Hiểu đúng về xử lý phù nề, vết bầm do chấn thương phần mềm
Chấn thương phần mềm (cơ, dây chằng, gân, da và các mô bao quanh…) là chấn thương rất thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã… Chấn thương này gây ra các triệu chứng như vết bầm, phù nề, sưng đau…
Người bệnh phục hồi tốt sau phẫu thuật, được hướng dẫn cách chăm sóc vết thương tại nhà – BV ĐHYD TP.HCM
Nếu được xử lý ban đầu đúng cách sẽ giúp tổn thương nhanh hồi phục. Ngược lại, việc điều trị sai cách có thể khiến vết thương trầm trọng hơn, gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến chức năng của khớp, khó khăn trong điều trị và vận động, sinh hoạt.
Nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cách xử trí chấn thương phần mềm, Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) TP.HCM thực hiện chương trình tư vấn với chủ đề “Xử lý phù nề, vết bầm do chấn thương phần mềm và nhu cầu điều trị” trên fanpage và kênh YouTube của BV ĐHYD (https://youtu.be/uS5RC0TAmfM).
Mỗi ngày, BV ĐHYD TP.HCM tiếp nhận 20 – 30 ca nhập viện điều trị do chấn thương. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh được điều trị nội khoa và hướng dẫn chăm sóc vết thương tại nhà. Trường hợp nặng, người bệnh phải nhập viện theo dõi, có trường hợp được chỉ định phẫu thuật.
Video đang HOT
BV ĐHYD TP.HCM mới đây tiếp nhận điều trị cho ông N.M.K (42 tuổi, ngụ TP.HCM), được chuyển đến trong tình trạng nhiễm trùng phần mềm, hoại tử một phần da chân phải. Trước đó, ông K. bị tai nạn giao thông, chân phải rách một đường dài, chảy nhiều máu, được đưa vào sơ cứu tại trạm y tế địa phương. Do không được khử trùng triệt để trước khi khâu vết thương, cùng việc tự ý sử dụng dầu nóng để giảm đau, chân của ông K. bị sưng to, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, phải tiến hành phẫu thuật cắt lọc và ghép da. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hiện đang phục hồi tốt.
PGS-TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD TP.HCM, lưu ý: Ngay sau khi bị chấn thương, cần cố định vết thương, nghỉ ngơi, ngưng vận động để giảm tổn thương mô. Có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng đau, giúp vết thương không lan rộng. Nên băng ép đúng cách và gối cao bộ phận cơ thể bị thương để giảm phù nề. Trong khoảng 1 – 3 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo, một số thuốc giảm đau có thể gây ra tác dụng phụ, vì vậy việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là với những người có nhiều bệnh nền.
Với việc sử dụng túi chườm: Trong 3 – 5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm máu, nên chườm lạnh để mạch máu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng. Sau khi chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới phục hồi vết thương. Một số phương pháp dân gian như dùng mật gấu, dầu nóng không có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây phỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.
Hoại tử da chân do dùng dầu nóng xử lý vết thương
Người bệnh tự ý dùng dầu nóng để giảm đau vết thương chân phải do tai nạn giao thông dẫn tới nhiễm trùng phần mềm, hoại tử một phần da chân.
Ngày 22-12, các bác sĩ (BS) Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP.HCM (ĐHYD) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân NMK (42 tuổi, ngụ TP.HCM) bị nhiễm trùng phần mềm, hoại tử một phần da chân phải.
Trước đó, anh K. bị tai nạn giao thông, chân phải bị rách một đường dài, ra máu nhiều nên được đưa vào sơ cứu tại trạm y tế địa phương. Do không được khử trùng triệt để trước khi khâu vết thương, cùng việc tự ý sử dụng dầu nóng để giảm đau sau đó, chân anh K. sưng to, nhiễm trùng.
Tại BV ĐHYD, các BS đã phẫu thuật cắt lọc và ghép da để điều trị vết thương cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, anh K. phục hồi tốt, được hướng dẫn cách thay băng, chăm sóc vết thương tại nhà và tái khám đúng lịch.
Người bệnh bị hoại tử da chân phục hồi tốt, được hướng dẫn cách thay băng, chăm sóc vết thương tại nhà và tái khám đúng lịch. Ảnh: BVCC
Trường hợp xử lý vết thương không đúng cách của anh K. không phải là cá biệt. Theo PGS-TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình BV ĐHYD, khi bị chấn thương, các tổ chức tế bào vỡ ra, liên kết giữa các mô bị phá vỡ. Lúc này, phản ứng viêm diễn ra giúp cô lập, xử lý và tái tạo sự sống tại khu vực tổn thương.
Tuy nhiên, khi phản ứng viêm xảy ra quá mức với tình trạng sưng, phù nề nhiều hơn, bệnh nhân phải được can thiệp giảm viêm để tránh ảnh hưởng vận động phục hồi sau này. Khi phản ứng viêm diễn ra quá mức, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội. Do đó việc sơ cứu ban đầu cũng như xử lý phản ứng viêm rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi sau chấn thương.
Ngay sau khi bị chấn thương, cần cố định vết thương, nghỉ ngơi, ngưng vận động để giảm tổn thương mô. Có thể dùng túi chườm lạnh để giảm sưng đau, giúp vết thương không lan rộng. Nên băng ép đúng cách và gối cao bộ phận cơ thể bị thương để giảm phù nề. Trong khoảng từ 1 đến 3 ngày, nếu tình trạng không được cải thiện cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
PGS-TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh khuyến cáo, người dân thường có thói quen tự ý sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để điều trị các chấn thương phần mềm. Bên cạnh công dụng giảm đau, một số thuốc có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của BS, tránh lạm dụng, nhất là với những người có nhiều bệnh nền.
Với việc sử dụng túi chườm, người bệnh thường xuyên mắc sai lầm khi chọn phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh.
Theo đó, trong 3 đến 5 ngày đầu, khi vết thương đang ở giai đoạn cầm máu, nên chườm lạnh để mạch máu co lại, cô lập vùng chấn thương và giảm sưng. Sau khi chuyển sang giai đoạn sửa chữa, tái tạo mô thì mới nên chườm nóng để làm giãn mạch, tăng cường dòng máu tới phục hồi vết thương.
Bên cạnh đó, một số phương pháp dân gian như dùng dầu nóng hay mật gấu không có tác dụng giảm sưng mà còn có thể gây phỏng da, khiến vết thương sưng, phù nề nhiều hơn.
Chữa trĩ bằng máy khâu bấm Thay vì cắt toàn bộ búi trĩ, người bệnh chỉ cắt bán phần và khâu treo phần còn lại vào trong, khả năng hồi phục nhanh, ít đau đớn. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM vừa điều trị thành công cho nam bệnh nhân 62 tuổi, ngụ Bến Tre, bị trĩ nặng, có biến chứng. Ông đã điều trị bằng thuốc...