Hấp cua ngon, không rụng càng nhờ tuyệt chiêu đơn giản này
Cua biển hấp là món được nhiều người yêu thích vì thịt cua ngọt, thơm, ăn có vị đặc trưng của biển. Để hấp cua ngon, không bị rụng chân càng khi luộc thì chị em chỉ cần thực hiện theo mẹo đơn giản dưới đây.
Nguyên liệu:
Nên chọn những con cua có vỏ ngoài màu xám đục, khi dùng tay ấn vào thì thấy rắn chắc, không xốp; không nên chọn những con cua có vẻ mảnh, mai xốp xanh, mọng nước.
- Cua thịt: 2-3 con (tuỳ ý)
- Gia vị: Ớt trái, sả, gừng
Video đang HOT
- Dụng cụ: Nồi luộc, dao nhọn nhỏ
Cách làm:
- Cua mua về bỏ ngay vào ngăn đá tủ lạnh hoặc ngâm ngập vào chậu nước đá thật lạnh. Làm như thế để cho cua chết lâm sàng, không bị mất chất dinh dưỡng, lại dễ dàng vệ sinh.
- Ngâm nước đá lạnh tầm 10 phút, kiểm tra thấy cua lờ đờ hoặc không cử động nữa thì vớt ra, cắt bỏ dây, lấy bàn chải răng cũ chà rửa cua nhẹ nhàng dưới vòi nước. Sau đó, xếp cua vào nồi. Chú ý, xếp nhẹ nhàng và theo đúng tư thế vốn có của con cua rồi đem hấp.
- Thường thì không cần cho nước hay bất cứ gia vị gì khác là ngon nhất. Vì cua đã có sẵn vị mặn của muối biển, có nước trong cơ thể rồi. Nếu thích có thêm vài nhánh sả, gừng.
- Do đã chết lâm sàng nên khi hấp, cua không cảm nhận được hơi nóng, nên sẽ không giãy giụa khiến càng và chân không bị gẫy.
Cua luộc nên được thưởng thức khi còn nóng để đảm bảo được mùi vị, độ ngon. Không nên thưởng thức cua khi đã nguội vì cua sẽ dễ bị tanh.
- Hấp cua tới khi thấy cua chuyển đỏ đều (ước chừng 7-10 phút, tính từ lúc nước sôi) thì tắt bếp. Cho cua ra đĩa và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!
Chọn sai loại nước để luộc, bảo sao cua, ghẹ rụng chân, chín không đều, nước ngọt chảy hết ra ngoài
Sử dụng thứ nước này để cho vào sẽ khiến nhiệt độ tăng đột ngột, cua chín không đều, nước ngọt trong cua chảy mất.
Nhiều chị em thắc mắc vì sao mình hấp cua, ghẹ không ngon. Đầu bếp nhà hàng cho biết, hấp cua ghẹ không khó, nhưng nếu sử dụng loại nước để hấp sai chắn chắn khiến món ăn mất hấp dẫn. Do đó, chị em hãy tham khảo mẹo hấp cua ghẹ ngon dưới đây của đầu bếp nhà hàng.
Bước 1: Vệ sinh cua, ghẹ bằng cách dùng bàn chải cọ sạch phần bên ngoài cua, ghẹ dưới vòi nước.
Bước 2: Xếp cua, ghẹ vào nồi. Lưu ý, khi đặt cua nhớ ngửa bụng chúng lên, còn phần vỏ thì ở bên dưới. Điều này vừa giúp cua được nóng đều và phần nước ngọt trong thịt cua không bị chảy ra ngoài trong quá trình hấp.
Bước 3: Thêm một lượng nước lạnh vào nồi, nước không cần nhiều, chỉ cần một chút cua, ghẹ cũng đủ chín, hơn nữa ít nước sẽ làm nước ngọt bên trong cua ghẹ không chảy ra.
Nên nhớ nước sử dụng để cho vào hấp/luộc cua là cần phải sử dụng nước lạnh. Vì nước lạnh sẽ khiến cua chín từ từ và đều nhau, nước ngọt của cua cũng sẽ không bị mất. Nếu bạn sử dụng nước nóng để cho vào, khiến nhiệt độ tăng đột ngột, cua chín không đều, nước ngọt trong cua chảy mất. Ngoài ra, việc nóng đột ngột sẽ khiến chúng bị rụng chân. Dùng nước lạnh để hấp/luộc cua sẽ giữ độ ẩm cho cua khiến hương vị của món ăn tươi ngon, hấp dẫn hơn.
Hấp cua nên dùng nước nóng hay lạnh? Việc dùng nước nóng hay lạnh để hấp cua cũng ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn này. Cua, ghẹ là hải sản được nhiều người yêu thích vì có thịt ngọt, thơm. Cua, ghẹ có thể được chế biến thành nhiều món ngon như sốt/rang me, nướng, xào, hấp... trong đó hấp là cách làm thông dụng nhất vì vừa nhanh...