Hành trình “gieo” sách đến học sinh nghèo
Gần 5 năm kể từ khi thành lập, dự án mang tên “Sách không cũ” đã trao hơn 16 nghìn cuốn sách đến học sinh vùng khó trên địa bàn Hà Tĩnh.
Không gian thư viện sáng tạo của CLB BoNE.
Từ những người mê sách…
BoNE tên viết tắt của cụm từ “ Books Never Expire – Sách không bao giờ cũ”, cũng là mục tiêu của câu lạc bộ “Từ thiện và phát triển văn hóa đọc” do một nhóm học sinh THPT Chuyên Hà Tĩnh đứng ra thành lập vào năm 2016.
Chia sẻ về ý tưởng thành lập CLB BoNE, em Phan Linh Giang (11 Hóa, Chủ nhiệm CLB) chia sẻ: CLB hình thành từ ý tưởng của một bạn lớp chuyên Anh. Mục tiêu của CLB là nâng cao hứng thú đọc sách cho học sinh – sinh viên, giúp họ nhận ra các giá trị cốt lõi của sách và việc đọc sách cũng như tạo ra môi trường đọc sách kiểu mới với sự kết hợp rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết.
Sau khi thành lập, BGH Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã ưu tiên dành cho CLB một phòng trên tầng 4 để làm chỗ tập kết sách. Từ không gian này, các bạn trong CLB đã trang trí thành một thư viện thông minh với hơn 500 đầu sách. Vừa tạo thêm không gian văn hóa đọc cho các bạn học sinh vừa là nơi sinh hoạt, tập kết sách của các thành viên trong câu lạc bộ.
Từ khi thư viện của CLB thành lập, nhiều học sinh Trường THPT Chuyên tỏ ra rất hứng thú. Trong giờ ra chơi, giờ nghỉ sau buổi lên lớp hay những ngày nghỉ, các bạn lại tranh thủ thời gian tới thư viện để tìm kiếm thêm nguồn sách. Ban điều hành còn làm thẻ thư viện cho những học sinh cho nhu cầu mượn sách về đọc và tham khảo.
Video đang HOT
“CLB đã tạo ra một sân chơi mới, giúp em hiểu được giá trị của việc đọc sách. Bất kỳ ai trong số thành viên của “gia đình” này đều có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu với nhau và giới thiệu cho mọi người những cuốn sách hay mà mình đã đọc; từ đó làm dày thêm vốn kiến thức mỗi ngày. Ngoài ra, tại đây bọn em còn rèn luyện được thêm nhiều kỹ năng trong giao tiếp “, em Phạm Thị Minh Thư (lớp 11 Anh) hào hứng.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hiệu, Bí thư Đoàn Trường THPT Chuyên chia sẻ: “Đây là một trong những CLB hoạt động rất hiệu quả trong nhà trường. Mỗi thành viên trong CLB là những người lan tỏa thêm văn hóa đọc trong chính ngôi trường của mình”.
Sau 5 năm hoạt động, BoNe đã trao hơn 16 nghìn cuốn sách đến học sinh vùng khó tại Hà Tĩnh.
Đến dự án “Sách không cũ”
BoNE hoạt động rất bài bản với cơ cấu gồm 3 ban điều hành: Nội dung; Kinh tế đối ngoại và truyền thông. Không chỉ là nơi kết nối, lan tỏa đam mê của những người yêu sách, BoNE còn thường xuyên quyên góp sách tặng cho các học sinh vùng khó trên địa bàn Hà Tĩnh. Hàng năm, BoNE có chương trình tặng sách lớn là “Sách không cũ” vào đầu năm học.
“Sách cũ tuy cũ nhưng những giá trị mà nó mang lại đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là những tinh hoa lịch sử, giá trị văn hóa còn lưu giữ lại, cũng chính là trọng trách cao đẹp của những cuốn sách. Có những cuốn sách sẽ cũ với người này nhưng mới lạ với người kia. Vì vậy, chúng em hy vọng sẽ đưa sách từ nơi đủ đến nơi thiếu, đến thật nhiều nơi để ai cũng có thể đọc sách”, Linh Giang chia sẻ về mục tiêu của dự án.
