Hành trình vượt núi trồng người của thầy cô giáo vùng biên
Con đường đèo vắt vẻo ngang lưng núi, dốc nối tiếp dốc, hành trình đi trồng người của thầy cô giáo vùng biên Nghệ An vẫn còn lắm gian nan.
Cô giáo Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) kiểm tra kỹ năng đọc chính tả Tiếng Việt của học sinh.
Khi chạm đến cổng trời sương phủ, khi vạch sóng điện thoại chỉ còn một chấm nhỏ, rồi biến mất, cũng là lúc thầy cô đến điểm trường nơi mình cắm bản. Nhưng chỉ cần có học sinh, là bao nhiêu nhọc nhằn đã bỏ lại dưới chân dốc. Một năm mới học mới bắt đầu!
Trên đỉnh Pha Cà Tún
Năm học 2020 – 2021, thầy trò điểm bản Huồi Mới , Trường Tiểu học Tri Lễ 4 ( huyện Quế Phong, Nghệ An) đón nhận nhiều cái đầu tiên. Đây năm hoàn thành sáp nhập học sinh của 2 bản Huồi Mới 1 – Huồi Mới 2 làm một, với 86 học sinh (HS) từ lớp 1 – 5.
Và sau hàng chục năm thầy trò dạy học trong lớp tạm bằng gỗ, hoặc lắp ghép thì giờ đây,điểm trường Huồi Mới đã được xây dựng và đưa vào sử dụng 5 phòng học và nhà đa chức năng bằng bê tông kiên cố. Đây cũng là lần đầu tiên, ngày khai giảng được tổ chức ở điểm trường lẻ này. Những đứa trẻ và thầy giáo đã chính thức có ngày lễ của riêng mình để bước vào năm học mới.
Các đại biểu, thầy trò điểm trường lẻ Huồi Mới hát Quốc ca trong lễ khai giảng năm học 2020 – 2021.
Bản Huồi Mới (xã Tri Lễ) ở trên đỉnh Pha Cà Tún – cao hơn 1.500m so với mực nước biển, là nơi sinh sống của bà con người Mông. Ở đây, trẻ con sinh ra, lớn lên theo từng mùa rẫy. Cuộc sống biệt lập, chỉ giao tiếp trong bản. Vậy nên thế giới nhỏ của các em chỉ có người thân thuộc và các thầy giáo.
Xồng Y Nu năm nay học lớp 4, từ nhà của em có thể nhìn thấy trường học, chỉ cách hai con dốc nhỏ. Ngày hè, Nu và các bạn vẫn chạy lên trường chơi. Thỉnh thoảng, cô bé nhìn lên con đường mòn ngang lưng núi, chờ bóng hình quen thuộc. Khi nào có những tiếng xe máy leo qua dốc hướng về cổng trường, là các thầy đã quay lại, là năm học mới đến rồi!
Cô bé người Mông đôi mắt sáng, vẫn rụt rè, ngại ngùng khi thấy người lạ. Thầy Lỳ Bá Cự cho biết, Nu là một học sinh thông minh, học khá, 4 năm liền đều là lớp trưởng. Em đi học rất chuyên cần, và cũng giúp thầy nắm tình hình của các bạn trong lớp, như lý do vắng học, đi muộn, gia đình có việc đột xuất… Xồng Bá Dinh – anh trai của Nu thay mặt bố mẹ tiếp khách.
Video đang HOT
“Em là trưởng nam đó. Nhưng học hết cấp 2 thì thấy khó quá, nên nghỉ. Đợt này đang mùa thu hoạch lúa nên không có ai ở nhà cả, chỉ có Nu và một em trai đang học lớp 11 ở dưới huyện là về để đến trường. Chút nữa em cũng đi giúp làm vía trong bản, rồi lên rẫy. Mình là anh nên phải giúp bố mẹ, phấn đấu cho các em đi học” – trưởng nam mới 17 tuổi chững chạc nói.
Thầy Thò Bá Sinh – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4, chia sẻ: Năm học này, điểm Huồi Mới có 86 học sinh, từ lớp 1 – 5. Sau lễ khai giảng, có 3 em học sinh vắng học vì theo bố mẹ đi rẫy xa, không có sóng liên lạc.
Nhà trường đã giao giáo viên chủ nhiệm vận động để phụ huynh đưa con về để đến trường. Nhưng với một điểm trường lẻ, đầu năm học mới, các em đi học gần như đầy đủ thế này đã rất mừng. Những năm gần đây, cũng không còn tình trạng học sinh bỏ học ở Huồi Mới.
