Hãy diệt lăng quăng để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa, tính đến tháng 8, toàn tỉnh ghi nhận 1.470 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), với 64 ổ dịch đã được xử lý, không có trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2023, số trường hợp mắc SXH giảm khoảng 25%. Tuy nhiên, có những địa bàn tại TP. Nha Trang, huyện Vạn Ninh, Diên Khánh số ca mắc cao hơn hoặc bằng năm ngoái. Bác sĩ Tôn Thất Toàn – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, số trường hợp mắc SXH của tỉnh đang tiệm cận với biểu đồ số ca mắc trung bình trong 5 năm qua. Dự báo những tháng tiếp theo, nếu các huyện, thị xã, thành phố không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống SXH, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và có thể vượt qua số ca mắc SXH trung bình trong 5 năm qua.
Hiện nay, thị xã Ninh Hòa và huyện Khánh Vĩnh là 2 địa phương có số ca mắc/100.000 dân cao nhất, với khoảng 280 ca. Trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, 27/27 xã, phường đều ghi nhận ca mắc SXH với tổng số gần 700 ca. Trong đó, những xã, phường có số ca mắc cao là: Ninh Diêm 163 ca; Ninh Hải 123 ca; Ninh Thủy 127 ca; Ninh Ích 39 ca; Ninh Phước 35 ca; Ninh Quang 31 ca; Ninh An 20 ca…
Diệt lăng quăng tại hộ gia đình ở thị xã Ninh Hòa.
Video đang HOT
Theo kết quả phân lập vi rút 335 mẫu trong 6 tháng đầu năm của Viện Pasteur Nha Trang ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, kết quả có 159 mẫu dương tính với vi rút tuýp D1 và D2. Đáng chú ý, tuýp vi rút D2 có 122 mẫu dương tính. Đây là tuýp có độc lực cao, nguy hiểm hơn so với những tuýp khác. Bác sĩ Tôn Thất Toàn cho biết, hiện nay ngành Y tế đang tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca mắc, ổ dịch, đồng thời khoanh vùng xử lý kịp thời, hiệu quả từng ổ dịch. Trạm Y tế tham mưu UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng, chống SXH tại địa phương; triển khai các đợt chiến dịch diệt lăng quăng và muỗi vằn; mục tiêu không bỏ sót hộ gia đình; không bỏ sót dụng cụ chứa nước có lăng quăng tại các hộ gia đình mà không được xử lý. Song song đó, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp trong công tác phòng, chống SXH, tăng cường công tác truyền thông, vận động hộ gia đình, hội viên thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH, vệ sinh môi trường, thường xuyên diệt muỗi, diệt lăng quăng, súc rửa các dụng cụ chứa nước để loại trừ ổ lăng quăng; hợp tác tốt với nhân viên y tế khi có chiến dịch phun thuốc diệt muỗi…
Với thời tiết khí hậu nóng ẩm, mưa nắng thất thường, giao lưu đi lại của người dân tăng cao là những điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển. Bác sĩ Tôn Thất Toàn khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng; đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng. Người dân cần thường xuyên lau, rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu gom, hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như: Chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bỏ, vỏ dừa, lốp xe cũ, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến…
Khi ngủ nên nằm màn, dùng bình xịt thuốc diệt muỗi, nhang, vợt điện, kem diệt muỗi. Khi có dấu hiệu mắc bệnh SXH, cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Vừa qua, Bộ Y tế có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh quan tâm chỉ đạo chính quyền các cấp và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt, môi trường, rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp “Mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng” tại hộ gia đình; thực hiện thông thoáng nhà ở, nơi làm việc. Các tỉnh cần xây dựng các sản phẩm truyền thông các biện pháp phòng, chống SXH phù hợp với từng địa phương; tổ chức truyền thông phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức như: Họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa, đài, phát thanh, báo chí, truyền hình…
Tiền Giang: Triển khai nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết
Trong những năm gần đây, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã trở thành một trong những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng tại Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Nam.
Tiền Giang là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của dịch bệnh SXH.
Trước tình hình dịch bệnh SXH, Tiền Giang đã và đang triển khai nhiều biện pháp chủ động và tích cực nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh SXH.
Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệt tật tỉnh Tiền Giang kiểm tra lăng quăng tại hộ gia đình ở xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành.
Theo báo cáo từ Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, trong tuần 30 (đến ngày 28-7-2024), tỉnh đã ghi nhận 19 ca mắc SXH, trong đó có 2 ca nặng và không có trường hợp tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là 757 ca, tương đương với tỷ lệ 41 ca mắc/100.000 dân, không có trường hợp tử vong nào do SXH từ đầu năm đến nay.
Số ca mắc SXH trong tuần 30 đã giảm đáng kể so với tuần trước (29 ca) với mức giảm 34,4%. So với cùng kỳ năm 2023, tỉnh ghi nhận 53 ca mắc trong tuần 30, con số này đã giảm 64,2%. Tính tổng cộng số ca mắc SXH từ đầu năm đến nay (757 ca) cũng giảm 58,1% so với cùng kỳ năm 2023 (1.806 ca).
Theo Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Võ Thanh Nhơn, quyền Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang, để đối phó với dịch bệnh SXH, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, bao gồm: Các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về cách phòng, chống SXH như diệt muỗi, lăng quăng, giữ gìn vệ sinh môi trường; cách nhận biết các triệu chứng của bệnh SXH để kịp thời điều trị.
Định kỳ, các đội y tế tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các nơi tập trung đông dân cư và các khu vực có nhiều ổ lăng quăng. Ngoài ra, CDC tỉnh Tiền Giang lập các đoàn giám sát hoạt động phòng, chống SXH tại các địa phương, thường xuyên kiểm tra và ghi nhận tình hình dịch bệnh, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý các ổ dịch.
Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh luôn trong trạng thái sẵn sàng, từ việc cung cấp đủ thuốc men, trang thiết bị y tế, đến việc tập huấn cho cán bộ y tế về cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân SXH.
Bên cạnh đó, mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất, rất cần sự chung tay của cộng đồng. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt, thường xuyên vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các ổ lăng quăng xung quanh nhà.
Theo CDC tỉnh Tiền Giang, hiện nay dịch bệnh SXH vẫn đang diễn biến phức tạp ở một số địa phương trong nước. Trước tình hình dịch bệnh, Tiền Giang đã không chủ quan, lơ là mà đã và đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh SXH. Sự nỗ lực của chính quyền và ngành Y tế, cùng với sự hợp tác của cộng đồng, sẽ là yếu tố quan trọng giúp tỉnh nhà vượt qua dịch bệnh SXH và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Hà Nội: Sốt xuất huyết, ho gà gia tăng Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội đều gia tăng so với tuần trước đó. Chiều 22-7, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12 đến 19-7), trên địa bàn thành phố ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường...