Hé lộ câu chuyện phôi tượng ám ảnh về một cậu bé trên bụng mẹ
Bị chôn vùi trong tro bụi hơn 1.900 năm, những câu chuyện bi thảm đằng sau hình ảnh đầy ám ảnh về một đứa trẻ nghỉ ngơi trên bụng mẹ, sững người vì sợ hãi đang dần được hé lộ.
Theo tin tức từ Dailymail, các chuyên gia phục chế đang làm việc với những phôi tượng thạch cao được bảo quản một cách cẩn thận của 86 người La Mã bị mắc kẹt ở Pompeii vào năm 79 sau Công Nguyên khi thảm họa núi lửa Vesuvius phun trào và hủy diệt thành phố này.
Đáng chú ý trong số đó là một cậu bé khoảng 4 tuổi dường như đang ngủ trên bụng mẹ, đang trú ẩn tại một nơi có tên là Nhà Vòng tay Vàng khi thảm họa xảy ra.
Ước tính có khoảng từ 10.000 tới 25.000 người dân Pompeii và Herculaneum gần đó đã thiệt mạng tại chỗ khi thảm họa xảy ra.
Stefania Giudice, một chuyên gia bảo tồn đến từ bảo tàng khảo cổ quốc gia Naples, chia sẻ: “Việc xử lý những bộ hài cốt này khi đổ thạch cao có thể khiến chúng tôi cảm thấy rất xúc động. Dù thảm họa đã xảy ra cách đây 2.000 năm, song họ vẫn là những cậu bé, những người mẹ, những gia đình. Đây không chỉ là khảo cổ học, mà còn là khảo cổ học con người.”
Bức tượng cậu bé nằm ngủ trên bụng mẹ được phục dựng.
Tư thế của những bộ hài cốt còn cho chúng ta thấy họ đã chết ra sao – một số bị kẹt trong các tòa nhà, còn một số người khác đang trú ẩn cùng với gia đình mình.
Trong bức hình này, Stefano Vanacore, giám đốc phòng thí nghiệm đang bế trên tay hài cốt của một đứa bé đã bị vùi trong tro bụi khi núi lửa phun trào.
Một khuôn thạch cao của một người trưởng thành cho thấy họ đang giơ hai tay lên cao để che đầu, như một nỗ lực bảo vệ bản thân cuối cùng trước khi chết.
Pompeii là một thành phố La Mã lớn thuộc vùng Campania của Italy. Núi Vesuvius phun trào đã tung tro bụi lên cao hàng trăm mét trên không trung trong 18 giờ, phủ kín Pompeii và nhấn chìm các cư dân của thành phố trong tro bụi.
Sáng hôm sau, thảm họa khủng khiếp đã xảy ra, chóp núi lửa sụp đổ, gây ra một trận lở bùn với tốc độ 160 km/h tràn xuống Pompeii, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó và lấp kín cả thành phố, chỉ trừ những tòa nhà cao nhất.
Video đang HOT
Lớp tro bụi phủ lên những cư dân ở Pompeii đã cứng lại, tạo thành một lớp vỏ xốp, có nghĩa là phần mô mềm của các thi hài đều đã bị phân rã, chỉ còn lại bộ xương bên trong lớp vỏ rỗng.
Các chuyên gia tại điểm khảo cổ Pompeii đang chuẩn bị những hiện vật này cho một cuộc triển lãm sắp được tổ chức mang tên Pompeii và châu Âu.
Số liệu từ các báo cáo cho thấy 2.000 người đã thiệt mạng, và khu vực này đã bị bỏ hoang cho tới khi được tái phát hiện vào năm 1748.
Nhiều tòa nhà, hiện vật và hài cốt đã được tìm thấy nguyên vẹn bên dưới lớp đất đá vụn.
Hiện nay, nơi đây đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO, và thu hút hơn 2,5 triệu du khách mỗi năm.
Tháng 11, các nhà khảo cổ Pháp và Italy khai quật khu vực thành phố cổ đã tìm thấy những chiếc lọ gốm chưa nung, nhiều khả năng do những người thợ gốm La Mã đánh rơi khi đang bỏ chạy.
Khu vực khảo cổ được bảo quản nguyên vẹn nằm sâu 9 mét dưới tro bụi đã vô tình được phát hiện vào thế kỷ 18.
Các nhà khai quật đã rất ngạc nhiên khi phát hiện hài cốt của con người bên trong lớp tro bụi, và sớm tìm ra cách đắp khuôn thạch cao để ghi lại khoảnh khắc cuối cùng của những cư dân xấu số này.
Các nhà khảo cổ đổ thạch cao vào bên trong lớp vỏ bằng tro cứng, sau đó lấy bức tượng thạch cao ra qua một lỗ hổng vài ngày sau đó.
Với kỹ thuật này, các nhà khoa học thu được những bức tượng có cả biểu hiện gương mặt đau đớn của những cư dân Pompeii đã thiệt mạng sau thảm họa, kể cả các chi tiết như kiểu tóc và quần áo của họ.
Được biết, việc tạo phôi tượng là một quá trình khoa học chính xác, bởi lớp thạch cao cần phải đủ mỏng để thể hiện hết các chi tiết, song cũng phải đủ dày để hỗ trợ cho hài cốt bên trong.
Đến nay, đã có khoảng 1.150 thi hài đã được phát hiện, mặc dù vẫn còn 1/3 diện tích thành phố chưa được khai quật.
Phần lớn phôi tượng thạch cao được làm vào khoảng giữa thế kỷ 19, tức là một số bức tượng đã bị thoái hóa và cần được sửa chữa, mang tới cho các chuyên gia cơ hội xem xét bên trong bức tượng. Khoảng 100 vỏ tro cứng được đổ thạch cao, hé lộ về tư thế của con người hoặc là của những chú chó.
