Hiệu ứng cánh bướm tại nhà máy kính Nhật Bản: Mất điện 5 giờ, sửa chữa 4 tháng và hệ quả chấn động ngành công nghiệp màn hình
Nếu năm tới giá TV tăng cao, thì bạn có lẽ đã biết nguyên nhân bắt đầu từ đâu.
Vào lúc 1 giờ sáng ngày 10/12 vừa qua, một nhà máy sản xuất thủy tinh ở Kansai ( Nhật Bản) bị mất điện. Sự cố kéo dài 5 giờ đồng hồ, khiến 3 lò nung và 5 máng cấp vật liệu của nhà máy bị hư hỏng nặng. Được biết, vụ tai nạn không gây thương tích hay tử vong về người, nhưng hiện nhà máy đã phải ngừng hoạt động sản xuất, với thời gian sửa chữa dự kiến sẽ kéo dài 3-4 tháng.
Công ty này chính là Nippon Electric Glass Nhật Bản hay còn gọi là NEG. Đây là công ty chuyên sản xuất kính cho vật liệu xây dựng, thuỷ tinh chịu nhiệt, sợi thuỷ tinh, kính dành cho TV màn hình phẳng (FPD).
Sản phẩm chất nền thủy tinh của nhà máy này là nguyên liệu thượng nguồn nhất cho các tấm tinh thể lỏng và là một trong những nguyên liệu thô quan trọng trong việc xác định độ phân giải, độ dày, trọng lượng và các chỉ số khác của các sản phẩm tấm nền. Quá trình sản xuất nó phức tạp, đòi hỏi phải kiểm soát nhiệt độ liên tục và chính xác. Do đó, sự sụt giảm nhiệt độ của dây chuyền sản xuất do mất điện trong 5 giờ có thể gây tổn thất vô cùng lớn cho các nhà máy như NEG.
Và hiệu ứng cánh bướm do sự cố mất điện đã xuất hiện. Một nguồn tin trong chuỗi cung ứng sử dụng kính NEG cho biết sự cố đã khiến nguồn cung cấp chất nền thủy tinh nhôm-silica bị khan hiếm. NEG được cho là đã gửi thông báo về sự cố mất điện cho các khách hàng của mình, bao gồm cả LG Display.
Video đang HOT
Theo số liệu năm 2017 của Seri Research, NEG có thị phần toàn cầu gần 20% và là một trong ba công ty hàng đầu trong ngành. Các chuyên gia ước tính rằng việc NEG đóng cửa trong một tháng sẽ làm giảm nguồn cung cấp chất nền thủy tinh từ 4 triệu đến 5 triệu mét vuông. Nếu thời gian ngừng hoạt động kéo dài tới 4 tháng, khoảng chênh lệch sẽ lên tới 16-20 triệu mét vuông, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp vật liệu của các công ty sản xuất sản phẩm dựa trên tấm nền như TV, màn hình và các sản phẩm CNTT có màn hình nhỏ hơn 65 inch..
Trong nửa cuối năm 2020, giá TV panel đã tăng 60% so với nửa đầu năm. Theo công ty nghiên cứu thị trường Witsview, giá tấm nền LCD cho TV 55 inch là 105 USD vào giữa năm 2020 nhưng đã tăng lên 164 USD vào tháng 11.
“Điều này sẽ làm cho chuỗi cung ứng tấm nền vốn đã hết hàng nghiêm trọng, thậm chí sẽ còn tồi tệ hơn và thúc đẩy giá tấm nền”, dữ liệu từ cơ quan nghiên cứu thị trường Omdia cho năm 2021 chia sẻ.
Các nhà nghiên cứu cho biết các tấm nền lớn cho TV và màn hình sẽ tăng giá từ 4% đến 5% trong tháng này so với một tháng trước đó, thay vì con số ước tính trước đó chỉ là 2 đến 3%. Mức tăng giá của tấm nền TV có thể kéo dài sang quý tới, nhưng mức tăng sẽ ở mức nhẹ, vì hầu hết các nhà sản xuất tấm nền đang kiếm được lợi nhuận béo bở từ việc bán tấm nền TV và không muốn kìm hãm nhu cầu từ các nhà sản xuất TV vốn vẫn đang thua lỗ, theo TrendForce .
Trong khi đó, giá của các tấm nền được sử dụng trong màn hình 19 inch sẽ tăng từ 2 đến 4% trong tháng này so với một tháng trước đó. TrendForce vẫn giữ dự báo rằng giá tấm nền cho màn hình máy tính xách tay sẽ tăng từ 3 đến 4% trong tháng này, vì tác động đến việc cung cấp chất nền kính cho máy tính xách tay sẽ ít nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu việc phân bổ sản xuất của NEG không hoạt động trơn tru, giá máy tính xách tay có thể tăng thêm 1 hoặc 2%, theo báo cáo từ TrendForce.
Samsung sắp ngừng sản xuất màn hình LCD, mua lại của LG
Nguồn tin từ Yonhap ngày 13/7 cho biết Samsung Electronics đang đàm phán với LG Display để đặt mua màn hình LCD số lượng lớn.
Vào đầu năm nay, Samsung Display - đơn vị sản xuất màn hình thuộc Samsung Electronics, cho biết sẽ ngừng sản xuất màn hình LCD từ năm 2021 để tập trung nghiên cứu, sản xuất màn hình chấm lượng tử (Quantum Dot).
Một số sản phẩm của Samsung sẽ trang bị màn hình của LG.
Theo nguồn tin của Yohap, việc mua màn hình từ LG cho thấy Samsung Electronics đang lên kế hoạch tìm nhà cung ứng mới trước khi Samsung Display chuẩn bị ngừng sản xuất màn hình LCD.
Một số tin đồn trước cho biết Samsung Electronics có thể đặt mua màn hình LCD từ các công ty Trung Quốc như China Star Optoelectronics, BOE hay Sharp (thuộc Foxconn) để trang bị cho các sản phẩm như smartphone, TV...
Các nhà phân tích dự đoán hợp đồng giữa Samsung và LG Display trị giá từ 833 triệu USD đến 1,6 tỷ USD. Kế hoạch của LG Display là cung ứng màn hình LCD cỡ lớn từ nhà máy đặt tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Samsung và LG là những đối thủ lớn trên thị trường TV. Trong khi Samsung tập trung quảng bá dòng sản phẩm TV công nghệ chấm lượng tử (QLED) thì LG lại cạnh tranh bằng công nghệ tấm nền OLED.
Dù đối đầu nhau nhưng đây không phải lần đầu cả 2 hợp tác trong lĩnh vực màn hình. Năm 2017, Samsung Electronics đã đặt mua màn hình LCD từ LG cho dòng TV 65 inch và 75 inch sau khi Sharp đột ngột cắt giảm nguồn cung ứng.
Samsung Display sẽ ngừng sản xuất màn hình LCD để tập trung cho công nghệ Quantum Dot.
Trong quý II/2020, Samsung Electronics dự báo doanh thu đạt từ 42,59 tỷ USD đến 44,26 tỷ USD, lợi nhuận hoạt động từ 6,68 tỷ USD đến 6,85 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu của hãng giảm 7,4% nhưng lợi nhuận lại tăng mạnh đến hơn 20%. Đây là con số thành công của Samsung bất chấp mọi áp lực về kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Tương tự Samsung, LG cũng có doanh thu quý II/2020 thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, giảm từ 12,98 tỷ USD xuống 10,65 tỷ USD. Tuy nhiên khác với Samsung, lợi nhuận của LG trong quý vừa rồi giảm đến 24,4% so với năm ngoái, từ 544,65 triệu USD xuống còn 411,79 triệu USD.
Theo Neowin, dữ liệu trên chỉ là sơ bộ. Kết quả kinh doanh đầy đủ từ các bộ phận sẽ được Samsung và LG công bố vào cuối tháng này.
Lộ diện TV Vsmart 65 inch sắp bán tại Việt Nam Hiện tại Vsmart mới chỉ có TV lớn nhất là 55 inch, tuy nhiên thương hiệu này sắp mở rộng sản phẩm hơn nữa với dòng 65 inch Một số tin đồn trước đó cho biết Vsmart chuẩn bị nâng kích thước cho mẫu TV sắp ra mắt của họ, lên cỡ 65 inch. Trước đó, kích thước to nhất là 55 inch....