Hiệu quả bước đầu dạy Anh ngữ cho trẻ mầm non
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu học tiếng Anh ngày một phổ biến, và cơ hội cho trẻ làm quen tiếng Anh sớm đã trở nên thiết yếu.
Các hoạt động tiếng Anh tương tác của các bạn khối mầm
Tại trường mầm non Tuổi Thơ Xanh (459/3 Trương Công Định, Tp Vũng Tàu), việc đưa chương trình tiếng Anh cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nhận được sự ủng hộ đông đảo của các bậc phụ huynh, cách làm này cũng đã đem lại hiệu quả tốt.
Với phương pháp Kinesthetic trong giảng dạy, trẻ được học và trải nghiệm tiếng Anh qua các giác quan chính như chạm- nghe- nhìn và vận động, giúp kích thích sự khám phá và ham học hỏi của trẻ và nâng cao hiệu quả tiết học.
Tiết học ngoài trời chủ đề thực vật
Một số phụ huynh đã băn khoăn khi cho trẻ tiếp xúc sớm với tiếng Anh sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ (code- switching) giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2. Tuy nhiên, hiện tượng đó sẽ sớm được cải thiện khi trẻ nhận thức sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ phát triển thành thạo.
Ông Nguyễn Quang Vinh – Phụ trách Chương trình Cho trẻ làm quen Tiếng Anh – Trường mầm non Tuổi Thơ Xanh, cho biết: Để tránh tình trạng nêu trên, trẻ nên được tiếp xúc với tiếng Anh thông qua môi trường tự nhiên, dưới sự giám sát và hướng dẫn của gia đình và nhà trường. Sử dụng tranh ảnh và vật thể thực trong giờ học tiếng Anh chủ đề trái cây ăn quả
Thực tế triển khai tại trường cho thấy, với việc ứng dụng chương trình tiếng Anh ở độ tuổi mầm non, trẻ được cảm thụ ngôn ngữ thông qua các hoạt động vui nhộn, trải nghiệm nội dung học phong phú và gần gũi, qua những bài hát, tranh ảnh, vật thể thực và các trò chơi vận động.
Để tăng hiệu quả dạy học, có thể đưa vào các ứng dụng hiện đại, trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin qua e-book và màn hình tương tác tại lớp. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể ôn tập và học cùng trẻ tại nhà với ứng dụng tiếng Anh trên smart-phone.
Video đang HOT
Chương trình tiếng Anh tập trung vào những kĩ năng căn bản và phù hợp với lứa tuổi mầm non, như kĩ năng hội thoại, kĩ năng tiền đọc hiểu và kĩ năng phản xạ phát âm tự nhiên. Bên cạnh đó, ngoài những tiết học trên lớp, nhà trường cũng đưa thêm các tiết học ứng dụng tiếng Anh đa dạng cho các trẻ nhỏ như Arts and Craft (cắt gián mĩ thuật), Outdoor Learning (khám phá hoạt động ngoài trời) và Story Telling (kể chuyện) với sự hướng dẫn của giáo viên giàu kinh nghiệm.
Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Hướng đi đúng của giáo dục hiện đại
Sáng 10/6, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016-2020. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Đổi mới theo xu hướng hội nhập quốc tế
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện nay TP có tổng số 1.140 trường mầm non, gồm 787 trường công lập và 353 trường dân lập, tư thục. Trong đó có 7 trường mầm non công lập chất lượng cao. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên mầm non là 53.000 người với 100% có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.
Một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục mầm non thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020 là sự khởi sắc toàn diện về quy mô trường lớp và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh, đồng thời huy động ngày càng nhiều tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp.
Bà Hoàng Thanh Hương- Trưởng phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT Hà Nội) nhận định: Sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", 100% trường, lớp mầm non ở các loại hình đã có sự thay đổi toàn diện; chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao.
Toàn thành phố xây mới, cải tạo 537 trường; thành lập mới 71 trường. Đã có 501 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 482 trường mầm non công lập đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 61%. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 7 trường mầm non công lập chất lượng cao.
Thành phố cũng xây dựng được 3 mô hình điểm "Phòng chống suy dinh dưỡng" tại Trường mầm non Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm); mô hình điểm "Không gian sáng tạo" tại Trường Mầm non chất lượng cao 20/10 (quận Hoàn Kiếm); điểm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tại các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Hoàn Kiếm.
