Hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục, nguyên nhân do đâu?
Đôi khi bạn cảm thấy chóng mặt khi tập thể dục, điều này có thể không quá nguy hiểm nhưng chúng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem lại cách tập.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Có thể là do thể trạng của bạn chưa quen với việc vận động, hoặc bài tập đang tập quá nặng, không phù hợp với bạn… Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập luyện.
1. Tập luyện quá sức
Đa phần hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục chủ yếu do cường độ tập luyện quá sức. Có thể bạn đang tập những bài tập quá nặng so với sức chịu đựng của bản thân. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn…
Theo nghiên cứu, các chấn thương do tập luyện quá sức chiếm 36,2% tất cả các vụ chấn thương ở các phòng tập. Tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, không chỉ ở trong phòng tập. Có thể là leo núi, chạy bộ, đạp xe…
2. Sử dụng máy tập chuyển động liên tục
Hiện tượng chóng mặt này gần giống với việc say xe. Điều này có thể do bạn đang dùng máy chạy bộ liên tục khiến bạn mặc dù đã dừng tập và bước xuống nhưng vẫn có cảm giác đang quay quay.
Lúc này bạn cần xem lại tốc độ của máy chạy và điều chỉnh tăng dần, đồng thời nghỉ ngơi uống nước và giảm thời gian chạy trên máy xuống khoảng 3-5 phút để cơ thể quen dần.
3. Mất nước
Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mất nước khi tập thể thao rất nguy hiểm, chúng có thể ảnh hưởng đến natri máu và khiến người tập dễ bị đột quỵ.
Mặc dù mất nước phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Bạn có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.
4. Thiếu oxy
Video đang HOT
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Đa phần chúng ta đều chưa biết cách thở trong quá trình luyện tập khiến oxy đi vào trong cơ thể ít hơn, tim đập nhanh và nhịp thở cũng gấp hơn.
Bạn cần điều chỉnh hơi thở, cần hít sâu bằng mũi, phình bụng và thở ra bằng miệng. Ngay cả khi không tập luyện, bạn cũng nên tập thở sâu mỗi ngày.
Hoạt động thể chất nặng có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, chóng mặt. Những người huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt hơn bình thường, kết hợp với những yếu tố như tập luyện quá sức, thiếu nước, thiếu oxy càng khiến cho hiện tượng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, cấp cứu.
Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Những người này cần cân nhắc khi tập luyện các bài tập có cường độ cao, nhất là cardio
Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu để bụng quá rỗng trước khi tập thể dục. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường, do vậy nếu bạn không ăn gì trước khi tập có thể bị hạ đường huyết, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, run rẩy, đồ mồ hôi…
Bạn có thể ăn lót dạ chuối hoặc trứng luộc trước khi tập luyện để đảm bảo đủ năng lượng cho một buổi tập nhé.
Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng…
Tập thể dục nặng có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.
Nếu bạn cảm thấy bị chóng mặt khi tập thể dục, hãy tìm hiểu kỹ những nguyên nhân trên để điều chỉnh hoặc khắc phục. Chóng mặt khi tập thể dục khiến bạn dễ bị ngất xỉu hoặc tệ hơn là đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân đau đầu khi tập luyện
Ngoài hiện tượng chóng mặt, hạ đường huyết khi tập thể dục thì nhiều người còn cảm thấy đau đầu khi tập luyện. Đây là hiện tượng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có rất nhiều vấn đề khi tập thể hình, chơi thể thao khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng lo sợ, điển hình là hiện tượng đau đầu.
Trong và ngay cả sau khi tập thể dục, nhiều người cảm thấy đau đầu mà trước đó họ chưa từng bị bao giờ. Tâm lý này khiến người tập cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi và dần sinh cảm giác chán nản khi tập luyện khiến họ dễ từ bỏ.
Mô tả cơn đau đầu khi tập luyện
Triệu chứng đau đầu trong hoặc sau khi tập thể hình có biểu hiện đa dạng như: khi đang tâp thi bi đau khăp vung đâu nưa trên, bị đau nhói từ đoạn sau gáy chạy lên thẳng đỉnh đầu, đau kiểu giật giật theo nhịp của tim đập, ngồi nghỉ 5 phút đỡ dần nhưng tập lại đau hoặc chỉ đau nửa đầu bên trái.
Tập thể dục, về cơ bản hoạt động này mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp giải phóng năng lượng và tăng cường lượng máu lưu thông trên não. Tập thể dục giúp kích thích endorphin, giúp tăng cảm giác phấn chấn và minh mẫn hơn.
Tập luyện đều đặn còn tăng chất lượng giấc ngủ và giảm stress - đây là những yếu tố cơ bản cho một trí tuệ sảng khoái và minh mẫn, nâng cao hiệu suất làm việc. Việc đau đầu khi tập thể hình có thể do nhiều nguyên nhân như: tăng lượng máu và ứ trệ máu ở não, tăng CO2 trong máu, tăng acid lactic trong máu, căng cơ ở vùng đầu mặt nhiều, mạch tăng quá nhanh... Trước hết, các bạn cần biết về hai loại đau đầu khi tập luyện:
1/ Đau đầu tiên phát: Thường ít nguy hiểm, nguyên nhân trực tiếp do vận động quá sức. Thường chỉ kéo dài trong 5 phút đến tối đa là 2 ngày.
