Hiệu trưởng trường ĐH chỉ là người được thuê để điều hành
Theo ý kiến nhiều chuyên gia giáo dục, cần giao quyền tự chủ cho các trường ĐH nhiều hơn, theo đó hội đồng trường chính là cơ quan quyền lực nhất của mỗi ĐH và được quyền đặt ra các quy định tuyển dụng hiệu trưởng làm người điều hành.
Từ vụ việc GS Trương Nguyện Thành trở về Mỹ sau khi không đạt chuẩn hiệu trưởng đại học ở Việt Nam, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng nên nhìn nhận vấn đề sao cho đúng và có phải đến lúc cần điều chỉnh nội dung Luật Giáo dục ĐH cho phù hợp hơn với thực tế.
Phân định rạch ròi giữa năng lực quản lý và nghiên cứu
TS Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng, cần phân định rạch ròi giữa năng lực quản lý và năng lực chuyên môn nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện hơn. Khi thu hút về Việt Nam, đâu cứ phải một người rất giỏi về chuyên môn sẽ là một nhà quản lý giỏi.
TS Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa Luật trường ĐH Tôn Đức Thắng
“GS Trương Nguyện Thành ở nước ngoài là một nhà nghiên cứu giỏi nhưng ông cũng chưa từng làm hiệu trưởng ở nước ngoài. Sự nổi tiếng cũng như những tài năng ở lĩnh vực nghiên cứu của các nhà khoa học ở nước ngoài thì chúng ta phải có chính sách khai thác tốt nhất năng lực của họ.
Còn đối với vấn đề quản lý thì đòi hỏi có những tiêu chuẩn về quản lý. Việc của GS Trương Nguyện Thành chỉ là một vấn đề để người ta xem lại các tiêu chí bổ nhiệm hiệu trưởng của nước mình thôi. Không nên vội vàng khẳng định trường hợp của GS Trương Nguyện Thành là sai”, TS Ngọc Sơn nêu quan điểm.
Còn TS Nguyễn Thiện Tống, một chuyên gia giáo dục thì chia sẻ: “Tôi có đặt câu hỏi cho một giáo sư ở bên Mỹ rằng “có một trường ĐH nào ở Mỹ cử một người chưa có kinh nghiệm làm hiệu trưởng không” thì vị này cho rằng hiệu trưởng bên Mỹ lo chuyện ngoại giao, vận động tài chính chứ không lo chuyện quản lý. Chẳng hạn vấn đề học vụ thì sẽ có người phụ trách chứ không phải hiệu trưởng. Trong khi hiệu trưởng ở Việt Nam lại đóng vai trò là người quản lý”.
TS Nguyễn Thiện Tống, một chuyên gia giáo dục
Video đang HOT
Theo ông Tống, trước khi luật Giáo dục ĐH được sửa đổi thì các trường nên tuân thủ theo quy định nhà nước. Ông Tống cho rằng, không cần căn cứ vào quy định của Bộ, bản thân mỗi Hội đồng quản trị (HĐQT) khi chọn một người làm hiệu trưởng phải cân nhắc để mang lại lợi ích cho trường mình. Việc trường ĐH Hoa Sen bỏ phiếu đề xuất GS Trương Nguyện Thành làm hiệu trưởng thể hiện sự thiếu cân nhắc. Vì không thể nói rằng kinh nghiệm không cần thiết đối với chức danh hiệu trưởng một trường ĐH.
“Bất cứ công việc gì cũng vậy, trong điều kiện chất lượng mọi thứ như nhau thì người có kinh nghiệm hơn sẽ được chọn lựa hơn người thiếu kinh nghiệm. Bây giờ chúng ta đưa ai đó lên một chức vụ quản lý ở trường ĐH mà cao nhất là hiệu trưởng mà không đòi hỏi những kinh nghiệm thì tôi thấy quá sai lầm. Đặc biệt với giáo dục ĐH Việt Nam thì người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng trong vấn đề quyết định về chương trình đào tạo, các chế độ làm việc trong trường hay về nhân sự…”, TS Nguyễn Thiện Tống nói.