Huồi Mới là 1 trong 4 điểm trường Tiểu học Tri Lễ 4, với 100% học sinh là người Mông. Suốt 40 năm qua, đến nay trường vẫn chỉ toàn là thầy giáo cắm bản. Nhưng ở nơi “cùng trời cuối đất”, việc dạy học ở các điểm bản này luôn được thực hiện quy củ, nghiêm túc.
Trường học nhiều “không” nhất xứ Nghệ: Không điện, không đường, không chợ, không sóng liên lạc và không cô giáo lại là điểm sáng giáo dục của cả huyện Quế Phong.
Háo hức trang sách mới
Học sinh lớp 1 (Trường Tiểu học Nậm Cắn 1) háo hức với sách giáo khoa mới.
Năm nay, Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) có hơn 400 học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc Mông, Khơ Mú và Thái. Năm học mới vừa bắt đầu, nhưng trước đó, từ cuối tháng 8, tất cả giáo viên của trường đã trả phép.
Trong số 40 cán bộ, giáo viên, chỉ có 10 người bản địa, hoặc sinh sống gần Nậm Cắn. Còn lại đều là giáo viên ở các huyện miền xuôi lên công tác. Năm học này, trường Tiểu học Nậm Cắn 1 cũng đón hơn 100 học sinh lớp 1. Trước ngày khai giảng năm học mới, nhà trường đã chủ động đặt đủ sách giáo khoa cho tất cả học sinh.
Cô Đặng Thị Hải Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 thông tin: Trước đây, trường chúng tôi thí điểm chương trình VNEN, vì vậy sách giáo khoa của học sinh được cấp miễn phí. Sau kết thúc thí điểm, nhà trường tận dụng sách giáo khoa cũ, ngoài ra kêu gọi các tổ chức tặng sách cho học sinh.
Tuy nhiên, năm nay chương trình mới, phụ huynh phải tự mua sách giáo khoa. Hiện tại, sách giáo khoa đã về đủ cho toàn bộ học sinh lớp 1, nhưng việc thu tiền sách thì vẫn còn khó khăn. Nhà trường sẽ tiếp tục vận động các nhà hảo tâm để hỗ trợ sách cho những học sinh thuộc diện hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Cô Nguyễn Thị Nguyệt từ xuôi lên xã biên giới Nậm Cắn công tác đã 28 năm. Dù không phải là người bản địa, nhưng đến nay, cô có thể giao tiếp bằng cả tiếng Kinh lẫn tiếng bản địa với học sinh cả 3 hệ dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú. Cũng vì vậy, cô Nguyệt là một trong số giáo viên được nhà trường giao phụ trách lớp 1 – năm đầu tiên triển khai dạy sách giáo khoa mới.
“Khi được phát sách mới, các con mừng lắm. Nhìn thấy ánh mắt sáng lên, háo hức lật từng trang, tò mò ngạc nhiên với các hình vẽ, là cô giáo tôi cũng vui lây”, cô Nguyệt chia sẻ.
“Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới có nhiều hình ảnh bắt mắt, minh họa dễ hiểu nên thu hút học sinh.
Bên cạnh đó, phương pháp dạy học, các tổ chức lớp học, cho học sinh trao đổi, thảo luận theo tinh thần của chương trình phổ thông 2018 cũng có nhiều nét tương đồng với Mô hình VNEN. Vì vậy, giáo viên chúng tôi cũng hứng thú và không quá áp lực. Các tiết học đầu tiên của cô và trò diễn ra thuận lợi, sôi nổi”, cô Nguyệt cho biết.
Dù đóng tại xã biên giới, nhưng Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Tập thể giáo viên nơi đây vẫn luôn cố gắng, quyết tâm để giữ chuẩn, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho phụ huynh khi cho con đến trường.
Những người chọn gắn bó với rẻo cao
Năm học này, cô giáo Bùi Thị Thúy đem con trai Nguyễn Tiến Minh từ Diễn Châu lên học tại Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Đây là một quyết định không hề dễ dàng của người mẹ. Nếu so sánh về mọi điều kiện học tập, giao tiếp, sinh hoạt thì quê nhà của cô hơn hẳn ngôi trường vùng cao biên giới này.
Trong khi đó, lên Nậm Cắn, con trai cô sẽ phải hòa nhập lại từ đầu, sẽ là thiểu số giữa đa số các bạn là người dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú. Nhưng gia đình cô sẽ được ở gần chăm sóc cho nhau. “Nếu con có thiếu hụt kiến thức một chút, thì mẹ sẽ cố gắng dạy thêm”.
Những ngày đầu lên huyện miền núi xa nhất Nghệ An công tác, cô chỉ mong rằng mình có sức trẻ, có kiến thức thì cống hiến. Những nẻo đường lạ thành quen, những điểm trường lẻ xa xôi trở nên thân thuộc, và cô cũng nên duyên chồng vợ với anh bộ đội biên phòng ở Nậm Cắn này.
Giờ đây, cô đã chọn ở lại nơi rẻo cao quanh năm sương phủ, chọn biên giới là quê hương thứ 2, chọn trở thành một người dân bản địa. Để tiếp tục sự nghiệp trồng người và gắn bó với trẻ vùng cao.
Cánh cổng trường của những điểm lẻ vùng sâu, vùng xa, biên giới Nghệ An nơi nào cũng giống nhau. Chỉ đơn sơ với 2 thân cây dựng 2 bên, phía trên treo tấm biển bằng gỗ ghi tên trường, tên bản. Hơn 30 năm trước, điểm trường lẻ thành lập ở Huồi Mới chỉ có 3 lớp từ lớp 1 đến lớp 3, thầy giáo người xuôi vượt núi lên dạy chữ. Học sinh mới được huy động đến lớp, học chữ.
Trong số đó có cậu bé Thò Bá Sinh, lên 10 tuổi thì bước vào lớp 1. Nhưng học càng lên cao, bạn bè trong lớp cậu bé người Mông “rơi rụng” dần. Sau này, chỉ còn mỗi Thò Bá Sinh quyết tâm ra huyện lỵ theo học 2 năm bổ túc cấp 2 tại Trường Phổ thông Lao động huyện.
Sau khi hoàn thành chương trình THCS, Sinh được huyện Quế Phong cử đi học sư phạm để quay về trở thành thầy giáo bản địa đầu tiên của ngôi Trường Tiểu học Tri Lễ 4. Từ đó, bàn chân thầy đã đi khắp từng nhà dân bản, lên từng vạt rẫy đưa học sinh về đi học.
Thầy Thò Bá Sinh không dừng lại ở những kiến thức chuyên môn “sơ cấp” đó, mà luôn vươn lên phấn đấu, không ngừng học tập. Từ năm 1995 đến nay, thầy đã nỗ lực hoàn thành chương trình THPT, rồi tốt nghiệp đại học tại chức.
Năm 2002, thầy Sinh được lãnh đạo cấp trên tin tưởng, bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4. Năm học 2020 – 2021 này, là tròn 30 năm thầy Thò Bá Sinh gắn bó với nghề giáo. Tóc có sợi bạc, dáng đi in hằn vất vả nhưng vẫn gương mặt hiền từ, vẫn là nụ cười và lời nói nhẹ nhàng, vỗ về các em nhỏ.
Thầy chính là tấm gương suốt cả cuộc đời phấn đấu vì sự học, vượt mọi khó khăn, mặc cảm để có tri thức, có cuộc sống ấm no và trở thành người có uy tín của không chỉ bản Huồi Mới và cả xã biên giời Tri Lễ (Quế Phong). Khắp mọi bản làng từ tột cùng Nậm Tột, xa xôi Huồi Xái, vất vả Huồi Mới… đều có học trò thầy Sinh. Rất nhiều người đã trở thành bố mẹ của những đứa trẻ, lại được đem đến trường, yên tâm gửi cho người thầy đáng kính ấy. Đặc biệt, trong 5 người con của thầy Sinh, con trai thứ Thò Bá Chờ cũng nối nghiệp bố, trở thành giáo viên cắm bản, tiếp tục vận động con em người Mông đến trường.
Trời đang nắng thì thoáng bóng mây kéo đến, chúng tôi vội vã chào các thầy ở Huồi Mới xuống núi. Đi được vài kilomet, cơn mưa rừng đã ào xuống. Con đường mòn phút chốc cũng trơn trượt như đổ dầu, nước mưa chảy xói theo khe rãnh, đỏ quạch. Không còn cách nào khác, phải đi bộ, mà vẫn ngã lên xuống vì không thể phanh nổi chân mình.
Chúng tôi biết, phía sau lưng mình, mùa nắng hay mưa, vẫn luôn có những thầy giáo, cô giáo nối tiếp ở lại với rẻo cao, nơi biên cương tây Nghệ. Có người được đặt thành địa danh tên cho cây cầu mới dựng, hay con dốc khó vượt qua nhất… Cũng có người chỉ mới bắt đầu trải nghiệm, cống hiến tuổi trẻ, tâm huyết cho những đứa trẻ vùng cao. Cứ thế, mỗi năm học đến, cánh cổng điểm trường lẻ được mở đón học trò. Và những đứa trẻ từ trên nương rẫy trở về, ríu rít gọi nhau đến lớp.
Yên Bái: Nỗ lực dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Yên Bái. Hoạt động này ý nghĩa hơn nữa khi học sinh tiểu học bắt đầu Chương trình, sách giáo khoa mới.
Trẻ mầm non 5 tuổi được đặc biệt quan tâm làm quen tiếng Việt. Ảnh: TG
Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái cho biết: Yên Bái đã tổ chức lớp tập huấn cho 129 học viên là cán bộ chuyên môn phòng GD&ĐT; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tiểu học; giáo viên dạy lớp 2 của 21 trường thuộc vùng dân tộc thiểu số huyện Văn Yên và huyện Trấn Yên. Nội dung tập huấn là giúp các học viên về phương pháp dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; tăng cường kĩ thuật giao tiếp cho học sinh theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Sau buổi tập huấn tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số đầu tiên của năm học 2020 - 2021, Sở GD&ĐT tính tiếp việc triển khai tập huấn cho những khu vực dân tộc thiểu số còn lại trong tỉnh. Nói như nhà giáo Vương Văn Bằng: Trẻ đến trường không thể không biết tiếng Việt. Vì vậy, không có cách nào khác thầy cô giáo phải có năng lực dạy tiếng Việt cho trẻ.
Ông Lê Quang Minh - Trưởng phòng GD&ĐT Văn Chấn thông tin: Thu hút học sinh ra lớp và hoạt động GD đạt hiệu quả, chất lượng đòi hỏi học sinh phải chắc tiếng Việt. Để thực hiện điều này, phòng GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường, đặc biệt là trường mầm non và trường tiểu học phải tập trung tiếng Việt cho trẻ.
Trường Mầm non Hồng Ca, huyện Văn Chấn có 276 học sinh, đa số là người dân tộc Mông, Tày, Dao, Thái... Cô Hà Thị Hương Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để giúp học sinh tiếp xúc với tiếng Việt, nhà trường thường xuyên lồng ghép, tổ chức hoạt động sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để miêu tả những sản vật địa phương, kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca. Trường cũng chỉ đạo GV viết chữ in lên các khu vui chơi của trẻ và đồ chơi, đồ dùng ngoài trời. Trong quá trình dạy học, GV chủ nhiệm lớp rèn cho HS các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Đặc biệt, với trẻ 5 tuổi, các em đã nhận biết tốt, pháp âm tương đối đúng để sẵn sàng tâm thế học lớp 1.
Còn ở Trường Tiểu học và THCS Nà Hẩu, huyện miền núi Văn Yên, Phó Hiệu trưởng Hoàng Minh Đức, chia sẻ: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc được chúng tôi chú trọng nhiều năm nay. Năm học 2020 - 2021, nhiệm vụ này càng được đề cao. Phần lớn trẻ là người dân tộc thiểu số, khi vào nhập học đều chưa biết hoặc chưa nói thạo tiếng Việt. Trước thực tế đó, nhà trường và tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho các em phù hợp với tình hình thực tế. Trường tổ chức các hoạt động sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp với văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao. Đặc biệt, nhà trường còn tổ chức hội thi, ngày hội đọc sách, tổ chức hoạt động vui chơi gắn với tiếng Việt, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm cho trẻ.
Hành trình xin sách ấm áp tình người Hành trình đi "xin sách" chưa bao giờ dễ dàng, nhưng đó luôn là niềm vui, hạnh phúc của các thầy cô giáo vùng cao. Đầu năm học mới, xôn xao khắp nơi những câu chuyện nội dung sách giáo khoa lớp 1 đổi mới, giá tiền sách giáo khoa đi kèm giá sách tham khảo ở miền xuôi mà dường như người...




Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của hoa khôi cải lương Mộng Tuyền ở tuổi 78
Sao việt
23:01:34 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Mỹ nam 'Nấc thang lên thiên đường' Kwon Sang Woo phong độ ở tuổi 49
Hậu trường phim
22:37:09 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
Sao châu á
22:16:12 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025