Hiểm nguy rình rập học sinh trên mạng xã hội
Nhiều học sinh sử dụng mạng xã hội từ rất sớm, nhưng không được chỉ cách dùng sao cho đúng, nên dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu độc, phát sinh tâm lý, hành vi lệch chuẩn.
Học sinh hào hứng trả lời những câu hỏi về sử dụng mạng xã hội
Sáng 23/11, Trường THCS Chương Dương ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dành khoảng 2 giờ để dạy hơn 400 học sinh kỹ năng dùng mạng xã hội.
Nhiều học sinh cho biết đã dùng mạng xã hội từ rất sớm, thậm chí từ hồi lớp 3, lớp 4 để cập nhật tin tức, nhắn tin với bạn bè, người quen. Nhiều em nói rằng, việc học trên lớp rất bận rộn, thường chiếm trọn thời gian trong ngày, do đó, khi về nhà hay dùng điện thoại vào mạng xã hội để nói chuyện giải khuây.
Có học sinh không được bố mẹ trang bị điện thoại di động, nhưng cũng lén dùng mạng xã hội. Nhiều em lập nhóm “chat” kín để chia sẻ thông tin riêng, nhắn tin với nhau bằng “teencode” (mật mã tuổi học trò) để bố mẹ có phát hiện cũng không đọc được.
Đinh Vũ Nguyên, học sinh lớp 6A3, cho hay, em được bố mẹ sắm điện thoại di dộng để liên lạc và tìm tài liệu học. Mới dùng Facebook, Zalo, nhưng em thường dành khoảng 3-3,5 giờ mỗi ngày để vào mạng để học và nhắn tin với bạn bè. Nguyên chưa gặp phải sự cố nào, nhưng bạn của em từng làm quen với người lạ qua mạng và bị gửi những nội dung bậy bạ khiến em rất sợ hãi.
Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, nói rằng, bà khá hoang mang khi thấy nhiều bạn trẻ có lời lẽ không chuẩn mực trên mạng xã hội. Ngay cả trên website của trường, học sinh vẫn vào nói những từ ngữ khó nghe. Cô khuyên học sinh, nên sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, cố gắng lan tỏa hành động đẹp, không nên trở thành “anh hùng bàn phím”.
Cần tăng cường giáo dục kỹ năng sốn g
Video đang HOT
Người đứng lớp dạy kỹ năng sống, thầy Nguyễn Như Hoan (huấn luyện viên, tổ trưởng tổ kỹ năng xã hội Trường Lê Duẩn), nói rằng, ở một số quốc gia, học sinh phải đủ 13 tuổi mới được dùng mạng xã hội. Ở Việt Nam, việc học sinh dùng mạng xã hội từ lớp 3-5 là rất sớm.
Thầy Hoan đặt câu hỏi: “Trong số chúng ta có ai biết về Khá “Bảnh” không?”. Lập tức, nhiều học sinh ngồi dưới sân trổ tài “múa quạt”. Thầy Hoan nói rằng, cứ 10 học sinh, có 8 em biết đến các giang hồ mạng như Khá “Bảnh”, Huấn “Hoa hồng”…
Thậm chí, ngay cả khi Khá “Bảnh” bị bắt, tòa xử vẫn có học sinh thiếu thông tin, thiếu hiểu biết đứng chờ ở cổng tòa đợi “thần tượng”. Trong buổi nói chuyện, thầy Hoan nói về những hành vi xấu của Khá “Bảnh” như: đốt xe máy, đánh người, đánh bạc… để học sinh hiểu rõ về các giang hồ mạng.
Thầy cũng lưu ý, việc “like”, bình luận, chia sẻ đều phải cân nhắc vì khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, việc đưa lên mạng thông tin không chính xác có thể bị phạt. Ngoài ra, việc bôi nhọ, xúc phạm, phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm…
Theo thầy Hoan, đa số học sinh sử dụng mạng xã hội, đặc biệt xem kênh YouTube rất nhiều, nhưng nhận thức hạn chế; các nội dung đưa lên thiếu kiểm soát nên tác động lớn đến trẻ. Nhiều nhà trường, giáo viên chưa quan tân, chưa nắm bắt được các vấn đề sai lệch trên mạng xã hội để giải thích đúng-sai cho học sinh. Vì thế, nhà trường cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống; học sinh cần được trải nghiệm, tương tác với nhau, có không gian chơi thực tế, giảm thời gian dùng mạng xã hội.
Thầy Hoan nói rằng, sử dụng mạng xã hội sớm, học sinh dễ bị nghiện; khi lên mạng, các em rất chăm chú, khi bị phụ huynh yêu cầu dùng ít, các em rất dễ cáu giận. Học sinh nhỏ tuổi, chưa đủ nhận thức để phân định đúng-sai, nên nội dung xấu độc trên mạng dễ khiến các em lệch chuẩn, ảnh hưởng tâm lý, hành vi.