Phải sửa luật Giáo dục ĐH
Nhìn nhận ở góc độ của Luật Giáo dục ĐH hiện hành, theo TS Nguyễn Ngọc Sơn, điều quan trọng hiện nay là phải chỉnh sửa nhiều nội dung để luật phù hợp hơn với thực tiễn. “Từ thời điểm Luật giáo dục ĐH ban hành đến thời điểm này có nhiều thay đổi cả từ thực tế lẫn chính sách. Nếu chỉ nói đến cơ sở giáo dục ĐH công lập, thì nghị quyết 77 của Chính phủ về tự chủ ĐH được ban hành sau có rất nhiều vấn đề đổi mới cho thấy những quy định, cơ chế của Luật GD ĐH bộc lộ nhiều yếu điểm.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 19 của Ban chấp hành TƯ Đảng tháng 10/2017 nói về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó đặc biệt đối với cơ sở giáo dục ĐH. Kèm theo đó là hàng loạt đổi mới trong đó nhấn mạnh tăng cường tự chủ, hướng đến việc quản trị như doanh nghiệp, thậm chí cao cấp hơn là bỏ luôn chế độ công chức trong mô hình sự nghiệp công lập và thực hiện chế độ thuê hiệu trưởng. Nếu đúng vậy, các tiêu chuẩn cứng như một công chức của hiệu trưởng đối với trường công lập sẽ phải thay đổi và hướng tới tự chủ hơn. Còn đối với những trường dân lập, tư thục thì còn đòi hỏi tự chủ nhiều hơn nữa”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, nếu theo Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, thì hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất trong một trường. Lúc này chủ tịch hội đồng trường phải đạt tiêu chuẩn “cứng” như hiệu trưởng. Còn hiệu trưởng lúc ấy được xác định như một nhà điều hành thì tiêu chuẩn cũng phải tương ứng. Hiệu trưởng chỉ là một nhà điều hành thì không cần phải giới hạn về nhiệm kỳ, hoặc theo nhiệm kỳ của hội đồng trường.
TS Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng mọi rắc rối hiện nay chính vì chúng ta có thói quen đặt hiệu trưởng lên vị trí quá cao và được nhiều quyền quyết định trong khi thực chất vai trò của hội đồng trường mới là cao nhất. “Chính vì tư tưởng đó mà chúng ta cứ đòi hỏi hiệu trưởng phải là nhà khoa học lớn, phải có chức danh này, chức danh kia mà quên mất hiệu trưởng chỉ là người điều hành. Mà người điều hành thì chỉ cần tiêu chuẩn tương đối tối thiểu và miễn sao có năng lực điều hành. Vì một giáo sư xuất sắc chưa chắc là nhà điều hành giỏi.
GS Trương Nguyện Thành quyết định về Mỹ khiến dư luận xôn xao gần đây
Ngay như thầy Trương Nguyện Thành là một giáo sư nghiên cứu giỏi ở nước ngoài nhưng ông chưa từng là hiệu trưởng của một trường nào ở nước ngoài. Nếu ở nước ngoài mời thầy Thành về làm hiệu trưởng các trường lớn mà Việt Nam lại cho rằng thầy không đạt tiêu chuẩn thì mới là vấn đề. Còn đây ở nước ngoài trọng vọng thầy với tư cách là nhà khoa học và Việt Nam cũng trọng vọng như vậy chứ có đánh giá thầy không phải là nhà khoa học đâu. Nếu cần thì phải “soi” chuẩn hiệu trưởng ở nước ngoài thầy Thành có đạt hay không. Ở nước ngoài đạt mà Việt Nam không thì phải coi lại các tiêu chuẩn của nước ta”, ông Sơn nêu ý kiến.
