Hầu hết mọi người đều thích uống đồ ngọt nhưng nó thực sự không tốt cho sức khỏe, không từ bỏ thì bạn sẽ gặp phải 3 vấn đề sau
Việc tiêu thụ quá nhiều thứ đồ uống này mỗi ngày có thể là tác nhân gây ảnh hưởng tới cân nặng cũng như hệ xương khớp của bạn. Chính vì lẽ đó, hãy dần thay đổi thói quen ăn uống của mình để đẩy lùi nguy cơ mắc nhiều bệnh xấu.
Đối với dân công sở hay các cô cậu học sinh, sinh viên thì chuyện order nước uống về để giải khát vào mỗi chiều không phải là việc quá xa lạ. Lúc này, trong list lựa chọn đồ uống thường sẽ có những món như trà sữa, nước trái cây, hoặc nước giải khát. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất trong những loại đồ uống này là chúng đều có đường. Do đó, chúng ta vẫn hay gọi chung chung là đồ uống ngọt.
Ảnh minh hoạ
Thế nhưng, bạn có biết rằng, việc uống đồ ngọt hàng ngày lại có thể kéo theo rất nhiều rủi ro xấu cho sức khỏe lẫn vóc dáng. Nếu không học cách từ bỏ thói quen uống đồ ngọt thường xuyên thì bạn có thể sẽ gặp phải 1 trong 3 vấn đề sức khỏe sau đây.
1. Gây tăng cân, béo phì
Hầu hết các loại đồ uống ngọt đều chứa hàm lượng đường cao như glucose, sucrose, fructose và một số loại khác. Dù cho đường là một thứ gia vị dễ gây nghiện nhưng hàm lượng calo trong đường lại khá cao, có thể kích hoạt các dây thần kinh và làm cân nặng của bạn tăng lên mất kiểm soát.
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người thường xuyên ăn đồ tráng miệng ngọt cũng dễ bị tăng cân nhanh. Vì vậy, nếu không muốn bị tăng cân, béo phì thì bạn nên sửa ngay thói quen tiêu thụ đường từ cả đồ ăn lẫn đồ uống.
2. Gây ra bệnh tiểu đường
Những người uống nhiều hơn một lon nước ngọt mỗi ngày dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với những người nói không với đồ uống ngọt. Cũng từ đây, bạn có thể rút ra rằng, càng uống nhiều đồ ngọt thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ càng tăng cao hơn.
Hiện tại, vẫn chưa có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường nên tốt nhất hãy tạo thói quen kiểm soát việc tiêu thụ đường từ bây giờ.
Video đang HOT
3. Gây suy giảm xương khớp
Hệ thống xương của chúng ta bao gồm cả răng và toàn bộ phần xương trong cơ thể. Khi tiêu thụ nhiều đồ uống ngọt thì không chỉ xương khớp của bạn cảm thấy rệu rã, uể oải mà đôi khi hàm răng cũng có thể bị sâu và hỏng sớm. Đó cũng là lý do vì sao những người uống đồ ngọt nhiều thường có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.
Ngoài những rủi ro trên, đồ uống ngọt còn mang đến một vài tác nhân khác như gây tăng axit uric máu, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gút, tăng nguy cơ sỏi thận, tăng lipid máu… Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải chú ý đến lượng đường tiêu thụ vào. Khi chọn đồ uống, hãy cố gắng chọn đồ uống càng ít calo và ít đường càng tốt.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải ở Viện Dinh Dưỡng Quốc gia chia sẻ: chúng ta chỉ nên tiêu thụ dưới 25gr đường/ngày (tương đương 5 thìa cà phê đường) để giảm thiểu nguy cơ lão hóa sớm, tránh tăng cân, béo phì, stress…
5 loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng tuyệt đối không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn
Có rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của người lớn nhưng lại chứa nhiều mối họa đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, gia đình nào cũng muốn dành cho con mình những thứ tốt nhất, đặc biệt là về khoản ăn uống vì không muốn con thiếu dinh dưỡng hay không được ăn những loại bổ dưỡng. Trẻ trong độ tuổi này lại chưa thể nói, chưa thể phản ứng nên hầu như bố mẹ cho ăn gì là bé sẽ ăn đó.
Đó là lý do, đôi khi bố mẹ thiếu kiến thức nên đã cho con ăn một số loại không phù hợp. Dưới đây là 5 loại thực phẩm không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ nên tránh:
Sữa tươi nguyên chất
Rất nhiều bà mẹ nghĩ rằng, trẻ trong độ tuổi này, sữa là nguồn thực phẩm rất tốt và cần thiết. Họ đánh đồng tác dụng của sữa công thức cũng như tất cả các loại sữa khác. Nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ có thể uống sữa công thức, tại sao không thể uống sữa tươi?
