Hành trình từ một công nhân trở thành giảng viên đại học của cô Hằng
“Mọi sự thay đổi, bắt đầu không bao giờ là quá muộn, chỉ cần chúng ta có quyết tâm, có động lực và dám hành động để thay đổi”, cô Nguyễn Thị Hằng chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Hằng hiện đang là giảng viên Thực hành khoa Du lịch, Trường Đại học Đại Nam nhưng ít ai biết rằng, trước khi trở thành giảng viên, cô Hằng đã từng là công nhân một nhà máy tại Bắc Ninh .
Một buổi sáng mùa đông Hà Nội buốt giá, khi vừa kết thúc tiết giảng thực hành tại một khách sạn trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội), cô Hằng đã dành thời gian chia sẻ về những thứ khiến cô thấy mình phải thay đổi. Vẻ ngoài trẻ trung với nụ cười tươi tắn, ít ai nghĩ, cô giảng viên đại học sinh năm 1997 này đã phải vượt qua rất nhiều biến cố lớn trong cuộc đời, dám từ bỏ để bắt đầu và thay đổi.
Cô Nguyễn Thị Hằng, giảng viên Trường Đại học Đại Nam (ngoài cùng bên phải) tại lễ kỷ niệm 13 năm thành lập trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô Hằng năm nay 23 tuổi, quê tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh), hiện đã tốt nghiệp cử nhân ngành Du Lịch tại Trường Đại học Đại Nam và đang là giảng viên Thực hành của khoa Du lịch. Nói về cuộc hành trình từ một công nhân trở thành giảng viên đại học của mình, cô Hằng chia sẻ: “Năm 2015, khi tôi vừa tròn 18 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên sau khi học hết cấp 3, tôi đã quyết định không tiếp tục đi học đại học như bao bạn bè cùng trang lứa mà chọn đi làm công nhân tại một khu công nghiệp gần nhà để kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Tôi nhanh chóng xin được việc làm tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử lớn tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh với mức lương khá cao. Hàng ngày, tôi ra khỏi nhà đi làm từ lúc 6 giờ 30 phút và về nhà vào lúc 19 giờ”.
Cô Hằng cho biết, khoảng thời gian làm công nhân vô cùng vất vả, phải thường xuyên tăng ca 12 tiếng, làm cả thứ bảy, chủ nhật. Đặc biệt, mỗi công nhân chỉ làm đúng một nội dung công việc trên dây chuyền đã được thiết lập sẵn: “Tôi dần cảm thấy không phù hợp với guồng quay cuộc sống của một công nhân, mệt mỏi với những ngày tăng ca liên tiếp, cảm thấy vô cùng ngột ngạt với bầu không khí đặc ngẫn và ồn ào ở công ty.
Trong thời gian làm công nhân, tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp vì sức khỏe sa sút, quá tuổi lao động, bầu bí, con nhỏ… bị cho nghỉ việc vô thời hạn. Những cặp vợ chồng trẻ sống chầy chật qua ngày với đồng lương công nhân khiêm tốn. Tôi sợ, nếu mãi làm công nhân, tôi sẽ trở thành một cái máy, thậm chí đến già, tôi cũng chỉ sống một ngày nhàm chán và mệt mỏi như vậy.
Video đang HOT
Ban đầu tôi cứ nghĩ, đi làm sẽ có tiền để vừa phụ giúp gia đình, vừa thoải mái làm những gì mình thích. Thế nhưng, sau một năm làm công nhân, tôi nhận ra sức khoẻ của tôi kém đi cùng với việc tôi không còn thời gian dành cho bản thân và cho gia đình nên bằng mọi quyết tâm và sự lỗ lực, tôi đã quyết định đi học tiếp đại học”.
Sau tất cả, cô Hằng đã hạ quyết tâm nghỉ làm công nhân để tiếp tục sự nghiệp học hành: “May sao, lúc đó Trường Đại học Đại Nam tuyển sinh theo hình thức xét học bạ và từ đây cuộc đời tôi mở sang một trang khác.
Tại Trường Đại học Đại Nam tôi được học khoa mà mình yêu thích đó là Du lịch. Thầy cô luôn quan tâm và động viên tôi.
Vì gia đình khó khăn nên tôi đã vừa học vừa làm ngay từ năm nhất để phụ giúp gia đình về tài chính. Sau đó, tôi đi thực hành nghiệp vụ theo chương trình của khoa, vừa thực hành vừa được lương nên sau khi ra trường, nhờ có những trải nghiệm cũng như kinh nghiệm tích luỹ mà tôi đã được thầy cô giữ ở lại khoa làm giảng viên”.
Cô Nguyễn Thị Hằng, giảng viên Trường Đại học Đại Nam (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam về những khó khăn gặp phải trong thời gian học đại học, cô Hằng bộc bạch rằng khó khăn lớn nhất là vấn đề kinh tế:
“Để trở thành một giảng viên đứng lớp như ngày hôm nay tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là về kinh tế. Năm 2017, bố tôi đột ngột qua đời, một mình mẹ tôi gồng gánh nuôi tôi ăn học đại học. Bên cạnh đó thì kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sư phạm của tôi còn kém”.
Nhiều khó khăn là vậy nhưng động lực để cô Nguyễn Thị Hằng vượt qua tất cả đó là từ người bố đã mất và tinh thần ham học.
“Động lực khiến tôi vượt qua những khó khăn đó là bản thân tôi luôn luôn muốn trau dồi kiến thức, tôi có thể nghèo về vật chất nhưng không chấp nhận vì hoàn cảnh mà nghèo về kiến thức, nghèo về tinh thần. Một động lực lớn khác nữa đó là vào năm 2017, bố tôi đột ngột qua đời. Khi đó tôi càng nhận thức rõ hơn bản thân mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để hoàn thành ước nguyện của bố”.
Mọi nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng, sau 4 năm miệt mài học tập, cô Hằng đã ra trường với kết quả học tập tốt, được giữ lại khoa làm giảng viên thực hành : “Khi trở thành giảng viên người đầu tiên tôi muốn cảm ơn đó là mẹ của tôi. Người đã luôn ủng hộ và động viên tôi, người mà luôn đồng hành trên suốt chặng đường của tôi, dù mẹ có mệt mỏi cũng không than trách nửa lời. Người thứ hai đó là thầy cô ở Trường Đại học Đại Nam và thầy cô trong khoa Du lịch đã giúp thay đổi tư duy cũng như nhận thức của tôi về việc học”.
Nói về những dự định trong tương lai, đôi mắt của cô giảng viên trẻ bỗng sáng ngời: “Sắp tới, tôi muốn mình vẫn sẽ tiếp tục gắn bó với khoa Du lịch và giảng dạy cho các thế hệ sinh viên sau này. Truyền tải những điều tích cực tới các em sinh viên để các em có thể sớm nhận thức được giá trị của việc học.
Nhân đây, tôi muốn gửi thông điệp tới các em học sinh, sinh viên đó là: Mọi sự thay đổi, mọi sự bắt đầu không bao giờ là quá muộn, chỉ cần chúng ta có quyết tâm, có động lực và dám hành động để thay đổi!”
Nữ tiến sĩ đam mê 'xê dịch'
"Điều tôi tự hào về bản thân không phải là những giải thưởng khoa học mà là những hành trình đi khám phá, trải nghiệm và cả những nơi mình đặt chân đến đó".
Đó là chia sẻ của TS Lê Ngọc Liễu (giảng viên trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM) - người nhận giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019.
TS Lê Ngọc Liễu (thứ 2 từ phải qua) cùng sinh viên trong phòng thí nghiệm Ảnh: NVCC
Từ trường làng bước ra thế giới
Lê Ngọc Liễu sinh ra và lớn lên ở vùng quê giáp biên giới Campuchia (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh). Chị vẫn nhớ hồi đi học phổ thông ở trường làng muốn tìm đọc sách về khoa học tự nhiên không có, sách ở thư viện huyện có nhưng không nhiều. Mỗi lần muốn đọc, chị phải đạp xe cả chục cây số ra thư viện huyện để mượn.
"Cơ duyên đến với nghề sau này khi một lần ở trường tổ chức hội sách cũ. Số sách này được một người ở TPHCM đưa xuống. Tình cờ tôi đọc được những quyển sách về hoá học rất hay và thích từ đó. Thấy học tốt môn tự nhiên, nhất là hoá học vốn xa lạ với học sinh trường làng thời đó, thầy cô động viên, tôi càng có thêm động lực để học", chị Liễu nhớ lại.
Tốt nghiệp trung học phổ thông, Liễu thi đỗ vào ngành Công nghệ thực phẩm trường ĐH Bách khoa TPHCM. Được học đúng chuyên ngành yêu thích, Liễu không ngừng nỗ lực học tập và nghiên cứu. Sau đó, Liễu nhận được học bổng nghiên cứu sinh của trường ĐH Quốc gia Singapore. "Trường nhận do thành tích nghiên cứu khoa học nên họ du di tiếng Anh cho tôi. Lúc đó tôi thi IELTS chỉ đạt 6.0. Suốt những năm học phổ thông ở trường làng, chúng tôi ít có điều kiện được học tiếng Anh", chị Liễu nói.
Sang Singapore, trở ngại lớn nhất với chị Liễu là tiếng Anh. Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chị xin theo một số giáo sư của trường để hướng dẫn nhưng đều bị từ chối vì tiếng Anh kém. Chị cầm hồ sơ xin gặp GS Neal Chung, trưởng khoa của trường. Ông nhìn hồ sơ khoa học của chị đánh giá là một người nghiên cứu tốt nhưng thắc mắc vì sao lại bị các giáo sư khác từ chối nhận. "Thầy Chung gọi điện hỏi các giáo sư khác thì mới hiểu lý do. Lúc đó thầy đồng cảm chia sẻ bởi ông cũng từng không giỏi tiếng Anh", chị Liễu nhớ lại. Hôm đó, thầy Chung nhận hướng dẫn chị Liễu.
Năm 2014, chị Liễu bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Sau đó, chị được trường ĐH Khoa học và Công nghệ của nhà vua Ả Rập Xêút) mời sang làm việc. Tại đây, chị được trả mức lương sau thuế hơn 100 triệu đồng mỗi tháng. "Ở đây có thế mạnh về công nghệ màng lọc. Đặc biệt là công nghệ xử lý nước biển thành năng lượng điện, nước ngọt... hàng đầu thế giới nên tôi đến đây để học hỏi, khám phá thêm", chị chia sẻ về lý do chọn Ả Rập Xê út làm việc.
Đam mê "xê dịch"
Sau hơn 3 năm làm việc ở Ả Rập Xê út, cuối năm 2017, TS Liễu trở về nước làm giảng viên trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM. Theo chị Liễu, được đi học, nghiên cứu nhiều nơi, đã đến lúc mang tri thức về nước làm điều gì đó giúp ích cho quê hương. Chị thích ở Việt Nam, mê những món ăn truyền thống.
Chị Liễu có một đam mê khác là du lịch "bụi" và nó không kém niềm đam mê nghiên cứu khoa học của chị. Hôm nay, chị khoác lên mình chiếc áo blouse trắng miệt mài trong phòng thí nghiệm, nhưng ngay hôm sau có thể lên đường đến khám phá ở một nơi rất xa. Đến nay, chị đã đặt chân tới 34 quốc gia ở khắp 5 châu trên thế giới.
Cứ mỗi dịp đi công tác hay có kì nghỉ dài ngày là chị xách ba lô lên và đi. Năm nào chị cũng đi vài nước. Nhiều nhất là năm 2019, chị đến 9 nước, qua 4 châu lục. Tất cả những chuyến đi này chị chỉ một mình, đến những vùng đất ít người đặt chân đến. "Tôi đi du lịch là để trải nghiệm, để cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sau mỗi chuyến đi, tôi chia sẻ với các bạn sinh viên những kinh nghiệm từng trải và hi vọng giúp ích nhiều trong cuộc sống sau này", chị Liễu chia sẻ.
TS Liễu nhớ lại một người thầy từng nói, nếu muốn làm nghiên cứu khoa học thì hãy đi du lịch. Nghiên cứu khoa học cũng như đi du lịch, phải mở ra nhiều hướng mới, tìm hiểu khám phá ra những điều mới mẻ và cải thiện bản thân nhiều hơn.
Năm 2019, TS. Lê Ngọc Liễu là một trong 10 nhà khoa học trẻ đạt giải thưởng Quả cầu vàng. Chị là tác giả của 18 bài báo quốc tế và tác giả chính một sáng chế được Mỹ chứng nhận. TS Liễu là cô gái Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng Tài năng trẻ ở Đức năm 2013.
Từ năm 2015 đến nay, TS Liễu tham gia xây dựng và quản lý dự án phi lợi nhuận cung cấp thông tin khoa học về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người Việt với hơn 200 bài viết. Chị còn cho ra mắt 10 sách E-book về các chủ đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.
Sinh viên hào hứng học lịch sử qua câu chuyện của những người lính trở về Chiều qua (26/11), ĐH Nguyễn Trãi kết hợp cùng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức chương trình giao lưu "Người lính trở về". Chương trình được tổ chức nhằm hướng đến kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2020) và 60 năm ngày thành...