Hệ thống AI giúp phát hiện sớm ung thư phổi
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngày 20/5 cho thấy học sâu (deep learning), một dạng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện các u nhỏ ác tính trên phổi qua các bản chụp CT ngực liều tia thấp (LDCT).
Hệ thống deep learning tối hưu hóa bản chụp CT. Ảnh: nytimes.com
Các nhà khoa học của Google đã phát triển mô hình deep-learning và áp dụng với 2.763 bộ ảnh chụp CT chưa xác định được bệnh, do tổ chức Northwestern Medicine cung cấp, để kiểm tra độ chính xác của hệ thống mới của mình. Họ đã phát hiện hệ thống nhờ AI hỗ trợ này có thể phát hiện một số u phổi siêu nhỏ với mô hình AUC trong 0,94 trường hợp xét nghiệm. Các trường hợp này được lấy ra từ Kho Dữ liệu điện tử Tây Bắc, cũng như các nguồn dữ liệu khác của tổ chức Northwestern Medicine.
Hệ thống deep learning tối hưu hóa bản chụp CT quan trọng nhất và các bản chụp CT từ trước của bệnh nhân, coi đây là dữ liệu đầu vào. Các bản chụp CT từ trước có thể hữu ích trong việc dự báo ung thư phổi nguy cơ ác tính, vì tỷ lệ gia tăng các u phổi khả nghi có thể là chỉ số của u ác tính. Máy tính được lập trình để sử dụng các bản chụp LDCT chưa được khẳng định đầy đủ đối với bệnh nhân đã được khẳng định qua sinh thiết. Hệ thống mới cũng nhận dạng một vùng đáng quan tâm và xác định liệu vùng này có nguy cơ cao mắc ung thư phổi hay không.
Mô hình trên hiệu quả hơn 6 lần so với máy X quang trong trường hợp các hình ảnh chụp trước đó không thể xác định bệnh, và hiệu quả tương đương với các máy X quang khi đã có hình ảnh xác định được bệnh.
Đồng tác giả nghiên cứu trên, nhà khoa học Mozziyar Etemadi cho biết: “Hệ thống này có thể xếp loại một tổn thương một cách cụ thể hơn. Chúng ta không chỉ chẩn đoán tốt hơn bệnh nhân ung thư, mà còn có thể xác định người không bị ung thư, giúp họ không phải tiến hành các xét nghiệm sinh thiết phổi tốn kém và nhiều nguy cơ”. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu trên cảnh báo rằng phát hiện này cần được khẳng định lâm sàng trên những người đã mắc bệnh.
Ung thư phổi là nguyên nhân chính dẫn tới những ca tử vong vì ung thư tại Mỹ, khoảng 160.000 người trong năm 2018. Các chương trình thử nghiệm lâm sàng lớn trên khắp nước Mỹ và châu Âu cho thấy biện pháp chụp CT ngực có thể xác định ung thư và giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ nhầm vẫn cao và khả năng tiếp cận với biện pháp này khiến nhiều ca ung thư phổi thường được phát hiện vào giai đoạn cuối và rất khó xử lý.
Video đang HOT
Bích Liên
Theo TTXVN
10 năm sau chúng ta sẽ dùng điện thoại, máy tính theo cách này
Bạn đã từng xem bộ phim Her (Hạnh phúc ảo) kể về một anh chàng đã say đắm và yêu 'cô gái' là một hệ điều hành được lập trình sẵn để hiểu được cảm xúc con người hay chưa?
Ngoại trừ những cụm từ đã được lập trình sẵn như: "Bạn có cảm thấy vui khi sử dụng phần mềm này không?" hoặc bất kỳ câu nói nào như vậy thì máy tính vốn dĩ không quan tâm tới cảm xúc của con người.
Đó là tiền đề để chúng ta có phát triển một hệ thống mới có tên là "Affective Computing", tạm dịch là "Điện toán cảm xúc". Nó bao gồm các hệ thống, phần mềm, thiết bị,... có khả năng nhận biết, cảm nhận cảm xúc của con người và đưa ra những câu hỏi, câu trả lời phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh.
Khi nói tới điện toán cảm xúc, có lẽ nhiều người trong chúng ta không biết tới Affectiva. Công ty này được phát triển từ một phòng Media Lab của MIT cách đây một thập kỷ với mục tiêu tạo ra công nghệ có thể cân đo đong đếm được cảm xúc con người.
Rana el Kaliouby - CEO Affectiva.