LINH SAN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tàn tích thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại
Kết quả các cuộc khai quật trên quy mô lớn đã phác thảo diện mạo một thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại thuộc lãnh thổ Syria ngày nay.
Nằm ở tỉnh Homs Governorate thuộc lãnh thổ Syria ngày nay, thành phổ cổ Palmyra được coi là một trong những thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại cách đây 2.000 năm. Có lịch sử hình thành từ 2.000 năm TCN, tầm quan trọng của thành phố Palmyra được khẳng định vào khoảng năm 300 TCN, khi các đoàn buôn coi nó là một trạm dừng chân giữa Lưỡng Hà và Ba Tư. Vị trí chiến lược và sự thịnh vượng của Palmyra đã thu hút sự quan tâm của người La Mã, những người nắm quyền kiểm soát thành phố sau Công nguyên. Nổi tiếng vì vẻ đẹp lãng mạn, Palmyra từng khiến hoàng đế La Mã Hadrianus mê mẩn viếng thăm thành phố này năm 129. Ông đã tuyên bố rằng thành phố được hưởng quy chế tự do và đổi tên thành Palmyra Hadriana. Từ thế kỷ thứ 3, thương mại của Palmyra giảm sút do sự suy yếu của đế chế La Mã cũng như những bất ổn ở khu vực. Trong hàng chục thế kỷ sau đó, Palmyra nhiều lần bị phá hủy do các cuộc chiến tranh và chỉ còn là một ngôi làng nhỏ trên nền phế tích của thành phố cổ. Năm 1929 - 1932, khi người Pháp kiểm soát vùng đất Syria, dân làng ở Palmyra được sơ tán để phục vụ cho việc khai quật thành phố cổ. Kết quả các cuộc khai quật trên quy mô lớn đã phác thảo diện mạo một thành phố Palmyra hết sức tráng lệ với những đền đài, nhà hát đồ sộ. Các công trình của thành phố mang nặng ảnh hường Hy Lạp - La Mã với những hàng cột thanh thoát, phù điêu chạm nổi tinh tế. Sau nhiều thập niên được bảo tồn, vào năm 2012 - 2013, các di tích ở Palmyra đã bị hư hại do cuộc xung đột giữa quân chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy. Đến tháng 5/2015, thành phố cổ này lại trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi trở thành nơi giao tranh ác liệt giữa quân đội chính phủ Syria và phiến quân Hồi giáo IS. Tình hình bất ổn ở Syria khiến nhiều người quan ngại rằng di tích lịch sử quý giá này sẽ bị xóa sổ trong tương lai gần.
Nằm ở tỉnh Homs Governorate thuộc lãnh thổ Syria ngày nay, thành phổ cổ Palmyra được coi là một trong những thành phố tráng lệ bậc nhất thời cổ đại cách đây 2.000 năm.
Có lịch sử hình thành từ 2.000 năm TCN, tầm quan trọng của thành phố Palmyrađược khẳng định vào khoảng năm 300 TCN, khi các đoàn buôn coi nó là một trạm dừng chân giữa Lưỡng Hà và Ba Tư.
Vị trí chiến lược và sự thịnh vượng của Palmyra đã thu hút sự quan tâm của người La Mã, những người nắm quyền kiểm soát thành phố sau Công nguyên.
Nổi tiếng vì vẻ đẹp lãng mạn, Palmyra từng khiến hoàng đế La Mã Hadrianus mê mẩn viếng thăm thành phố này năm 129. Ông đã tuyên bố rằng thành phố được hưởng quy chế tự do và đổi tên thành Palmyra Hadriana.
Từ thế kỷ thứ 3, thương mại của Palmyra giảm sút do sự suy yếu của đế chế La Mã cũng như những bất ổn ở khu vực.
Trong hàng chục thế kỷ sau đó, Palmyra nhiều lần bị phá hủy do các cuộc chiến tranh và chỉ còn là một ngôi làng nhỏ trên nền phế tích của thành phố cổ.
Năm 1929 - 1932, khi người Pháp kiểm soát vùng đất Syria, dân làng ở Palmyra được sơ tán để phục vụ cho việc khai quật thành phố cổ.
Kết quả các cuộc khai quật trên quy mô lớn đã phác thảo diện mạo một thành phố Palmyra hết sức tráng lệ với những đền đài, nhà hát đồ sộ.
Các công trình của thành phố mang nặng ảnh hường Hy Lạp - La Mã với những hàng cột thanh thoát, phù điêu chạm nổi tinh tế.
Sau nhiều thập niên được bảo tồn, vào năm 2012 - 2013, các di tích ở Palmyra đã bị hư hại do cuộc xung đột giữa quân chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy.
Đến tháng 5/2015, thành phố cổ này lại trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi trở thành nơi giao tranh ác liệt giữa quân đội chính phủ Syria và phiến quân Hồi giáo IS.
Tình hình bất ổn ở Syria khiến nhiều người quan ngại rằng di tích lịch sử quý giá này sẽ bị xóa sổ trong tương lai gần.
Theo_Kiến Thức
Hé lộ lý do NATO săn tàu ngầm ở Biển Bắc Tại Biển Bắc ngoài khơi Na Uy, NATO đang tiến hành đợt tập trận chống ngầm lớn nhất từ trước tới nay mang tên &'Dynamic Mongoose'. Hãng tin BBC nhận định rằng, cuộc tập trận này dường như là nhằm đáp trả mối đe dọa từ các tàu ngầm của Nga đang tăng cường hoạt động tại vùng biển này. Trong đợt tập...