Để thực hiện cho dự án “Sách không cũ”, các thành viên CLB sẽ phải bắt đầu chuẩn bị từ trong dịp hè. Mỗi thành viên CLB sẽ đảm nhận huy động từ 100 – 150 cuốn để làm nguồn sách trao cho học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Em Ngô Văn Thông (lớp 11 Toán 1 – thành viên CLB) cho biết, các thành viên luôn tìm mọi cách để có thật nhiều sách tặng các bạn học sinh nghèo. Ngoài nguồn sách cũ từ các bạn trong lớp, trường, các bạn còn đến từng khu dân cư để quyên góp sách. “Có khi em còn trao đổi tài liệu như tập đề ôn luyện học sinh giỏi, tài liệu tham khảo của các anh chị khóa trên cho bạn để lấy sách”, ông Thông bật mí.
Vào dịp đầu năm học, sau khi tập kết số sách quyên góp, CLB sẽ chọn ra một trường để trao quà. Tại mỗi điểm tặng sách mà CLB BoNE dừng chân, các thành viên còn tổ chức các buổi giao lưu nhằm truyền lửa đam mê, chia sẻ kinh nghiệm học tập cho các bạn học sinh.
Ngoài ra, tùy từng năm, CLB sẽ lên kế hoạch các chương trình khác như: Hội chợ truyền thống, tủ sách tuổi thơ, thi cuốn sách của tôi, BoNE và biển, trường teen CHAT… Các chương trình đều tập trung truyền thông về vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách và lan tỏa thói quen đọc sách đến tất cả học sinh trong và ngoài trường.
Sau 5 năm hoạt động, CLB Sách không bao giờ cũ đã tặng hơn 16.000 cuốn sách đến gần 10 trường học trên địa bàn các huyện vùng khó Hà Tĩnh như: Kỳ Anh, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên… Đặc biệt, trong đợt lũ lụt vào tháng 10/2020, các thành viên trong CLB đã huy động được 2.000 đầu sách, cuốn vở và dụng cụ học tập đến các trường bị thiệt hại nặng do mưa lũ.
Hiệu quả từ những mô hình
Học sinh mỗi lớp sẽ tự chọn một cuốn sách hay, cùng nhau tóm tắt nội dung và thiết kế các mô hình về cuốn sách một cách khéo léo bằng nhiều hình ảnh sáng tạo.
Tổ chức Ngày hội Lớn lên cùng sách; kêu gọi học sinh và phụ huynh góp sách xây dựng tủ sách lớp học; xây dựng thư viện thân thiện hay phối hợp với Tủ sách nhân ái quyên góp, trao tặng sách cho học sinh các trường vùng sâu, vùng xa... là những mô hình hay mà các trường học, cá nhân và đơn vị trên địa bàn tỉnh chú trọng, quan tâm nhằm lan tỏa văn hóa đọc.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn - Tân Mai (TP.Biên Hòa) tham gia cuộc thi Lớn lên cùng sách. Ảnh: My Ny
* Đa dạng các mô hình
Từ 5 năm nay, Trường THPT Lê Quý Đôn - Tân Mai (TP.Biên Hòa) đều đặn tổ chức Ngày hội Lớn lên cùng sách (mỗi năm/lần). Học sinh mỗi lớp sẽ tự chọn một cuốn sách hay, cùng nhau tóm tắt nội dung và thiết kế các mô hình về cuốn sách một cách khéo léo bằng nhiều hình ảnh sáng tạo. Bên cạnh đó, các lớp sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu, chia sẻ về nội dung, suy nghĩ, cảm nhận về sách.
Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn - Tân Mai Vũ Thị Ni Na cho biết, để phục vụ nhu cầu đọc sách học sinh, trường đã xây dựng mô hình tủ sách lớp học và tủ sách ở sân trường. Ở mỗi lớp đều được trang một tủ sách riêng, cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm phối hợp với thư viện trường để đưa sách (một phần sách của thư viện) về xếp trên các kệ sách này. Phần sách còn lại, trường khuyến khích học sinh có sách cũ ở nhà mang đến lớp để vào tủ sách cho các bạn cùng đọc hoặc tặng cho thư viện trường, nhất là các bản sách quý.
Trường THCS Lê Quang Định (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) là một trong nhiều đơn vị thường xuyên phối hợp với phụ huynh đưa sách vào thư viện trường học. Thầy Nguyễn Khánh Hưng, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, hiện thư viện của trường có hơn 1 ngàn đầu sách với đầy đủ các thể loại, được bố trí tại phòng đọc mở của thư viện. Hằng năm, nhà trường đều có kế hoạch bổ sung các đầu sách mới phục vụ cho học sinh. Ngoài nguồn ngân sách, nhà trường khuyến khích học sinh và phụ huynh đóng góp sách, tặng sách cho thư viện.
"Mới đây nhất, một nhóm phụ huynh đã trao tặng cho nhà trường hơn 700 cuốn sách tranh truyện Danh nhân đất Đồng Nai. Để sử dụng hiệu quả số sách này, nhà trường đã có kế hoạch phân phối sách cho thư viện trường (khoảng 100 cuốn) và đưa số sách còn lại đến từng lớp học. Mục đích của việc chia nhỏ bộ sách này về từng lớp học nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận sách hơn, không chỉ đọc trong giờ ra chơi mà còn đọc trong các giờ chính khóa, 15 phút đầu giờ..." - thầy Hưng nói.
Với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc, đưa Tủ sách cộng đồng đến với trẻ vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc, ThS Nguyễn Huỳnh Thuật - sáng lập viên dự án Rừng gọi Cát Tiên (Cát Tiên Forest Call) đã huy động mạnh thường quân trên cả nước đóng góp được hơn 200 đầu sách chọn lọc các loại (gồm tiếng Việt và tiếng Anh). Từ đó, tủ sách cộng đồng (miễn phí) ra đời và được đặt tại ấp 1, xã Nam Cát Tiên, H.Tân Phú nhằm phục vụ miễn phí cho học sinh, người dân địa phương và du khách đến tham quan tại Vườn quốc gia Cát Tiên.
* Chung tay đưa sách đến bạn đọc
Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (TP.Biên Hòa) Trần Thị Thường cho biết, để phát huy hiệu quả việc đọc sách, hiện nhà trường đã đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học. Đặc biệt, nhà trường tổ chức nhiều hình thức thông qua các hoạt động đa dạng như: giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, thi vẽ tranh theo sách, sân khấu hóa nội dung về sách... Qua đó, tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh có điều kiện giao lưu, học tập, góp phần thực hiện phong trào Trường học thân thiện - học sinh tích cực.
Theo Phó giám đốc NXB Đồng Nai Trương Văn Tuấn, để phát triển văn hóa đọc, NXB đã và đang phối hợp với phụ huynh học sinh, các trường học, nhà thiếu nhi... đưa sách đến tay bạn đọc, nhất là các đầu sách viết về Biên Hòa - Đồng Nai. NXB sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các cá nhân, đơn vị mua sách của NXB; tiếp tục đồng hành với cộng đồng nhằm phát triển và lan tỏa rộng hơn văn hóa đọc.
Với thông điệp: Hành động, kỷ luật, không bỏ cuộc... ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Công ty Thuế kế toán Luật Việt Á thường xuyên in sách, tặng hàng ngàn đầu sách mới, sách hay cho các cá nhân, tổ chức, trường học trong và ngoài tỉnh. Ông Tuấn cho rằng, tặng sách là cách nhanh nhất để mang tri thức đến cho mọi người, chung tay cùng cộng đồng phát triển văn hóa đọc.
Nâng cao nhận thức về văn hóa đọc nơi học đường Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Ngày Sách Việt Nam lần thứ tám, nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng ham mê đọc sách, hình thành thói quen đọc, ý thức tự học thường xuyên, suốt đời của người dân, đặc biệt là học...