Loại chất béo có trong sữa nguyên chất không tốt nhất cho sức khỏe của bé dưới 1 tuổi (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển đầy đủ, không thể hấp thụ và tiêu hóa hoàn toàn nồng độ protein và khoáng chất cao trong sữa nguyên chất, điều này sẽ gây ra gánh nặng cho thận của bé. Protein trong sữa gây kích thích niêm mạc của đường tiêu hóa, nó có khả năng làm xuất huyết đường ruột và thậm chí có thể khiến em bé có triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt. Loại chất béo có trong sữa nguyên chất không tốt nhất cho sức khỏe của bé đang lớn.
Mặc dù sữa tươi nguyên chất chính là nguyên liệu để sản xuất sữa công thức nhưng nó lại không phải là nguồn thức ăn tốt cho trẻ nhỏ. Sữa công thức đã được xử lý, chế biến theo một quy trình đặc biệt, phù hợp với bé. Do đó, trẻ em trong giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ nên uống sữa công thức.
Nước trái cây
Vào ngày 22/5/2017, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa nước trái cây vào danh mục đồ ăn không được phép cho bé dưới 1 tuổi ăn. Nhiều bà mẹ sẽ sử dụng máy ép trái cây tại nhà để tạo thành nước ép và cho bé uống với suy nghĩ nó sẽ có tác dụng điều trị táo bón, thay thế nước uống. Nhưng giờ đây, có rất nhiều minh chứng khoa học cho thấy rằng điều này là sai. Đối với trẻ sơ sinh, nước trái cây không có lợi thế dinh dưỡng so với trái cây đơn thuần.
Đối với trẻ sơ sinh, nước trái cây không có lợi thế dinh dưỡng so với trái cây đơn thuần. (Ảnh minh họa)
Nước ép có nhiều đường và ít dinh dưỡng có thể khiến bé bị thừa cân hoặc suy dinh dưỡng. Chất xơ trong trái cây nguyên sẽ giúp bé nhuận tràng nhưng chúng không có trong nước ép trái cây vì đã bị lọc ra. Khi trẻ đã uống nhiều nước ép trái cây, thích, nghiện vị ngọt sẽ không còn thích uống nước trắng nữa. Uống quá nhiều nước trái cây làm tăng lượng đường, một thời gian dài sau sẽ làm mòn răng của bé và hình thành sâu răng.
Mật ong
Mọi người đều biết rằng mật ong là một thực phẩm tốt, có giá trị dinh dưỡng cao. Nó có thể làm sạch ruột và giảm táo bón. Tuy nhiên, thực phẩm tốt như vậy nhưng không có nghĩa là phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn mật ong.
Mật ong có chứa botulinum có thể gây ngộ độc. Em bé dưới 1 tuổi chưa hình thành hàng rào vi sinh đường ruột tốt và chúng không thể chống lại sự xâm lấn của bào tử botulinum. Sau khi ăn mật ong, em bé có khả năng bị nhiễm độc và táo bón kéo dài. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây ra chứng đau dây thần kinh, khóc yếu và khó thở, rất nguy hiểm!
Ngoài ra, mật ong rất ngọt và sẽ phá hủy thói quen ăn uống của bé. Sau khi uống nước mật ong, bé có thể dần dần không chấp nhận nước lọc.
Sau khi ăn mật ong, em bé có khả năng bị nhiễm độc và táo bón kéo dài (Ảnh minh họa)
Sản phẩm làm từ đậu nành
Các sản phẩm đậu nành rất giàu protein thực vật cũng như axit béo không bão hòa, canxi và vitamin B, nhưng chúng không thể được cung cấp cho trẻ dưới 1 tuổi.
Các sản phẩm đậu nành có chứa saponin, chất ức chế protease, hemagglutinin thực vật và các yếu tố chống dinh dưỡng khác, sẽ ức chế sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
Gia vị
Có thể nhiều bà mẹ đã biết về kiến thức không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối, đường nhưng những thứ khác như bơ đậu phụ, nước tương, sốt cà chua, nước sốt và nhiều loại gia vị khác trẻ em cũng không nên ăn. Lý do là bởi những loại gia vị này chứa rất nhiều muối.
Không nên cho gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi (Ảnh minh họa)
Khi trẻ dưới 1 tuổi, không nên cho thêm muối và đường vào đồ ăn của bé. Điều này sẽ tăng gánh nặng cho thận và tim, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và kẽm của trẻ. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bé kén ăn trong tương lai. Thêm muối quá sớm vào thức ăn sẽ làm tăng đáng kể khả năng bị huyết áp cao của bé trong tương lai.
Tóm lại, có một số thực phẩm tốt, bổ dưỡng với người lớn nhưng lại không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Bố mẹ cần là người thông thái trong cách chăm sóc và nuôi nấng con để con có một tương lai khỏe mạnh hơn.
Nắng nóng kỷ lục kéo dài, ai cũng cần uống nước vào 6 "thời điểm vàng" này để bảo vệ sức khỏe Bác sĩ Trần Quốc Khánh, bệnh viện Việt Đức đã chia sẻ chi tiết về những lưu ý để bổ sung nước đúng cách, bảo vệ sức khỏe trong mùa hè nắng nóng gay gắt này. Nước là nguồn sống của cơ thể, khi có đủ nước, cơ thể mới có thể hoạt động bình thường. Việc uống nước tưởng như đơn giản...