Học sinh lớp 6 Đinh Vũ Nguyên thường dành 3-3,5 giờ mỗi ngày để vào mạng xã hội. Bạn của Nguyên từng làm quen với người lạ qua mạng và bị gửi những nội dung bậy bạ khiến em rất sợ hãi.
Bảy lợi ích của viết tay
Càng ngày càng ít trường học dạy học sinh cách viết bằng tay, đặc biệt là tốc ký, trong khi nó có những lợi ích mà đánh máy không thể thay thế.
1. Viết tay tăng khả năng học tập
Một nghiên cứu bởi Hiệp hội Tâm lý học Mỹ chỉ ra rằng ghi chép bài học bằng tay tăng khả năng hiểu bài của học sinh. Các em thường phải xử lý thông tin một cách phức tạp hơn, thông qua bước tóm tắt nội dung bài học, trước khi ghi lại thông tin vào vở. Trong khi đó, học sinh sử dụng máy tính thường chỉ đơn thuần chép lại toàn bộ nội dung một cách máy móc.
2. Viết tay giúp não bộ phát triển
Theo báo cáo của tạp chí Psychology Today, viết tay giúp phát triển não bộ, do sử dụng đồng thời các chức năng cảm giác, kiểm soát cử chỉ và suy nghĩ của não bộ. Hình ảnh chụp não của học sinh cho thấy việc viết tay kích hoạt nhiều cơ quan chức năng hơn so với đánh máy, tăng cường mức hộ hoạt động và phát triển của não.
3. Viết tay giúp tăng khả năng sáng tác và tư duy ngôn ngữ
Nghiên cứu của Đại học Washington, Mỹ, chỉ ra rằng học sinh viết tay thường có những tiểu luận dài và chi tiết hơn so với những em đánh máy bài luận. Học sinh viết tay cũng có tốc độ viết luận nhanh hơn và viết ra nhiều câu với ngữ pháp tốt hơn so với các em đánh máy.
Ảnh: WikiHow.
4. Viết tay giúp cải thiện chứng khó đọc
Viết tay là liệu pháp trị liệu quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh mắc chứng khó đọc của Deborah Spear, nhà trị liệu về các vấn đề liên quan đến giáo dục ở Great Falls, Montana, Mỹ. Bởi vì tất cả chữ cái khi học tốc ký đều được viết từ chân dòng kẻ, và với việc di chuyển mềm mại từ trái qua phải, phương pháp tốc ký sẽ dễ theo dõi, dễ tiếp thu hơn cho các trẻ mắc chứng khó đọc.
5. Viết tay giúp kích thích não bộ ở người lớn tuổi
Với việc sử dụng nhiều phần của não bộ, việc viết tay là bài tập hiệu quả giúp kích thích não bộ của người lớn tuổi khỏi quá trình lão hóa. Khi được kích thích nhiều hơn, não bộ của người lớn tuổi có thể lưu giữ được nhiều chức năng hơn trong thời gian dài hơn.
6. Viết tay giúp bạn đạt được mục tiêu hiệu quả hơn
Trong một phỏng vấn với tạp chí Forbes, tiến sĩ Jordan Peterson chia sẻ việc viết tay giúp mọi người xử lý thông tin một cách kỹ càng hơn, giúp khơi gợi nhiều trải nghiệm từ quá khứ, và định hướng tư duy, nhận thức, hành động, cảm xúc ở hiện tại tốt hơn. Những ảnh hưởng này giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa, mục tiêu của bạn trong tương lai, khiến bạn đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả hơn.
7. Viết tay giúp bạn thư giãn
Theo tiến sĩ Marc Seifer, chuyên gia về trị liệu bằng phương pháp viết tay, việc viết tay có những ảnh hưởng lớn đến tâm trạng của người viết. Việc cầm bút viết về sự bình yên của bản thân nhiều lần mỗi ngày thực sự khiến người viết cảm thấy bình yên hơn. Qua đó, người viết tay sẽ có tâm trạng ổn định hơn và tích cực hơn trong tương lai dài.
Việc viết tay cần sự tập trung và chủ động hơn rất nhiều so với đánh máy tính. Kể cả khi đánh máy có nhiều lợi thế riêng, việc viết tay đem lại những dấu ấn cá nhân hóa riêng cho từng văn bản.
Và hơn nữa, chẳng ai có thể phủ nhận sự hạnh phúc khi nhận được lá thư tay dành tặng riêng mình, minh chứng rõ ràng về mối quan hệ cá nhân sâu sắc giữa người viết và người nhận.
Một ngày ở ngôi trường có 80% học sinh nghiện game Ở ngôi trường có 80% học sinh nghiện game online, những học sinh từng thâu đêm ngồi bên màn hình máy tính đã "lột xác" thành những người tự tin, tự lập với bao hoài bão thay vì thế giới ảo nhiều cạm bẫy. Các em học sinh trường THCS - THPT Phùng Hưng (quận 12, TPHCM). Ảnh: Anh Nhàn Công cuộc cai...