Quay trở lại vấn đề luật định, TS Nguyễn Thiện Tống cũng cho rằng: “Hiện nay ĐH của Việt Nam có cách tổ chức rất “lộn xộn”, từ các trường theo đa lĩnh vực đến những trường phạm vi rất nhỏ như tài chính, tin học, thể dục thể thao… Nếu chỉ dựa vào danh xưng là trường ĐH mà đòi tự chủ thì tôi cho rằng chưa ổn. Để tự chủ thực sự thì phải cải tổ ĐH thành những trường đa lĩnh vực trong đó có những giáo sư ở những ngành nghề khác nhau mới tạo sự cân bằng, để có trách nhiệm trước những vấn đề mà ĐH đặt ra”.
“Do đó, phải sửa luật Giáo dục ĐH từ cơ sở là HĐQT, hội đồng ủy thác, hội đồng cao nhất của trường ĐH. Luật phải đặt ra cấu thành của những hội đồng này như thế nào, thành phần có bao nhiêu người bên ngoài, bên trong nhà trường và chính hội đồng này mới là đơn vị có năng lực lựa chọn ra người hiệu trưởng. Lúc ấy sẽ không cần chuẩn như hiện nay mà mỗi trường sẽ có những quy định riêng trong việc lựa chọn hiệu trưởng”, ông Tống nói.
Tuy nhiên, ông Tống cho rằng việc điều chỉnh luật phải thực hiện có lộ trình. “Tôi cũng rất thông cảm với Bộ GD-ĐT, dù hiện nay luật lệ của ta cũng khá chặt chẽ rồi nhưng vẫn có nhiều trường làm bậy. Nên giờ “thả cửa” cho tự chủ ngay sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, phải có lộ trình và làm từ từ mà trước mắt là sát nhập các trường ĐH thành những viện ĐH đa lĩnh vực thì mới trao quyền tự chủ, tự trị ĐH cao được. Song song đó, luật phải quản lý chặt chẽ với những trường chưa đủ năng lực tự chủ.
Như vậy những ĐH có đủ năng lực tự chủ, có hội đồng quản trị tốt thì sẽ được tự quyết định mọi thứ. Lúc đó, thậm chí họ còn có những tiêu chuẩn cao hơn của nhà nước quy định và lúc đó chất lượng nhân sự trong đó hiệu trưởng của các trường sẽ chất lượng hơn. “Cũng như các công ty, các trường sẽ tuyển người rất giỏi về làm hiệu trưởng trường ĐH. Họ sẽ thông báo để có nhiều ứng viên đăng ký dựa vào các tiêu chí đặt ra, hội đồng quản trị hay hội đồng ủy thác sẽ cân nhắc, lựa chọn”, ông Tống nhận định.
Trước đó, dư luận xôn xao trước việc GS Trương Nguyện Thành đã gửi lời chia tay trường ĐH Hoa Sen để trở về Mỹ. Lý do dù ông được HĐQT trường đề cử làm hiệu trưởng nhưng không được chấp thuận do thiếu chuẩn theo quy định Luật Giáo dục ĐH phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý phòng/khoa của một cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam.
Mới đây, GS Trương Nguyện Thành cũng lên tiếng khẳng định không cần sự đặc cách nào nhưng nhiều người vẫn cho rằng từ vụ việc này cần có cách nhìn nhận thực tế hơn với nhiều nội dung cần sửa đổi của Luật Giáo dục ĐH hiện hành.
Lê Phương
Theo Dân trí
Đề xuất rút ngắn năm học
UBND TP.HCM kiến nghị cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể: định hướng mở trong biên chế năm học, thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay thì có thể rút ngắn lại...
Đối mặt với áp lực ùn tắc giao thông, kẹt xe nên TP.HCM kiến nghị cần có sự linh hoạt trong biên chế năm học
Liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, luật hóa một số hình thức học tập không chính quy, học qua mạng internet, thay đổi biên chế năm học... là những kiến nghị của UBND TP.HCM ngày 25.12 gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục.
