn SGK cho năm học 2020-2021 được thực hiện theo đúng quy định của Nghị quyết 88, tạo tiền đề hướng dẫn việc lựa chọn SGK theo quy định của Luật Giáo dục 2019 trong những năm tới. Việc xã hội hóa biên soạn SGK bước đầu thành công đối với lớp 1, hiện nay các NXB đang hoàn thiện bản thảo đối với sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định, phê duyệt và sử dụng theo lộ trình.
Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước về giáo được tăng cường và đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính của ngành; tăng cường phân cấp quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục được ưu tiên, cơ sở vật chất nhà trường từng bước được cải thiện, nâng cấp theo hướng chuẩn hóa. Việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất được nhiều địa phương quan tâm đầu tư, theo các chuẩn quy định để bảo đảm điều kiện triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết: Hiện nay Bộ GD&ĐT đã chọn 5 bộ SGK mới để thay thế bộ SGK lớp 1 cũ. Tuy nhiên, qua khảo sát trực tiếp, nhiều giáo viên vẫn thích được dạy một bộ sách giáo khoa như trước. Điều này cho thấy, một bộ phận giáo viên vẫn "còn ngại đổi mới".
Còn đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho rằng, vấn đề mấu chốt là phải làm cho mỗi giáo viên, cán bộ quản lý hiểu và nhận thức đúng, từ đó trở thành một tuyên truyền viên về đổi mới chương trình, SGK. Giai đoạn này vẫn là giai đoạn chuyển tiếp, việc hiểu chưa nhất quán nên tuyên truyền càng cần thực hiện đồng bộ.
Quá trình đổi mới giáo dục đã làm được rất nhiều việc, như đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới thi cử, đánh giá học sinh, đổi mới chương trình và SGK... (Ảnh: T.F)
Quá trình đổi mới đã đi đúng hướng
Theo Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ Phan Thanh Bình, công tác chỉ đạo của Chính phủ và triển khai của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết 88 cố gắng này đã đi đến kết quả tốt.
Đại biểu Chu Lê Chinh cho rằng, 3 kết quả nổi bật của ngành giáo dục trong năm học 2019-2020 phải kể đến: Trước tiên là việc toàn ngành đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa hoàn thành kế hoạch năm học, thực hiện tốt chủ trương "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho giáo viên, học sinh sinh viên. Tiếp theo là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 được tổ chức thành công, an toàn. Và cuối cùng là việc chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai chương trình, SGK mới, được phụ huynh, học sinh đón nhận với tâm thế chủ động.
Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai đánh giá, trong nhiệm kỳ này, Bộ GD&ĐT đã làm được rất nhiều việc, một trong số đó là đưa ra những quy định về chuẩn đội ngũ, từ giáo viên đến cán bộ quản lý giáo dục.
Tạo động lực cho giáo viên bằng các cơ chế chính sách về tuyển dụng, sử dụng hợp lý, trong đó có thể tính đến việc xây dựng một đề án riêng về phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng cho quá trình đổi mới; tiếp tục bố trí, sử dụng hợp lý các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; không thực hiện sáp nhập trường lớp theo cách cơ học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục... cũng là những vấn đề được các đại biều Quốc hội đề cập và kiến nghị tới Chính phủ, Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, toàn ngành đã rất nỗ lực để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội. Theo Bộ trưởng, đổi mới giáo dục là một quá trình lâu dài, đặc biệt với một chủ trương lớn như Nghị quyết 88 thì qua 6 năm chưa thể có nhiều kết quả ngay.
Tuy nhiên, với những kết quả đạt được có thể thấy, ngành giáo dục đã đi đúng hướng, đúng tinh thần của Nghị quyết. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu toàn bộ những nhận xét, đánh giá trong báo cáo và những góp ý của các đại biểu để có kế hoạch, chương trình hành động tiếp theo.
Chưa biết môn tích hợp chương trình mới thế nào, nhiều giáo viên lo lắng Dù Bộ trưởng đã trả lời, nhưng giáo viên chưa biết liệu ở năm học tới một môn 2-3 thầy hay 1 thầy? Nếu chỉ còn 1, 2 người kia đi đâu? Từ ngày 28-29/11/2020, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã diễn ra hội thảo khoa học "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo...