Hậu sản mòn là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách chữa trị
Hậu sản mòn là một hiện tượng xuất hiện sau khi sinh một thời gian có nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt gây nên. Hậu sản mòn gây ảnh hưởng đến nguồn sữa, chất lượng sữa cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ.
Hậu sản là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Hậu sản về cơ bản đều gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ, nguồn sữa cho con. Hậu sản mòn sau sinh cũng là một trong những vấn đề mà mẹ bầu cần chú ý vì có thể gây ảnh hưởng nhiều tới mẹ và cả em bé.
Hậu sản mòn là gì?
Hậu sản mòn là hiện tượng phụ nữ sau sinh bị thiếu cân, bị gầy quá mức, mòn mỏi. Biểu hiện của hậu sản mòn thường gặp là gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên từ đó gặp phải nhiều bệnh tật. Việc gầy quá mức do hậu sản mòn gây nên cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa cho em bé.
Hậu sản mòn là tình trạng mẹ bị thiếu cân, gầy mòn quá mức sau khi sinh (Ảnh minh họa)
Hậu sản mòn có nguy hiểm không?
Với biểu hiện là gầy mòn quá mức, khó tăng cân nên khiến cho cơ thể của người phụ nữ bị giảm miễn dịch, cơ thể yếu ớt nên dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt, mẹ bị hậu sản mòn dễ bị băng huyết sau sinh, các cơn đau tử cung xuất hiện nhiều.
Hậu sản mòn về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ, nếu mẹ bị xuống cân quá mức có thể gây nguy hiểm. Việc cân nặng không đủ, cơ thể không đủ chất luôn khiến mẹ mệt mỏi, căng thẳng và ốm yếu.
Trẻ sơ sinh bú sữa của mẹ bị hậu sản mòn cũng dễ bị thiếu chất, không đủ chất, khó phát triển trí thông minh.
Hậu sản mòn gây ảnh hưởng sức khỏe của người phụ nữ (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây hậu sản mòn là gì?
Video đang HOT
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hậu sản mòn sau sinh, chủ yếu đều là do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng gây nên. Những nguyên nhân chủ yếu đó là:
- Quá trình mang thai vất vả khiến mẹ bị kiệt sức, mệt mỏi khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng, thậm chí là không hấp thụ dinh dưỡng.
- Quá trình nuôi con cũng vất vả, áp lực, căng thẳng, mệt mỏi cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Đặc biệt, chế độ kiêng khem sau sinh cũng gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng khiến mẹ bị thiếu chất, lâu dài thì sẽ bị gầy mòn.
- Quan hệ sau sinh quá sớm khiến tử cung bị tổn thương chưa kịp lành nên dễ bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng vùng kín, viêm nhiễm ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý của mẹ.
Về cơ bản, nguyên nhân gây hậu sản mòn đều do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng gây nên nên việc cân bằng dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau sinh là điều cần thiết đối với mẹ sau sinh.
Nguyên nhân gây hậu sản mòn chủ yếu là chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý (Ảnh minh họa)
Hậu sản mòn có chữa được không?
Về cơ bản, hậu sản mòn có thể chữa được bởi đây là do chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng gây nên. Cách điều trị hậu sản mòn thông qua chế độ sinh hoạt, cụ thể là:
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng sau khi sinh. Không kiêng cữ quá nhiều. Không nên ăn đồ tanh, lạnh và thực phẩm khó tiêu hóa. Mẹ ăn đủ 4 chất trong bữa ăn là chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
- Mẹ cũng nên bổ sung vitamin C, E, K, các thực phẩm giàu sắt để chống thiếu sắt gây thiếu máu.
- Song song với đó là nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng, vận động nhẹ nhàng, không nên chỉ nằm một chỗ dễ khiến tinh thần uể oải và mệt mỏi hơn. Đi lại, luyện tập nhiều sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn, kích thích các giác quan và đặc biệt là giúp mẹ thèm ăn.
- Mẹ cũng không nên quan hệ tình dục sau sinh sớm. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, thư giãn và thoải mái tâm lý.
Việc giữ cho tinh thần mẹ thoải mái, đi lại vận động thường xuyên hơn, nghỉ ngơi đủ, đặc biệt là ngủ đủ, không thiếu ngủ sẽ giúp mẹ tránh cũng như chữa trị chứng hậu sản mòn.
Dinh dưỡng và tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi là điều mẹ nên chú ý để tránh hậu sản mòn (Ảnh minh họa)
Đối với những mẹ bị hậu sản mòn nghiêm trọng như gầy mòn quá mức, suy nhược quá mức, khó di chuyển, khó vận động, khó tỉnh táo thì nên đi gặp bác sĩ ngay. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu có được những cách xử lý phù hợp nhất.
7 sai lầm khi sinh con khiến mẹ đau đớn, mất sức, em bé lại khó ra
Khi bị cơn đau đẻ hành hạ, mẹ sẽ chỉ muốn hét to hay nhắm tịt mắt lại nhưng thực tế đây đều là hành động sai lầm.
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ sẽ bước sang giai đoạn cuối cùng là chuyển dạ và sinh con. Đây có lẽ là nỗi sợ hãi đối với nhiều mẹ bầu vì "truyền thuyết" đẻ con đau như gãy xương sườn hay không đau gì bằng đau đẻ.
Trên thực tế, mẹ hoàn toàn có thể giảm bớt đau đớn cho bản thân, rút ngắn thời gian sinh nở bằng cách tìm hiểu kĩ càng quá trình sinh con, kĩ thuật thở và rặn khi sinh. Rặn sinh và thở đúng cách sẽ giúp cho cuộc sinh nở của người mẹ diễn ra nhanh chóng hơn, đỡ mất sức và tránh được các biến chứng sinh như băng huyết sau sinh, tổn thương đến vùng kín,...
Trong quá trình sinh nở, mẹ bầu nên bình tĩnh, tự tin, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và tránh mắc 7 sai lầm dưới đây kẻo sẽ càng đau đớn, mất sức hơn.
1. La hét, khóc lóc
La hét hay khóc lóc là phản ứng sinh lý bình thường khi cơ thể phải chịu cơn đau. Tuy nhiên, vì cơn đau đẻ sẽ đến từ từ, tăng dần cấp độ nên mẹ hãy cố gắng làm quen, bình tĩnh, tránh việc la hét vì nó sẽ làm mẹ mất sức, gián đoạn nhịp thở và còn gây mất tập trung cho các y bác sĩ.
Mẹ la hét, khóc lóc khi sinh sẽ càng thêm mất sức.
2. Nhắm mắt
Nhiều mẹ cho rằng việc nhắm mắt sẽ giúp mình bình tĩnh hơn và dễ tập trung hơn vào nhịp thở để rặn sinh. Tuy nhiên, nếu nhắm mắt khi sinh con, mẹ sẽ dễ bị chóng mặt và không theo dõi được hướng dẫn của bác sĩ.
3. Dùng sức khi không có cơn co
Cơn co tử cung luôn mang tính chất chu kỳ. Khi cổ tử cung đã mở hết và em bé sẵn sàng ra ngoài thì số lượng cơn co trung bình sẽ là 3 cơn/10 phút.
Khi cơn co đến, mẹ sẽ có cảm giác đau đớn, bụng cứng lên, sau đó cảm giác đau sẽ giảm dần. Đó là khoảng thời gian cho mẹ tạm nghỉ và hồi sức. Mẹ cần theo dõi cơn co để chọn thời điểm rặn sinh chính xác, tránh dùng sức rặn khi đang vào khoảng nghỉ thì sẽ chỉ thêm mệt mà không có hiệu quả.
4. Rặn quá mạnh
Khi tử cung co vào cực mạnh là lúc mẹ cần rặn để bồi thêm lực giúp đẩy em bé ra ngoài. Nhưng mẹ cần chú ý là chọn thời điểm rặn chính xác quan trọng hơn nhiều so với lực rặn. Rặn sinh quá mạnh có thể làm tổn thương vùng kín, siết chặt cơ vùng chậu làm ảnh hưởng đến em bé.
5. Nằm bẹp xuống giường
Nằm thẳng lưng trên giường khi chuyển dạ sẽ chỉ làm cho mẹ thêm đau đớn và em bé khó ra hơn. Vì vậy khi rặn sinh, mẹ nên ngẩng đầu, cuộn người lại, đầu gối co lên và mở rộng hai chân. Ngoài ra, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về tư thế quỳ gối khi sinh con cũng rất hiệu quả.
Khi sinh nở, việc mẹ nằm bẹp thẳng lưng xuống giường sẽ khiến bé khó ra hơn.
6. Nín thở
Khi rặn sinh, nhiều mẹ có xu hướng nín thở để lấy thêm lực. Tuy nhiên thực tế, việc mẹ nín thở rất nguy hiểm vì nó làm gián đoạn oxy cung cấp tới thai nhi. Do đó, thay vì nín thở, mẹ hãy hít sâu, thở mạnh theo đúng nhịp hướng dẫn của bác sĩ.
7. Tập trung lực lên mặt
Khi sinh con, mẹ cần tập trung lực vào phần dưới của cơ thể để siết cơ sàn chậu lại chứ không phải tạo lực lên mắt, mặt. Nhiều trường hợp mẹ rặn đẻ sai cách, tập trung lực lên mặt, mắt dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu, xuất huyết và tạo cục máu đông ở mắt.
Sản phụ băng huyết suýt chết Sản phụ xuất huyết ồ ạt sau sinh, được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng da xanh tái, máu chảy không ngừng từ tử cung. Ảnh minh họa Nước tiểu bệnh nhân qua ống sonde cũng có màu nâu đỏ, biểu hiện của tình trạng rối loạn đông máu nặng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị...