Hé lộ cách Triều Tiên đào tạo đội quân công nghệ cao
Triều Tiên được cho là sẽ lựa chọn những học sinh xuất sắc nhất về toán và khoa học để đào tạo họ trở thành những chuyên gia hàng đầu về máy tính, hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế và quân sự của Bình Nhưỡng.
Ri Jong Yo (thứ hai từ trái sang) cùng đoàn học sinh Triều Tiên dự Olympic toán quốc tế tại Hong Kong năm 2016 (Ảnh: SCMP)
Là một thiên tài toán học ở độ tuổi thiếu niên, Ri Jong Yol từng được xem là ứng cử viên sáng giá cho đội quân chuyên trách về tấn công mạng của Triều Tiên. Ri từng giành huy chương bạc trong cuộc thi Olympic toán học quốc tế dành cho học sinh phổ thông được tổ chức ở Hong Kong năm 2016.
Tuy nhiên, ngay trước đêm chuẩn bị rời Hong Kong để trở về quê nhà cùng đoàn học sinh Triều Tiên, Ri, 18 tuổi, đã đã trốn ra khỏi ký túc xá của Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong để đào tẩu. Theo Kim Heung-Kwang, cựu giáo sư khoa học từng bỏ trốn khỏi Triều Tiên, Ri hiện theo học tại một trường đại học ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ngoài ra, các thông tin khác về thanh niên đào tẩu này gần như rất ít.
Theo ông Kwang, người đang điều hành một tổ chức phi chính phủ với sứ mệnh hỗ trợ quyền của những người đào tẩu, nếu Ri không bỏ trốn mà quay về Triều Tiên, nam sinh này có thể trở thành một nhà toán học hoặc gia nhập đơn vị chuyên phụ trách các cuộc tấn công mạng của chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đội quân tin tặc này được cho là có hàng nghìn thành viên.
Theo Martyn Williams, biên tập viên của North Korea Tech – trang mạng chuyên về Triều Tiên tại San Francisco, Mỹ, ở các quốc gia khác, các tin tặc thường là những người tự học và phát triển kỹ năng. Trong khi đó tại Triều Tiên, người dân không được kết nối internet tại nhà và rất ít người sở hữu máy tính riêng. Điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền Triều Tiên tự chọn lựa những cá nhân ưu tú và huấn luyện họ thành các tin tặc chuyên nghiệp.
“Hệ thống đào tạo (tin tặc) mà Triều Tiên đang vận hành không giống các nước khác trên thế giới”, ông Williams cho biết.
Quy trình đào tạo
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trao đổi với các quân nhân cạnh màn hình máy tính (Ảnh: AFP)
Theo ông Williams, toán và khoa học là hai môn được đẩy mạnh đào tạo tại các trường tiểu học ở Triều Tiên và những học sinh xuất sắc nhất trong hai môn này sẽ được tiếp xúc với máy tính. Sau đó, những học sinh có năng khiếu về máy tính sẽ tiếp tục được đào tạo chuyên sâu tại một loạt trường học đặc biệt chuyên về lập trình.
Từng là một giáo sư tại Triều Tiên, ông Kim Heung-Kwang tiết lộ có hàng trăm sinh viên được đào tạo về máy tính ở Triều Tiên và 70% số sinh viên tốt nghiệp là nam giới. Nhiều học sinh tại Triều Tiên sẽ tham gia vào các cuộc thi lập trình được tổ chức trên toàn quốc và những người giỏi nhất sẽ được đưa vào các trường đại học hàng đầu.
Theo ông Williams, các sinh viên có thể theo học tại Đại học Kim Nhật Thành hoặc Đại học Công nghệ Kim Chaek để phát triển các kỹ năng liên quan tới phần mềm thông thường. Trong khi đó, những nhà lập trình xuất sắc nhất sẽ được cử đến Đại học Moranbong hoặc Cao đẳng Mirim – những nơi tốt nhất để đào tạo tin tặc cho Triều Tiên.
Video đang HOT
Việc xây dựng trường học để đào tạo các lập trình viên cũng như tin tặc tương lai tại Triều Tiên dường như là một phần trong tầm nhìn mở rộng của các nhà lãnh đạo Triều Tiên từ nhiều thập niên trước, với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế và quân sự của quốc gia Đông Bắc Á này.
Năm 1996, cố lãnh đạo Kim Jong-il được cho là đã tuyên bố trước một nhóm binh sĩ rằng “tất cả các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ là chiến tranh máy tính”. Dù nhiều nước phương Tây cho rằng các nhà lãnh đạo Triều Tiên đang điều hành đất nước theo hướng tụt hậu, song thực chất họ đã nhận ra tầm quan trọng của máy tính từ rất sớm.
“Đó là sự nhìn xa trông rộng từ sớm và rốt cuộc lại là hướng đi tốt cho Triều Tiên”, ông Williams nhận định.
Hiện đội ngũ tin tặc Triều Tiên bị cáo buộc đứng sau một loạt các cuộc tấn công mạng trên quy mô toàn cầu, như vụ tấn công hãng phim Sony Pictures năm 2014 gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Ngoài ra, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng nghi ngờ tin tặc Triều Tiên đứng sau vụ trộm 81 triệu USD từ ngân hàng trung ương Bangladesh hồi năm ngoái. Một số chuyên gia từng lo ngại rằng các tin tặc Triều Tiên thậm chí có thể tấn công hệ thống giao thông và thông tin liên lạc cũng như cơ sở hạ tầng trọng yếu của các nước phát triển trong tương lai.
Thành Đạt
Theo NBC
Lần đầu công bố video về lính Triều Tiên sau khi đào tẩu
Người lính Triều Tiên tưởng như có thể chết trên bàn mổ nhưng đã sống sót một cách kỳ diệu, theo bác sĩ.
Hôm nay 5.12, đài CNN của Mỹ công bố video độc quyền cho thấy cảnh cấp cứu người lính Triều Tiên đào tẩu hồi tháng 11.
Trong video có thể thấy rõ người lính bị thương nặng được chở tới bệnh viện bằng trực thăng Mỹ. Ngay sau đó, người lính - được xác định là Oh Chong Song - được các bác sĩ và y tá Hàn Quốc khẩn trương cấp cứu và phẫu thuật.
Nỗ lực cứu sống người lính Triều Tiên kéo dài hơn 6 tiếng đã được ghi lại qua camera bệnh viện. Bác sĩ Lee Cook-Jong chia sẻ video này độc quyền với CNN, với sự cho phép của người lính.
Kể lại chi tiết sự việc diễn ra ngày 13.11, tờ CNN viết: "Bác sĩ phẫu thuật Hàn Quốc Lee Cook-Jong đang rất bận rộn ở bệnh viện thì nhận được tin báo: trực thăng Mỹ đang trên đường tới đây cùng một người lính bị thương".
Bác sĩ Lee nói với CNN: "Tôi được thông báo rằng anh ta bị lính Triều Tiên bắn". Sau đó Lee ra ngoài để đón người lính họ Oh từ trực thăng.
Chiếc trực thăng bay rất nhanh và bác sĩ Lee cảm thấy biết ơn điều đó.
"Các dấu hiệu sống sót của Oh không ổn định, anh ta đang chết dần vì huyết áp thấp và bị sốc", bác sĩ Lee kể. "Oh giống như cái bình bị vỡ, chúng tôi không đưa đủ máu vào người anh ta".
Người lính 24 tuổi này bị bắn khoảng năm lần khi vượt biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên. Anh ta được lính Hàn Quốc kéo về nơi an toàn và cho lên trực thăng.
Bác sĩ phẫu thuật Hàn Quốc Lee Cook-Jong là người đứng đầu nhóm chữa trị cho người lính Triều Tiên
Cuộc chiến từng phút
Trong 30 phút đầu tiên, sau khi Oh được đưa vào phòng phẫu thuật, Lee cùng đồng nghiệp cố gắng giữ cho Oh luôn thở.
"Anh ta bị trúng đạn ở khớp gối phải, bắp tay, lưng, ngực và vai", Lee nói.
Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa lộ diện.
Trong cuộc phẫu thuật kéo dài 5 tiếng để loại bỏ một viên đạn, Lee phát hiện điều chưa từng thấy trong 20 năm phẫu thuật của mình: ký sinh trùng.
Lee kể lại rằng lúc ông đang phẫu thuật thì thấy những con giun trắng chui ra khỏi cơ thể của Oh.
"Tất cả mọi thứ lúc đó đều có màu đỏ, nhưng ký sinh trùng lại màu trắng. Con giun to, dày, dài và cứng này đã chui ra khỏi bụng Oh", Lee nói.
Ký sinh trùng được lấy ra từ bụng người lính đào tẩu
Các dấu hiệu sống sót của Oh không ổn định trong quá trình phẫu thuật. Lee nghĩ rằng người đào ngũ có thể chết trên bàn phẫu thuật.
"Đó là một phép màu khi anh ấy sống sót", Lee nói.
Tất cả ký sinh trùng đã được loại bỏ khỏi bụng Oh, một số con dài tới 27 cm.
Hai ngày sau, Lee phẫu thuật lần hai cho Oh. Vài ngày sau đó, người lính bắt đầu phục hồi nhanh chóng khiến bác sĩ ngạc nhiên.
Đi lại và nói chuyện
Oh hiện có thể đi bộ, nói chuyện và đi vệ sinh một cách độc lập. Tình trạng của anh ta mặc dù đã ổn định hơn nhưng vẫn còn nguy hiểm.
Các biến chứng từ vi khuẩn lao và virus viêm gan B tiếp tục ảnh hưởng tới sự phục hồi của Oh, đặc biệt là chức năng gan.
Oh cũng đang được chăm sóc tâm lý và có thể sẽ bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương, Lee nói.
Anh ta bị ảnh hưởng bởi những cơn ác mộng, đôi khi sợ rằng mình vẫn ở Triều Tiên. Điều này khiến Lee phải treo cờ Hàn Quốc trong phòng hồi phục để nhắc Oh rằng anh đã an toàn.
Theo CNN, hiện vẫn không rõ tương lai của Oh sẽ ra sao. Oh nói với bác sĩ phẫu thuật rằng anh ta quan tâm đến việc học luật.
Cho đến nay, tình trạng của Oh vẫn chưa đủ khỏe để hỏi các câu hỏi nhạy cảm, theo bác sĩ Lee. Là nhân viên gác biên giới, có thể Oh sẽ có nhiều thông tin giá trị về lực lượng vũ trang của Triều Tiên.
Chính phủ Hàn Quốc thường xem xét những người đào thoát và sau đó cho họ tham gia chương trình tái định cư, giúp thích ứng và hội nhập vào xã hội Hàn Quốc.
Oh hiện vẫn đang được bảo vệ chặt chẽ trong bệnh viện để tiếp tục hồi phục mà không bị quấy rầy.
Lee nói: "Nếu có quá nhiều câu hỏi về những ngày tháng ở Triều Tiên, điều này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của anh ta. Nếu Oh trầm cảm, anh ta sẽ không thể ăn uống hoặc hồi phục đúng cách".
Theo Danviet
Pháo binh Triều Tiên có thực sự mạnh như lời đồn? Nếu chiến tranh Triều Tiên xảy ra, thế giới lo ngại thủ đô Seoul của Hàn Quốc sẽ bị lực lượng pháo binh hùng hậu của Triều Tiên nhấn chìm trong biển lửa. Thực tế có như vậy? Kịch bản nhấn chìm Seoul trong "biển lửa" Năm 2011, Viện an ninh Nautilus đã công bố một nghiên cứu cho thấy, trong một kịch...