Hi hữu đang mổ ruột thừa gắp ngay dị vật xương cá đâm xuyên thành ruột
Bệnh nhân vào viện vì đau bụng, được mổ ruột thừa cấp cứu. Khi đang mổ cắt viêm ruột thừa, bác sĩ bắt gặp ngay dị vật xương cá đâm xuyên thành ruột, đã tiến hành gắp bỏ dị vật rồi mới tiếp tục ca phẫu thuật.
Ngày 29/3, BV Đa khoa Đức Giang cho biết, bệnh nhân Nguyễn Đức L sinh năm 1987 trú tại Văn Giang – Hưng Yên, nhập viện trong tình trạng đau vùng hố chậu phải, sốt, đau bụng âm ỉ. Sau khi chẩn đoán xác định, bệnh nhân được mổ ruột thừa bằng phương pháp nội soi.
Trong quá trình mổ ruột thừa, bác sĩ phát hiện dị vật xương cá đâm xuyên thành ruột, là nguyên nhân gây viêm ruột thừa thứ phát cho bệnh nhân.
Khi bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa, Phó Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp đang tiến hành bộc lộ ruột thừa của bệnh nhân thì phát hiện 1 dị vật đâm xuyên thành ruột. Các bác sĩ đã dùng các dụng cụ nội soi để lấy dị vật ra và xác định đây là 1 miếng xương cá có kích thước nhỏ găm thủng ruột, viêm vùng tấy vùng hố chậu (P) gây viêm ruột thừa thứ phát. Sau khi lấy dị vật ra, các bác sĩ mới tiến hành nội soi cắt ruột thừa cho bệnh nhân.
Bệnh nhân không thể nhớ được mình nuốt phải xương cá từ bao giờ, và bản thân cũng rất ít ăn cá.
Video đang HOT
Theo BS Khoa, trường hợp bệnh nhân có mắc các dị vật đâm xuyên qua thành ruột là rất hiếm, chỉ phát hiện được khi có biến chứng đau bụng dữ dội, thủng đường tiêu hóa và được chỉ định phẫu thuật. Với một ca bệnh đặc biệt khi bệnh nhân cùng một lúc mắc từ hai bệnh trở lên thì sự thân trọng của bác sĩ trong khám và điều trị là vô cùng quan trọng nhằm tránh tình trạng bỏ sót bệnh, dẫn đến điều trị không dứt điểm.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, xương cá, tăm xỉa răng là dị vật thường bị nuốt phải và có thể bệnh nhân không biết bị nuốt dị vật lúc nào. Người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không phát hiện và phẫu thuật sớm để dị vật sắc nhọn xuyên thủng ống tiêu hóa ra ổ bụng hoặc tạo những ổ nhiễm trùng trong lồng ngực, ổ bụng.
Vì vậy, khi không may nuốt phải dị vật, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không tự chữa mẹo theo dân gian hoặc cố nuốt đẩy dị vật mắc sâu thêm trong cơ thể.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Siêu âm mà không phát hiện thai phụ bị viêm ruột thừa
Ở phụ nữ mang thai lớn (3 tháng cuối thai kỳ) bị viêm ruột thừa thường ít gặp và rất khó chẩn đoán, vì khi đó tử cung to, đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường.
Bác sĩ khám cho thai phụ sau phẫu thuật - ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Ngày 5.9, Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, BV vừa thực hiện mổ ruột thừa cho thai phụ T.N.N (28 tuổi) hiện đang mang thai tháng thứ 7. Điều đáng nói là trước đó bác sĩ dùng siêu âm nhưng không phát hiện ra thai phụ viêm ruột thừa.
Theo bác sĩ, thai phụ nhập viện trong tình trạng đau ở nửa bụng bên phải, đau mơ hồ không khu trú tại một điểm cố định. Khi khám bụng thì các bác sĩ không loại trừ bị viêm ruột thừa.
Tuy nhiên, kiểm tra siêu âm bụng thai phụ thì không phát hiện được bất thường. Các bác sĩ đã hội chẩn ngay tại Khoa Cấp cứu và thống nhất cho thai phụ chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng để xác định bệnh. Kết quả cho thấy ruột thừa bị viêm với đường kính 10 mm, chưa bị vỡ.
Thai phụ đã được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa. Sau phẫu thuật thành công, hiện thai phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Quang Luật, người tiếp nhận và phẫu thuật cho thai phụ, cho biết ở phụ nữ mang thai lớn (3 tháng cuối thai kỳ) bị viêm ruột thừa ít gặp và rất khó chẩn đoán, vì khi đó tử cung to, đẩy ruột thừa ra khỏi vị trí bình thường nên chẩn đoán thường bị chậm trễ.
Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, siêu âm bụng chẩn đoán được viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối chỉ chiếm 3-5% trường hợp, chẩn đoán chỉ bằng cách khám lâm sàng có thể sai đến 42%. Chính vì vậy cần có sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI (phương tiện gần như không gây hại cho mẹ và thai nhi), mới giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác bệnh, nhằm tránh phải mổ nhầm những trường hợp không cần thiết phải mổ, tránh những biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Bác sĩ Phan Hoàng Nguyên, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, khuyến cáo: đối với thai phụ trong giai đoạn cuối thai kỳ, khi có những dấu hiệu đau bụng tương tự như trên, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời nhằm tránh các biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Thai phụ khi mang thai lớn, nếu ruột thừa vỡ sẽ khó khăn cho việc súc rửa ổ bụng, đặc biệt thai lớn dẫn đến hậu quả áp xe tồn dư và dính ruột cho bà mẹ, khó khăn cho việc áp dụng phẫu thuật nội soi và như vậy nguy cơ phải mổ hở.
Lúc này dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thai vì tai biến mổ hở hoặc viêm nhiễm ở bụng nhiều, gây kích thích tử cung co bóng mạnh hoặc có khi mẹ bị nhiễm trùng máu gây nhiễm trùng thai nhi.
Lý giải nguyên nhân siêu âm không phát hiện ra thai phụ viêm ruột thừa, theo các bác sĩ vì đặc điểm kích thước thai khá to gây chèn ép những cơ quan xung quanh nên việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn và rất khó xác định nguyên nhân chính xác. Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán khó thể hiện được kết quả tốt nhất như siêu âm bị thai nhi che lấp.
Theo thanhnien.vn
Vụ mổ ruột thừa cắt luôn vòi trứng ở Hà Tĩnh: "Xử lý đúng" Sở Y tế Hà Tĩnh đã có kết luận về vụ việc một nữ bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện đa khoa Hồng Lĩnh mổ ruột thừa bị cắt vòi trứng, được nhiều người quan tâm vừa qua Chị Hóa đang điều trị tại bệnh viện Theo đó, ngày 21.3, tin từ Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, sau khi Sở...