Hiểm họa từ việc tự vắt sữa non để dành trước khi sinh
Gần đây, trên một số trang mạng xã hội nhốn nháo chuyện các mẹ đang mang thai từ tuần thứ 34-36 đua nhau vắt sữa non trữ cho trẻ uống. Tuy nhiên cách làm này rất nguy hiểm cho cả bà mẹ và trẻ.
Đua nhau vắt sữa non trước khi sinh
Hiện nay trên nhiều diễn đàn, các mẹ đang truyền tai nhau về cách vắt sữa non trước khi sinh để dự trữ cho con uống. Bởi nhiều mẹ sợ mình phải sinh mổ, tức là phải tiêm kháng sinh, hoặc vướng mắc về số bệnh khác thì không có sữa cho con bú rất thiết thòi. Chính vì thê, để con có sữa bú ngay từ lúc mới chào đời, các mẹ đã bày cho nhau cách vắt sữa non trước sinh dự trữ trong tủ lạnh để cho con bú. Việc làm này có thật sự đúng?
Chị L.N. (TP.HCM) đưa hình ảnh ống tiêm hút được sữa non và chia sẻ trên Facebook là đang mang thai 34 tuần, có dấu hiệu sinh non nên thu sữa non. Tuy nhiên, chị L.N. cũng băn khoăn không biết việc cắt vỏ bao xilanh, rồi tháo đầu kim sử dụng hút sữa có đảm bảo vệ sinh không, ống tiêm có cần tráng qua nước ấm để tiệt trùng không…
Thấy các mẹ đua nhau vắt sữa chị N.A (Hà Nội) cũng bắt đầu vắt sữa non khi thai được 37 tuần tuổi dù chia sẻ “những giọt sữa đầu tiên đau lắm nhưng cũng hạnh phúc lắm…”.
Hình ảnh các xilanh sữa non được các bà mẹ chia sẻ với nhau. (Ảnh chụp từ Facebook)
Tuyệt đối không được vắt sữa non trước khi sinh
Theo Bác sĩ sản khoa Phạm Văn Hùng (Bệnh viện Đống Đa) cho biết, cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất sữa non từ giữa thai kỳ. Thông thường khoảng tuần từ 16- 20, trong đầu vú mẹ diễn ra quá trình hoàn chỉnh của tế bào tạo sữa và những giọt sữa non đầu tiên bắt đầu được tạo ở đây, gọi là giai đoạn tạo sữa. Ở giai đoạn này, khoảng cách giữa các nang sữa còn chưa kín, do đó sự lưu thông qua lại giữa huyết thanh (máu) và sữa khá cao, vì vậy sữa non có thể có màu hơi đỏ của máu, màu hồng, màu vàng cam hoặc màu vàng nhạt.
Hiện nay có nhiều mẹ truyền tai nhau việc vắt sữa non trước khi sinh để dành cho trẻ bú là không cần thiết, thậm là không nên vì rất nguy hiểm. Bởi vắt sữa non là động tác kích thích đầu vú nên sẽ gây tăng tiết oxytocin nội sinh và có nguy cơ gây chuyển dạ sinh non, điều này hoàn toàn không tốt. Đặc biệt với những trường hợp sản phụ có nhau tiền đạo, nếu có cơn co tử cung sẽ dễ gây ra xuất huyết âm đạo ồ ạt.
Nếu trước khi sinh chúng ta vắt sữa sẽ kích thích tuyến vú, làm thay đổi nội tiết tố, kể cả bình thường khi quan hệ vợ chồng, bà bầu cũng phải hết sức nhẹ nhàng không sẽ dọa sảy thai.
Video đang HOT
Không ai bảo quản sữa đến lúc sinh lấy ra cho con bú, ngay cả sau sinh, người mẹ nên cho bé bú trực tiếp từ bầu vú để kích thích tuyến vú tiết ra nhiều sữa và nguồn sữa được đảm bảo sạch sẽ.
Một lần nữa bác sĩ Hùng cảnh báo các mẹ, dù trong bất cứ trường hợp nào cũng không nên vắt sữa non trước khi sinh. Hành động vắt sữa để dành cho con chỉ sau khi sinh những bà mẹ sinh có con sinh thiếu tháng chưa có phản xạ bú tự nhiên, bé chưa thể tự bú mẹ được mà phải chăm sóc trong lồng ấp và được bơm sữa nuôi ăn. Hay những bà mẹ vì nhiều lý do khác nhau không thể cho bé bú mẹ trực tiếp được như bị lao phổi, viêm hô hấp trên, bị chấn thương vú do herpes, nhiễm cúm A/H1N1, áp xe vú… mới nên vắt sữa để dành cho trẻ.
Hay có nhiều trường hợp bà mẹ phải vắt sữa để nuôi con, đó là khi người mẹ không thể tiếp xúc với bé thường xuyên do bị ốm, mẹ quá bận bịu với công việc đột xuất nào đó… nhưng vẫn muốn cho trẻ uống sữa mẹ thay vì các sản phẩm sữa khác. Cũng có trường hợp người mẹ phải tự vắt sữa do cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ngực quá căng, bị tắc tuyến sữa…
Bác sĩ Hùng cho biết thêm, sữa non chứa nhiều kháng thể, chứa nhiều năng lượng tốt cho trẻ. Tuy nhiên sữa non được bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ không đảm bảo chất lượng, chưa kể bảo quản không tốt còn bị nhiễm khuẩn, trẻ bú có thể bị tiêu chảy, viêm ruột hoại tử cho nên các mẹ cần hạn chế vắt để dành mà tốt nhất hãy cho con bú thường xuyên và đều đặn.
