Hệ quả khi trẻ thiếu hụt Lutein
Trí não trẻ phát triển nhanh nhất từ 1-3 tuổi, nên việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ là rất quan trọng.
Gần đây, các bà mẹ hay được nghe đến dưỡng chất Lutein và khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, đặc biệt là các khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ. Việc cho trẻ ăn rau xanh đang được khuyến khích để trẻ hấp thụ đủ lượng Lutein cần thiết. Tuy nhiên, các bà mẹ đã biết hết về dưỡng chất này cũng như hệ quả có thể có nếu trẻ bị thiếu hụt Lutein ?
Lutein và vai trò của Lutein với sự phát triển trí não của trẻ
Với những người mẹ đang có con nhỏ chắc chắn Lutein không còn xa lạ gì, bởi đây là dưỡng chất quan trọng giúp phát triển thị giác, cho trẻ có được đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Tuy nhiên có những tác dụng khác của Lutein đã được khoa học khám phá nhưng không phải mẹ nào cũng biết.
Lutein là hợp chất Carotenoid tồn tại nhiều nhất trong não và điểm vàng của mắt. Việc hấp thu đầy đủ Lutein sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức và ghi nhớ, đồng thời giảm được nguy cơ về bệnh tim mạch, cholestorol trong máu,… và một số bệnh lý khác. Qua báo cáo khoa học của PGS.TS. Elizabeth, viện nghiên cứu dinh dưỡng Jean Mayer đã cho thấy Lutein chiếm đến 66 – 77% lượng Carotenoid hình thành nên cấu trúc não và hiện diện nhiều tại 4 vùng não liên quan đến chức năng ngôn ngữ, ghi nhớ, nghe và nhìn. Vì vậy, Lutein có nhiều khả năng có tác động tích cực trong việc giúp bé phát triển khả năng tư duy, học hỏi và ghi nhớ tốt.
Hệ quả có thể có khi trẻ thiếu Lutein.
Video đang HOT
Việc thiếu hụt Lutein là vấn đề rất dễ xảy ra với trẻ trong giai đoạn 0-3 tuổi, nếu trẻ không được bổ sung Lutein đầy đủ qua nguồn thực phẩm hàng ngày vì cơ thể người không tự tổng hợp được Lutein. Với trẻ sơ sinh, việc thiếu hụt Lutein là do trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ hay sữa thay thế không dồi dào hàm lượng Lutein. Vào tuổi ăn dặm đến 3 tuổi, trẻ được khuyên cáo môi tuân nên ăn ít nhât 5 lân rau củ quả, trong đó ít nhât 1 lân là rau có lá màu xanh đâm.
Lutein đóng vai trò then chốt trong việc phát triển thị giác, nên khi thiếu dưỡng chất này mắt sẽ là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng. Sự phát triển thị giác của trẻ sẽ không được tối ưu, võng mạc của mắt trẻ dễ bị tổn thương do thiếu sắc tố Caroteroid thiết yếu, dẫn đến suy giảm khả năng tiếp nhận thông tin qua mắt và sẽ dễ mắc các bệnh về mắt gây khó khăn cho trẻ trong mọi hoạt động và quá trình học tập về sau.
Bên cạnh đó, từ 1-3 tuổi não trẻ hoàn thiện đến 75%, trong đó 80% lượng thông tin nhận được giúp não phát triển là thông qua thị giác. Nếu trẻ không được bổ sung đầy đủ Lutein, các vùng não liên quan đến chức năng ngôn ngữ, ghi nhớ, nghe và nhìn của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến khả năng học hỏi, ghi nhớ không phát triển tối ưu. Đây là sự thiệt thòi đối với trẻ trong việc học tập và phát triển sau này.
Chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ dưỡng chất Lutein cho trẻ
Để giúp trẻ phát triển toàn diện trong những năm đầu đời và tránh khỏi những hệ quả cho trẻ về sau do thiếu hụt Lutein, ngay từ bây giờ, mẹ nên có kế hoạch bổ sung đầy đủ Lutein cho trẻ bằng những nguồn cung đơn giản như:
Trong tháng đầu tiên khi trẻ mới sinh ra nên cho trẻ bú nhiều sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có chứa Lutein. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có may mắn được bú mẹ hoàn toàn. Những trường hợp thiêu hoặc không có sữa mẹ, hay nguồn sữa mẹ không dồi dào thì việc bổ sung Lutein thông qua nguồn thực phẩm bổ sung như sữa công thức hay thức ăn dặm cho trẻ có chứa hàm lượng Lutein cao đúng và đủ sẽ giúp trẻ hấp thu đủ lượng Lutein cần thiết.
Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, mẹ nên tập cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa Lutein như: các loại rau củ, đặc biệt rau có màu xanh đậm như rau bina, rau cải xoăn, bí đỏ, đậu, hành tây, bắp, măng tây, cà rốt, cần tây, quả mâm xôi, lòng đỏ trứng gà. Với những trẻ biếng ăn hoặc kén ăn, để đảm bảo đủ lượng Lutein bé hấp thụ hàng ngày, mẹ có thể bổ sung Lutein cho trẻ bằng các loại sữa công thức có bổ sung Lutein. Bên cạnh đó, việc thay đổi thực đơn hàng ngày một cách khoa học và phong phú cũng kích thích trẻ ăn ngon mà vẫn đủ dưỡng chất.
Mẹ nên bổ sung Lutein cho trẻ trong những năm đầu đời để trí não và thị giác bé phát triển tối ưu
Theo 24h
Trứng gà vỏ trắng hay vỏ nâu tốt hơn?
Phải chăng trứng gà vỏ nâu bổ hơn nên giá thành mới đắt hơn trứng gà vỏ trắng?
Trứng được xếp vào nhóm các loại thực phẩm lành mạnh do chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Chúng cũng rất giàu các dưỡng chất khác như folate, axit béo omega-3, omega-6, lutein và vitamin B12.
Sự khác biệt trong màu sắc vỏ trứng của 2 loại trứng gà vỏ trắng và vỏ nâu đơn thuần bắt nguồn từ giống gà mái mẹ. Gà mái có lông và phần dái tai màu trắng đẻ trứng có vỏ màu trắng, gà mái với lông và dái tai màu đỏ đẻ trứng có vỏ màu nâu.
Xét về khía cạnh giá trị dinh dưỡng thì trứng gà vỏ nâu có thể chứa nhiều hoặc ít chất dinh dưỡng hơn so với trứng gà vỏ trắng. Trứng vỏ nâu có thể chứa hàm lượng omega-3 cao hơn trứng vỏ trắng, tuy nhiên, sự chênh lệch này rất nhỏ.
Giá trị dinh dưỡng của 2 loại trứng là như nhau. (Ảnh minh họa)
Một vài người cho rằng trứng vỏ nâu có vị ngon hơn trứng vỏ trắng, trong khi một số khác lại thấy mùi vị của 2 loại trứng này không có gì khác biệt. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách bịt mắt một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè và yêu cầu họ nếm thử 2 loại trứng. Kết quả phần lớn sẽ là không ai nhận ra được sự khác biệt giữa chúng.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa 2 loại trứng chính là giá cả. Trứng vỏ trắng thường rẻ hơn trứng vỏ nâu khá nhiều. Thêm vào đó, một số nhà kinh doanh trứng gà thường gắn mác "đặc biệt" cho trứng vỏ nâu để đẩy giá của chúng lên cao hơn.
Nếu thực sự muốn chọn loại trứng bổ dưỡng cho sức khỏe, bạn nên chú trọng tới yếu tố hữu cơ, thay vì màu sắc của từng loại trứng. Những con gà mái đẻ trứng hữu cơ sẽ được nuôi bằng những loại thóc hữu cơ đạt tiêu chuẩn, không bón thuốc trừ sâu và các loại phân bón hóa học.
Trung tâm chuyên nghiên cứu dưỡng chất trong các loại trứng (ENC) của Mỹ khẳng định rằng giá trị dinh dưỡng của trứng được quyết định bằng loại thức ăn cung cấp cho gà mái mẹ. Bởi vậy, nếu cả 2 loại gà mái đẻ trứng vỏ nâu và trứng vỏ trắng được cho ăn cùng một loại thóc, giá trị dinh dưỡng của 2 loại trứng là như nhau.
Theo Thu Thương (Kiến thức)
Đề phòng cận thị cho trẻ Nhiều phụ huynh thắc mắc không hiểu tại sao gia đình không ai bị cận thị nhưng con cái họ lại bị cận. Vậy trẻ bị cận thị do di truyền hay thói quen học tập, giải trí (xem tivi, chơi game) chưa hợp lý. Cách nào để giúp bé tránh xa cặp kính cận. Quan sát biểu hiện của con gái, chị...