Đó là sự kết hợp của tâm lý học và khoa học máy tính. Điều này dựa trên những ý tưởng rằng cảm xúc có thể nắm bắt và định lượng được như một dạng dữ liệu, từ đó chúng ta có thể tạo ra các công nghệ có thể nắm bắt và khai thác những cảm xúc của chúng ta.
Nếu thành sự thực, nó sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với các thiết bị xung quanh, một sự biến đổi mà chỉ trong vòng vài năm nữa thôi nó sẽ tạo nên một cuộc cách mạng. Và sau khoảng 10 năm nữa, máy tính hay thiết bị di động sẽ hoàn toàn khác thời nay.
Ngày xưa chúng ta chỉ giao tiếp với máy tính bằng câu lệnh, hiện tại chúng ta sử dụng các giao diện đồ họa. Tương lai, chúng ta sẽ dùng máy tính giống như nói chuyện với một con người bình thường.
AI đang phân tích biểu cảm trên khuôn mặt của người cha trong bộ phim Interstellar (Du hành giữa các vì sao).
Cũng giống như nhiều nhiệm vụ nhận dạng khác, AI hoàn toàn có thể vượt trội hơn rất nhiều so với con người khi đọc được gần như tất cả những cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt người. Ví dụ, bạn nghĩ bạn có thể biểu hiện được bao nhiêu cảm xúc khi đang xem TV? Những cảm xúc phấn khích, vui vẻ hay thậm chí là buồn bã tiếc thương cho một nhân vật nào đó,... rất rất nhiều cảm xúc mà con người có thể bộc lộ ra theo từng hoàn cảnh.
Để dạy cho các mô hình học sâu (Deep Learning) của mình, Affectiva đã phân tích hơn 7,8 triệu khuôn mặt tới từ 87 quốc gia. Điều này mang lại một lượng dữ liệu khổng lồ và phong phú để họ tiếp tục phát triển các mô hình của mình cũng như cho phép quan sát những cách biểu cảm để thể hiện cảm xúc khác nhau như thế nào trên toàn cầu.
AI gần như dễ dàng nhận diện được biểu cảm vui vẻ của con người.
Khi ngày càng có thêm nhiều dữ liệu được thu thập, từ những thông tin trực quan của người dùng tới các dữ liệu như nhịp tim, ngôn ngữ theo ngữ cảnh khác nhau, việc xây dựng được chính xác trạng thái cảm xúc của con người sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ví dụ khi bạn chơi những trò chơi kinh dị thực tế ảo, dựa vào những cảm xúc sợ hãi của bạn mà môi trường trong game sẽ tự động điều chỉnh để bạn cảm thấy bớt sợ hãi hơn hoặc khiến bạn cảm thấy căng thẳng tột độ.
Tất nhiên, công nghệ này cũng có thể được ứng dụng vào xe hơi. Điều gì sẽ xảy ra khi có thêm một camera theo dõi nhất cử nhất động của bạn? Xe có thể tự động giảm tốc hoặc ghé lại bên đường khi nhận thấy dấu hiệu buồn ngủ hoặc mệt mỏi trên khuôn mặt của bạn. Hoặc có thể đưa ra cảnh báo khi bạn đang cầm điện thoại và không tập trung vào việc lái xe.
Ví dụ về AI phân tích người lái xe đang bị phân tâm vì sử dụng điện thoại và sẽ đưa ra cảnh báo tới trực tiếp điện thoại người lái đang cầm.
Hay nếu công nghệ này được tích hợp vào smartphone, nó sẽ theo dõi tâm trạng của bạn cả ngày và có thể sẽ gợi ý những bản nhạc yêu thích lúc bạn vui hoặc nói với bạn những lời động viên khi bạn buồn... Gần như chiếc điện thoại sẽ trở thành tri kỷ của bạn lúc nào không hay.
Ứng dụng của điện toán cảm xúc là rất lớn. Đây là một ngành mới tràn đầy cơ hội. Có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ được giao tiếp với máy tính như những con người thực thụ.
Theo Zing
Mỹ thử nghiệm thành công vắc-xin trị ung thư Các nhà khoa học ở New York (Mỹ) đã đạt được một bước tiến đầy hứa hẹn trong việc tạo ra một loại vắc-xin điều trị ung thư. Sau thử nghiệm lâm sàng thành công với các bệnh nhân ung thư hạch, các nhà khoa học sẽ tiếp tục thử nghiệm vắc xin này với môt số bệnh ung thư khác như ung...