Hậu Covid-19, ngành quản trị kinh doanh có còn “hot”?
Cơn bão Covid-19 quét qua, hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, nhiều người lo ngại tình trạng khó khăn còn kéo dài và sinh viên ngành quản trị kinh doanh sẽ khó kiếm việc làm khi ra trường.
Hậu Covid-19, cần những nhà quản lý chuyên nghiệp
Sau đại dịch Covid-19, kinh tế bị ảnh hưởng vô cùng lớn, nhiều công ty, doanh nghiệp rơi vào trạng thái đóng băng và không đủ nguồn thu để duy trì hoạt động kinh doanh.
Điều này khiến nhiều người lo ngại nhu cầu nhân sự quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới sẽ không nhiều, sinh viên học ngành quản trị kinh doanh ra trường sẽ khó kiếm việc làm.
Tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp càng cần nhân sự quản lý chuyên nghiệp nên nhu cầu lao động ngành quản trị kinh doanh rất lớn (Ảnh minh họa: HUTECH).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhân lực, đại dịch Covid-19 qua đi, kinh tế bắt buộc phải từng bước khôi phục thì các vị trí quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh là rất quan trọng.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hưng – Trưởng khoa Kinh tế trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn (BKC), quản trị kinh doanh được hiểu đơn giản là quản trị hoạt động kinh doanh nhằm để duy trì, phát triển những công việc liên quan đến kinh doanh, tạo ra những quy trình, hệ thống, tối ưu đa hóa “hiệu suất” vào hoạt động kinh doanh.
Trong tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp càng cần những nhân sự quản lý chuyên nghiệp nhằm tối ưu hóa hoạt động, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Trước dịch, nhiều vị trí có thể chỉ cần người biết việc để làm, nhưng nay phải cần những lao động chuyên môn cao, hiểu việc để nâng cao hiệu suất cũng như có khả năng sáng tạo cho phù hợp tình hình mới.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hưng cho rằng, các doanh nghiệp đang cố gắng tìm kiếm nguồn lao động chất lượng sau dịch để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh, nắm bắt xu thế “tâm lý khách hàng hậu đại dịch” để triển khai các hình thức kinh doanh phù hợp.
“Sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh không phải bận tâm vấn đề thất nghiệp bởi nhu cầu tuyển dụng vẫn không ngừng tăng cao. Vấn đề mà các em nên quan tâm là bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng mềm và tham gia nhiều hoạt động để phát triển toàn diện bản thân”, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hưng nói.
Ứng viên có kiến thức lẫn kỹ năng mềm: Rất nhiều cơ hội nghề nghiệp
Theo Trưởng khoa Kinh tế BKC, tại hệ cao đẳng, sinh viên học ngành quản trị kinh doanh được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu…
Ngoài ra, sinh viên còn được học các kiến thức chuyên sâu của ngành kinh tế như quản trị nhân sự, quản trị hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp…
Ở hệ trung cấp, ngành này được chia thành nhiều nhánh nhỏ gắn sát với thực tế nghề nghiệp hơn như tài chính – ngân hàng, kinh doanh thương mại – dịch vụ, kinh doanh bưu chính viễn thông…
Khi ra trường, sinh viên học ngành này có thể đảm nhận nhiều công việc như: quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng…
Trong quá trình làm việc, người làm nghề có thể phát triển nhiều vị trí việc làm như: Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng; Trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch; Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn…
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hưng cho rằng, đặc điểm khi học hệ cao đẳng, trung cấp là sinh viên thường xuyên được thực hành cùng giảng viên, nhiều lần đi kiến tập thực tế tại các doanh nghiệp nên dễ làm quen với môi trường làm việc, mở rộng mối quan hệ trong công việc. Nhờ đó, sinh viên dễ bắt nhịp với công việc khi ra trường.
Những tố chất cần thiết để theo học ngành Quản trị kinh doanh
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hưng, người muốn theo ngành quản trị kinh doanh cần nhiều tố chất để đảm bảo phù hợp và thích nghi được với tính chất công việc, phát triển bản thân.
Đam mê và tận tâm: Có niềm đam mê và đặt sự tận tâm vào công việc sẽ luôn tìm thấy niềm cảm hứng tích cực trong công việc.
Kỹ năng mềm tốt: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, sắp xếp và tổ chức công việc, khả năng lãnh đạo…
Năng động và tinh tế: chú ý quan sát và nắm bắt một cách tinh tế sở thích cũng như yêu cầu của khách hàng là một trong những cách ghi điểm trong mắt khách hàng.
Ít nhất là thông thạo thêm một ngoại ngữ: hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì ngoại ngữ là yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc cũng như con đường thăng tiến trong tương lai. Các em có thể làm việc trong môi trường quốc tế và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.
Trường dạy nghề thiếu người học
Dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài khiến học viên các tỉnh không lên thành phố học nghề, nhiều trường mới tuyển được 40-60% chỉ tiêu.
TS Hoàng Văn Phúc, Hiệu trưởng Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn cho biết, hiện mới khoảng hơn 300 sinh viên xác nhận nhập học (60% tổng chỉ tiêu) trong năm học mới.
Ông Phúc lý giải, đợt dịch từ tháng 5 đến nay kéo dài, ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn trường cao đẳng, trung cấp để học nghề của phụ huynh, học sinh. Nhiều người cân nhắc giữa chi phí học tập phải bỏ ra và khả năng sớm tìm được việc làm thu hồi vốn, nên quyết định không cho con học cao đẳng để tiết kiệm chi phí. Thay vào đó, họ chọn các khoá học nghề ngắn hạn hoặc đi làm công nhân luôn.
"Người học ở các tỉnh thành lân cận TP HCM là nguồn tuyển sinh lớn của trường, nhưng do dịch bệnh, nhiều em chọn các trường gần nhà thay vì lên TP HCM. Việc phải học nghề bằng hình thức online ngay từ đầu năm cũng khiến nhiều em không hứng thú", ông Phúc nói.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa
TS Lê Lâm, Hiệu trưởng Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cũng đưa ra các con số không mấy khả quan. Đợt cao điểm tuyển sinh đã qua nhưng trường mới tuyển được gần 50% trong tổng số 1.800 chỉ tiêu, ít hơn năm ngoái 30%. Trừ hai ngành Kỹ thuật ôtô và Sư phạm mầm non, các ngành khác đều vắng người học. Trường phải tính đến phương án ghép lớp hoặc vận động học viên chuyển ngành để bố trí các học phần hợp lý hơn.
Ngoài nguyên nhân kinh tế, việc giãn cách xã hội kéo dài khiến các chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp gián đoạn, không tiếp cận được học sinh. "Năm ngoái chỉ tiêu tuyển được giảm nhẹ còn năm nay giảm rất mạnh trong khi nhiều năm trước, trường đều tuyển đủ chỉ tiêu. Covid-19 ảnh hưởng tới việc tuyển sinh, đào tạo ở các trường nghề một cách rõ rệt", ông Lâm nói.
Ngoài ảnh hưởng do Covid-19, lãnh đạo nhiều trường cao đẳng, trung cấp cho rằng, khối trường nghề gặp khó bởi việc vào đại học ngày càng dễ dànghơn. Những năm gần đây, trường đại học mở ra nhiều phương thức xét tuyển đa dạng, dành tỷ lệ đầu vào lớn cho việc xét học bạ, tăng chỉ tiêu. Trong bối cảnh đó, nhiều gia đình không quá khó khăn sẽ chọn cho con học đại học thay vì cao đẳng vì thời gian học chỉ chênh nhau một năm, trong khi bằng đại học có giá trị cao hơn hẳn.
"Đa số học sinh chọn trường nghề với định hướng học nhanh, ra trường sớm để có việc làm ngay. Nhưng hiện nay mọi ngành đều bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch, cơ hội tìm việc chậm lại, nên các em sẽ cân nhắc rất kỹ", lãnh đạo một trường cao đẳng ở TP HCM cho biết thêm.
Èo uột trong tuyển sinh khiến nhiều trường nghề phải chật vật tồn tại. Với các cơ sở giáo dục tư thục, khó khăn này tăng lên gấp 2-3 lần bởi họ phải trả chi phí thuê mướn mặt bằng, trang thiết bị dạy học đồng thời duy trì quỹ lương để giữ chân giáo viên.
Chẳng hạn, trường Trung cấp Bách khoa TP HCM với 600 chỉ tiêu nhưng mới tuyển được khoảng 70%. Nguồn thu chủ yếu từ học phí sụt giảm.
"Chúng tôi phải gồng gánh, xoay xở đủ cách để duy trì hoạt động, nếu thiếu thì đành vay mượn. Giờ chỉ mong học viên sớm được tiêm đủ vaccine, trường được mở cửa để hoạt động bình thường lại", TS Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Cao đẳng Bách khoa TP HCM nói.
Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM - cơ quan quản lý khối cơ sở giáo dục nghề nghiệp - thành phố hiện có 59 trường cao đẳng và 64 trường trung cấp. Đến tháng 10, bậc cao đẳng mới tuyển được khoảng 20.000 trong tổng số 45.000 chỉ tiêu, trong khi bậc trung cấp tuyển được gần 10.000 trong số 36.000 chỉ tiêu.
Cuối tháng 10, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cũng nhận định, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cơ quan này đề nghị các địa phương, các trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh việc truyền thông, tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp.
Tiêu chuẩn đầu vào của hầu hết trường cao đẳng, trung cấp là tốt nghiệp THPT; học hết lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp bậc THCS. Các trường được tuyển sinh quanh năm với nhiều đợt. Tuy nhiên, đại diện nhiều trường cho biết họ sẽ sớm chốt việc tuyển sinh năm nay bởi nguồn tuyển đã cạn.
Nghề quản trị nhà hàng sẽ "sống" sao sau đại dịch Covid-19? Ngành ẩm thực, nhà hàng đang bị ảnh hưởng nặng nề do không có du khách quốc tế. Tại nhiều địa phương, những nơi này bị đóng cửa vì giãn cách xã hội... khiến hàng loạt nhân viên đầu bếp mất việc... Khi dịch hết, ngành hiếu khách sẽ bùng nổ Theo thạc sĩ Võ Công Trí, Phó Giám đốc Tuyển sinh -...