Cho học sinh nước ngoài học trường công
Theo UBND TP.HCM, nhằm đảm bảo mục tiêu học tập suốt đời, tăng tính phân luồng, bên cạnh hệ thống trường năng khiếu về thể dục thể thao, cần xây dựng hệ thống các trường chuyên về thẩm mỹ, nhạc, họa... giúp đào tạo chuyên sâu từ nhỏ cho những học sinh (HS) sớm bộc lộ năng khiếu. Đặc biệt, cần nghiên cứu thêm các quy định để HS nước ngoài có thể học tập chương trình phổ thông của VN tại các trường công lập vì hiện nay người nước ngoài ở trên địa bàn TP rất nhiều.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị điều chỉnh độ tuổi giáo dục mầm non tại điều 21 luật Giáo dục thành "từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi" để phù hợp với luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, điều chỉnh điều 25 về cơ sở giáo dục mầm non, cụ thể: "Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi; trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi; trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi".
"Hiện nay có hàng trăm ngàn công nhân làm việc ở các KCX, KCN ở TP, nhu cầu gửi con rất lớn để trở lại làm việc sau khi sinh. Nếu vẫn giữ quy định như hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh khó khăn trong việc tìm chỗ gửi con", bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nói.
Linh hoạt giờ học
TP.HCM hiện có 2.144 trường học với 42.671 phòng học, 76.277 giáo viên, 1,6 triệu HS từ bậc mầm non đến THPT. Những năm học gần đây, bình quân mỗi năm TP tăng khoảng 60.000 HS, có năm tăng hơn 80.000. Ngoài áp lực về phòng học, giáo viên, TP còn đối mặt với áp lực ùn tắc giao thông, kẹt xe nên từng đặt ra vấn đề học "lệch giờ" nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở để thực hiện. Do đó, TP kiến nghị cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể: định hướng mở trong biên chế năm học, thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay thì có thể rút ngắn lại; cơ cấu giờ, tiết học linh hoạt để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương; cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.
Cần cơ chế cho mô hình mới
Cũng theo UBND TP.HCM, luật Giáo dục định nghĩa "nhà giáo" không bao gồm các cán bộ quản lý giáo dục nên gây khó khăn khi điều chuyển, bổ nhiệm các nhà giáo giỏi về công tác tại các đơn vị quản lý giáo dục. Việc triển khai thực hiện một số mô hình thí điểm tại TP.HCM như mô hình "trường tiên tiến, hiện đại theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế", "trường tự chủ"... chưa được quy định trong luật Giáo dục nên gặp khó khăn (các trường theo mô hình tiên tiến phải đóng thuế). Do đó, cần sớm có cơ chế để phát huy thế mạnh của những mô hình trường học mới.
Không quy định tuổi quản lý với chủ tịch hội đồng trường ?
Nhiều vấn đề về tự chủ nhân sự trong trường ĐH đã được nêu ra tại hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ ĐH do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội) tổ chức sáng 25.12.
Một điểm khá mới trong dự thảo bổ sung, sửa đổi một số điều của luật Giáo dục ĐH là không quy định độ tuổi với chủ tịch hội đồng trường. Điều này có nghĩa, người về hưu có thể được bổ nhiệm vào vị trí này trong hệ thống trường ĐH công lập. Tuy nhiên theo PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, điều này còn có sự mâu thuẫn với Nghị quyết 19 khi yêu cầu chủ tịch hội đồng trường phải là Bí thư Đảng ủy mà người nằm trong cấp ủy thì không được quá tuổi quản lý theo quy định hiện hành.
Trong khi đó, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có những kiến nghị về sở hữu tài sản trong trường công lập. Ông Dũng cho rằng cần phải nhanh chóng đưa vào luật việc bỏ cơ quan chủ quản.
Theo TNO
Mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng trong Luật GD Đại học sửa đổi "Luật đang được sửa đổi theo hướng mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính, đảm bảo mặt bằng chung, đồng thời đảm bảo quyền tự chủ cho các trường" - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD ĐH, trao đổi với báo chí xung...