Nếu vắt sữa non trước sinh, người mẹ cần nhận thức rõ về nguy cơ sinh non, đặc biệt đối với những người có tiền sử sinh non, những thai phụ đang điều trị dọa sinh non, khâu eo tử cung, đa thai… Chính vì thế để an toàn cho mẹ và con các mẹ nên tham khảo các bác sỹ chuyên khoa trước khi làm bất cứ điều gì.
Theo Tri thức trẻ
5 bài tập khi nằm giúp chị em có vòng bụng luôn phẳng
Chị em nên tạo thói quen luyện tập các bài tập để vòng bụng luôn phẳng hoặc hạn chế tuyệt đối mỡ thừa tích tụ lại.
Khi bạn có tuổi, bạn sẽ khó giữ vòng eo của mình được thon gọn như nhiều bạn trẻ bởi nhiều lý do như: thay đổi nội tiết tố, thừa calo, thừa chất béo... Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vermont (Anh) đã tiến hành nghiên cứu với 178 phụ nữ khỏe mạnh từ 20 đến 60 tuổi. Kết quả cho thấy người nhiều tuổi nhất có lượng mỡ bụng nhiều hơn 55% so với người trẻ tuổi nhất.
Mặc dù đây là điều khó tránh khỏi nhưng chị em lại hoàn toàn có thể phòng tránh được. Đó là chị em nên tạo thói quen luyện tập các bài tập để vòng bụng luôn phẳng hoặc hạn chế tuyệt đối mỡ thừa tích tụ lại. Điều này sẽ có hiệu quả phòng ngừa mỡ bụng khi bạn có tuổi.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 6 động tác có tác dụng giữ cho vòng bụng của bạn thon gọn.
1. Nhúng ngón chân xuống sàn
A. Nằm ngửa, co hai chân lên và uốn cong ở 90 độ giữa cẳng chân và đùi, cẳng chân song song với sàn nhà. Để 2 tay dưới gáy và ép cho bụng co lại.
B. Hít vào và hạ thấp chân trái của bạn sao cho ngón chân nhúng xuống sàn nhà (nhưng không chạm xuống sàn). Thở ra và nâng cao chân trở lại vị trí khởi đầu. Lặp lại với chân phải và tiếp tục luân phiên cho đến khi bạn đã thực hiện 12 lần với mỗi chân.
2. Xoay tròn chân
A. Nằm ngửa, hai chân mở rộng trên sàn. Nâng cao chân trái của bạn lên trần nhà, các ngón tay duỗi thẳng, cẳng tay đặt bên cạnh sườn với lòng bàn tay uống xuống. chỉ và ở bên bạn, lòng bàn tay xuống. Giữ như vậy từ 10-60 giây. Nếu vị trí này là khó chịu, bạn có thể uốn cong chân phải của bạn và đặt phẳng chân phải của bạn trên sàn nhà.
B. Ngón chân cái vẽ vòng tròn sao cho xoay chân từ hông. Hít vào khi bạn bắt đầu vòng tròn và thở ra khi bạn hoàn thành. Hóp bụng lại trong suốt thời gian thực hiện động tác này. Vẽ 6 vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó vẽ 6 vòng ngược chiều kim đồng hồ và đổi chân phải.
3. Cắt kéo
A. Bắt đầu như trong động tác nhúng ngón chân. Cuộn tròn người lại sao cho đầu, vai và cổ nâng cao khỏi sàn.
B. Khi bạn hít vào, xoay thân của bạn sang bên phải, đưa đầu gối bên phải và vai trái hướng về nhau và mở rộng chân trái về phía trần nhà tạo thành một đường chéo từ hông của bạn. Khi bạn thở ra, xoay sang trái, đưa đầu gối trái về phía vai phải của bạn và mở rộng chân phải lên trần nhà. Làm mỗi bên 6 lần như vậy.
4. Đá chân
A. Nằm nghiêng bên trái với hai chân thẳng trên sàn nhà. Chống khủy tay trái xuống sàn để đỡ phần thân, nâng xương sườn khỏi sàn và đầu hướng lên trần nhà. Đặt tay phải nhẹ trên sàn trước mặt để giữ thăng bằng. Nếu vị trí này là không thoải mái, bạn có thể mở rộng cánh tay trái trên sàn nhà và để đầu trên cánh tay.
B. Thở ra khi bạn đá, đong đưa chân phải về phía trước càng xa càng thoải mái càng tốt. Hít vào và xoay chân trở lại bên cạnh chân trái. Làm 6 lần như vậy thì chuyển sang chân kia.
5. Xoay lưng
A. Nằm sấp, hai tay khoanh trên sàn và trán tì vào tay. Hai chân dang rộng, hóp bụng.
B. Nâng cao đầu, vai, ngực rời khỏi sàn đồng thời xoay thân trên sang bên phải và quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại sang phía bên trái và thực hiện liên tục khi được 6 lần mỗi bên.
Tri thức trẻ
Nước ép trái cây giải nhiệt ngày hè Chuyên gia dinh dưỡng Trần Nguyễn Anh Thư chia sẻ cách thực hiện và các công dụng của một số loại nước ép trái cây. Màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt ngào, các loại nước ép trái cây như cam, nho, táo, cà rốt, kiwi, đu đủ... còn rất giàu vitamin, giúp bạn có sức đề kháng tốt, làn da khỏe đẹp...