2/ Đau đầu thứ phát: Rất nguy hiểm, bởi do ảnh hưởng của nguyên nhân bệnh lý khác như: xuất huyết, u,... Biểu hiện: giảm thị lực, nhìn mờ, chóng mặt, lơ mơ, mất ý thức, cổ cứng, trạng thái đau kéo dài rất lâu... Đau đầu thứ phát cần được khám và chữa trị khẩn cấp.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu khi tập luyện
Để xác định nguyên nhân gây đau đầu khi tập luyện, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân bệnh lý. Nếu đau do khối u thì cần chụp cộng hưởng từ để phát hiện và điều trị.
Nếu không phải do bệnh lý, bạn hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình? Đôi khi hiện tượng đau đầu chỉ là sự thay đổi đột ngột môi trường, ví dụ bạn đang ở trong nhà nhiều sau đó tham gia các bộ môn hoạt động ngoài trời, hoặc trong quá trình tập bạn không thở đúng cách khiến não không có đủ oxy, lưu thông máu kém cũng gây ra hiện tượng đau đầu.
Đôi khi hiện tượng đau đầu khi tập luyện còn xuất phát từ việc luyện tập gắng sức như tập tạ, nâng đẩy, hít...Cơn đau thường xuất hiện ở vùng não phía sau đầu. Điều này có thể hiểu như sau: khi tập luyện gắng sức quá độ, nhịp tim sẽ rất nhanh, đi cùng với đó là huyết áp tăng. Các mạch máu trong não bị giãn nở hơn mức bình thường và gây áp lực lên màng não, vỏ não, tạo nên các cơn đau đầu.
Cơn đau đầu sẽ giảm bớt khi bạn nghỉ ngơi nhưng vẫn còn đau âm ỉ do não rất nhạy cảm, chúng sẽ kéo đến khi bạn tiếp tục tập luyện ngay sau đó. Nhiều người đau đầu do việc hít thở quá nhanh dẫn đến co thắt mạch máu, gây ra sự phản ứng giãn nở của mạch máu, kéo theo các cơ đau đầu tiền đình. Loại đau đầu này đặc trưng bởi các cơn đau dữ dội ở một bên đầu và kéo dài từ 4 đến 6 giờ. Thêm vào đó, chứng này thường xuất hiện sau các hoạt động ưa khí và tần suất sẽ cao hơn nữa khi thời tiết nóng.
Ngoài các nguyên nhân trên, chứng đau đầu khi tập luyện còn cộng hưởng khi có các yếu tố sau đây:
- Tư thể cổ không đúng, sai tư thể khiến chèn ép động mạch máu lên não
- Cơ thể bị thiếu nước khi tập luyện khiến máu đặc hơn, lưu thông kém, máu khó lên não khiến cơn đau đầu tăng mạnh.
- Giữ hơi quá lâu khi tập: như ở động tác đẩy ngực, bạn để tạ đi xuống, hít vào và bắt đầu giữ hơi từ điểm thấp nhất của tạ. Khi đẩy tạ lên đến điểm cao nhất mới bắt đầu thở ra. Đây gọi là giữ hơi, khi giữ hơi lâu dễ làm huyết áp tăng đột biến gây đau đầu.
Ngoài ra, môi trường tập luyện cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tập. Đôi khi cơn đau đầu là do bạn đang tập ở một nơi ít oxy, phòng tập đông người, bí bách...
Khi có hiện tượng đau đầu, dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng cho thấy bạn nên tạm dừng tập để khắc phục và điều chỉnh lại tư thế, thói quen tập luyện cho đúng.
Cách khắc phục cơn đau đầu khi tập luyện
Để không bị đau đầu khi luyện tập, bạn cần chú ý những lời khuyên sau:
- Khi tập tạ hay hít xà không nên để đầu ngẩng lên quá cao.
- Không để nhịp tim tăng nhanh đột biến và vượt quá mức mình có thể cảm nhận được là an toàn.
- Uống đủ nước, ngay cả khi bạn không tập luyện, không ra mồ hôi cũng cần bổ sung nước. Người trưởng thành cần uống 2l nước mỗi ngày trong điều kiện bình thường, không hoạt động nặng. Tuyệt đối không chờ đến khi khát nước mới uống nước.
- Cân nhắc các hình thức tập luyện nếu như cơ thể đang gặp vấn đề, ví dụ như người bị huyết áp thấp, bị bệnh tim mạch...thì không nên tập các bài tập mạnh.
- Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều ôxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu ôxy.
- Nếu bạn đau đầu thường xuyên, không bao gồm các nguyên nhân khách quan như môi trường... thì cần đến gặp bác sĩ để được chấn đoán và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng sớm, phòng trường hợp có bất thường trong não.
Người bị huyết áp thấp nên tập luyện như thế nào? Những người bị huyết áp thấp thường cảm thấy mệt mỏi, hay bị hoa mắt chóng mặt, nếu không theo dõi và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Có rất nhiều bài tập cho người bị huyết áp thấp như đi bộ nhanh, yoga... Nếu kiên trì tập luyện, bạn sẽ cảm thấy những triệu chứng của huyết áp...