Quang cảnh hội nghị
Các ý kiến tham luận tại hội nghị đều thống nhất nhận định: Sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", hệ thống trường, lớp mầm non của Hà Nội đã phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hợi- Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai cho biết huyện đã rất thành công trong xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia, xóa các điểm. Từ một đơn vị có tới 11 trường mầm non có từ 4 điểm lẻ trở lên, thì nay toàn huyện chỉ có 4 trường còn điểm lẻ. Tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của huyện trước đây chỉ đạt 23%, thì đến nay đã đạt 61%.
Còn bà Nguyễn Thị Hà- Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Sở (huyện Hoài Đức), chia sẻ: Với mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, trường tập trung xây dựng nhiều không gian trải nghiệm cho trẻ, như mở rộng khu thể chất, tạo sân chơi, thảm cỏ, trồng cây xanh, vườn thuốc nam, tạo dựng khu chợ quê, khu chăn nuôi gia cầm. Nhờ đó, chất lượng giáo dục đã nâng cao rõ rệt
Bà Vũ Thị Kim Thanh- Hiệu trưởng Trường Mầm non chất lượng cao 20/10 (quận Hoàn Kiếm) cho biết: Thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường đã xây dựng mục tiêu chiến lược, đó là không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới giáo dục toàn diện theo xu hướng hội nhập quốc tế, xây dựng trường trở thành nơi thúc đẩy những giá trị hạnh phúc.
Thống nhất nhận thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thống nhất nhận thức về mô hình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận và chúc mừng thành tích của ngành GD-ĐT Hà Nội sau 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016-2020.
Để phát huy kết quả đạt được, Thứ trưởng đề nghị ngành GD-ĐT Hà Nội cần thống nhất nhận thức về xây dựng mô hình trường lấy trẻ làm trung tâm. Điều này không mới đối với giáo dục phổ thông và đã được thực hiện từ khá lâu. Hà Nội cũng đã triển khai thành công mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm từ nhiều năm nay.
Việc dạy theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chính là hướng cá biệt hóa đối tượng, hướng tới từng cá nhân trẻ em. Đây là việc rất cần thiết và phải được thống nhất về nhận thức của các thầy cô, cần dành sự quan tâm đầy đủ, nhận thức sâu sắc về chủ trương này để triển khai thực hiện tốt.
Vấn đề thứ 2 là nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí. Nếu thầy cô giáo không làm tốt tại cơ sở thì giải pháp của Bộ, những tiêu chí đặt ra - sẽ không thể thực hiện được. Do đó, phải nâng cao nhận thức của đội ngũ GV để tiếp cận được với mô hình, phương pháp dạy học.
Việc bồi dưỡng của các thầy cô giáo cần theo hướng cung cấp cho các thầy cô các phương pháp kĩ năng sư phạm tổng hợp, các phương pháp dạy học tích cực. Mọi hoạt động trong nhà trường đều hướng về người học, mọi tiết dạy phải lấy học sinh làm trung tâm. Từng giờ học, cán bộ quản lí đều vì mục đích chung là vì sự phát triển của học sinh.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội trao giấy khen cho các đơn vị thực hiện xuất sắc chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm"
Vấn đề thứ 3 là đánh giá sự phát triển của trẻ. Ngoài việc tạo ra môi trường học tập an toàn cho trẻ, cần nâng lên một bước nữa là đánh giá sự phát triển của trẻ. Khi đánh giá được thì sẽ tìm ra được phương pháp dạy phù hợp. Do đó, bản thân GV phải có năng lực đánh giá. Các thầy cô phải xây dựng chuyên đề về đánh giá sự phát triển của trẻ, đánh giá thường xuyên, đánh giá hàng ngày.
Vấn đề thứ 4 là tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là việc xây dựng môi trường GD. Cần xây dựng một môi trường giáo dục thực sự an toàn, nơi học sinh được đến trường học tập, giao tiếp, tôn trọng.
Vấn đề cuối cùng là công tác chỉ đạo điều hành của Bộ, của Sở, của Phòng. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết sắp tới, Bộ sẽ có tổng kết và có văn bản hướng dẫn thực hiện giai đoạn 2 của chuyên đề này. Theo đó có một số nội dung, chuyên đề chuyên sâu như phương pháp dạy học, đánh giá học sinh bên cạnh chuyên đề lớn dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
Bộ GD-ĐT tiếp tục hứa tìm giải pháp dạy học ngoại ngữ hiệu quả Theo Bộ GD-ĐT, sau 3 năm (2017 - 2019) triển khai bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Anh phổ thông, khoảng 70% GV đã đủ năng lực để triển khai chương trình tiếng Anh mới. Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có gần 70% giáo viên tiếng Anh đủ năng lực - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT...