Hành trình cô giáo Sùng Thị Tông vận động 100% trẻ đến trường
Dù khó khăn, nhưng cô Sung Thị Tông lại may mắn là 1 trong 7 đứa trẻ trong bản được cắp sách tới trường.
Cô giáo Sung Thị Tông, giáo viên Trường Mầm non Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một trong những cá nhân có thành tích xuất sắc được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước ngành giáo dục lần thứ 7 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2020.
Công tác tại bản trường mầm non thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Thanh Hóa, nơi có 100% đồng bào dân tộc người Mông, nơi cái đói, cái nghèo và cả sự lạc hậu còn không ít.
Nơi chỉ vài năm trước vẫn không đường, không trường, không trạm. Những đứa trẻ nơi đây chẳng bao giờ nghĩ đến việc học cái chữ, chỉ muốn lên nương làm rẫy kiếm ít ngô ít sắn, lớn hơn chút thì lấy vợ lấy chồng rồi sinh con.
Đường đến trường của những đứa trẻ nơi đây không chỉ xa về mặt địa lý, mà còn xa bởi chính suy nghĩ cái chữ không làm no cái bụng của đồng bào dân tộc nơi đây. Nhưng với những nỗ lực không ngừng, cô Sung Thị Tông đã khiến 100% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đến trường.
Chia sẻ về câu chuyện của bản thân tại đại hội, cô Sung Thị Tông cho biết, bản thân cô cũng vốn là người Mông. Sinh ra và lớn lên tại bản nghèo Xía Nọi, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm xã 27 km và cách trung tâm huyện 67 km, nơi chỉ toàn đồi núi bao phủ, tuổi thơ gắn liền với những con suối và ruộng nương.
Với những nỗ lực và thành tích của bản thân, cô Sung Thị Tông là một trong những giáo viên xuất sắc được vinh danh tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 7 ngành giáo dục. (ảnh: Bộ giáo dục và đào tạo)
“Tôi có 8 anh chị em và hầu hết các gia đình khác cũng vậy, nhà nào cũng có 8-10 người con. Người Mông chúng tôi sinh con dày đến mức anh chị em mà nhìn như đứa trẻ cùng lứa tuổi. Vì thế cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo bám chúng tôi”, cô Tông kể.
Dù khó khăn, nhưng cô Sung Thị Tông lại may mắn là 1 trong 7 đứa trẻ trong bản được cắp sách tới trường. Đến giờ cô Tông vẫn nhớ, những ngày đầu tiên đi học, khi toàn thân lấm lem bùn đất.
Những buổi học trong những lớp học tranh nứa, nắng rát mặt, mưa ướt đầu. Nhiều bạn cùng lớp phải cõng em đi học. Bút sách đều thiếu thốn, chủ yếu do các thầy cô cho.
Trải qua những tháng ngày đi học khó khăn, nhưng đầy niềm vui, cô Sung Thị Tông luôn ấp ủ ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành cô giáo, đem tri thức về cho thế hệ trẻ nơi cô sinh ra.
Với sự quyết tâm, phấn đấu, ước mơ của cô Tông trở thành hiện thực khi năm 2016 cô đã trở thành cô giáo mầm non. Với lòng đam mê nghề giáo và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, cô đã không quản ngại khó khăn, vất vả xung phong nhận nhiệm vụ đứng lớp tại điểm trường Mùa Xuân, Trường Mầm non Sơn Thủy.
Đây là bản có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, cách điểm trường chính và trung tâm xã 22 km, giáp với nước Lào. Là một bản vùng biên nghèo nhất tỉnh Thanh Hoá: không điện – không đường – không trạm, sự nghèo đói, lạc hậu… vẫn đeo bám nơi đây.
“Đồng bào sống tự cung tự cấp, dựa vào trồng ngô, trồng lúa trên nương. Đặc biệt trong cơn bão số 3 năm 2019, bản Mùa Xuân đã bị lũ quét tràn qua, chia cắt và cô lập.
Những ngôi nhà đất mái lá vốn đã đơn sơ, tuềnh toàng, cơn bão đi qua đã cuốn trôi, làm sập hoàn toàn, đường xá sạt lở, chia cắt… Hành trình đến với điểm trường Mùa Xuân của tôi càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”, cô Tông tâm sự.
Kể về con đường đến trường, cô Tông kể rằng, quãng đường bùn lầy, dốc đá lởm chởm và có nhiều đoạn chiều ngang con đường chỉ khoảng nửa mét, 1 bên là núi, 1 bên là vực mà nếu đi không cẩn thận sẽ rơi xuống vực bất cứ lúc nào.
Cô Tông cho biết, để đến điểm trường cô đang dạy, nếu đi xe máy sẽ mất khoảng 5h đồng hồ, còn đi bộ sẽ mất 1 ngày. Nhưng những khó khăn đó cũng không khiến cô chùn bước mà càng thôi thúc cô giáo trẻ nhanh đến điểm trường hơn.
Khi tận mắt nhìn thấy những thiếu thốn của điểm trường, phòng học xuống cấp, đồ dùng học tập, trang thiết bị, đồ chơi bị mưa bão cuốn trôi và hư hỏng… cô Tông càng thấu hiểu những thiếu thốn của những đứa trẻ nơi đây.
Video đang HOT
Từ đó, cô giáo trẻ trăn trở và suy nghĩ làm gì để những đứa trẻ nơi đây bớt khổ, bớt đói; làm thế nào để các em có đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cần thiết để vui chơi, học tập, đáp ứng các yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi?
Huy động để hỗ trợ trẻ em nghèo
Cô Sung Thị Tông đã tham mưu cho Ban Giám hiệu nhà trường tìm cách kết nối với các cá nhân, đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ về đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế cho trẻ.
Những nỗ lực của cô Tông đã được đền đáp. Trong hơn 1 tháng cô đã kêu gọi được nhiều đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế; đoàn thiện nguyện Búp Măng Non đã đến tại điểm trường Mùa Xuân để tổ chức Tết Trung thu cho các cháu; đặc biệt, chương trình Vì trẻ em vùng cao và nuôi em, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ nuôi ăn cho tất cả các cháu và 100% cháu được bán trú tại trường.
Khi cơ sở vật chất đã tạm thời ổn định, cô giáo trẻ lại suy nghĩ làm thế nào để mỗi đứa trẻ nơi đây đều được đến lớp học tập và vui chơi cùng bạn bè.
Vì thế sau mỗi buổi lên lớp, cô Tông đến từng nhà học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng cháu, động viên, tuyên truyền cho phụ huynh đưa trẻ ra lớp học… và sau 1 tháng khai giảng, trẻ từ độ tuổi 25-36 tháng trở lên đã ra lớp 100%.
Với 100% người dân nơi đây đều là đồng bào dân tộc Mông, trẻ đến trường đều giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, không hiểu được tiếng Việt nên các hoạt động trên lớp chưa thu hút được sự tham gia của trẻ.
Vì vậy, việc cần làm đầu tiên là tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Để làm được điều đó cô Tông vừa nói tiếng phổ thông, vừa phiên âm ra tiếng Mông để giải thích cho trẻ, tập cho trẻ nói tiếng phổ thông từ những câu đơn giản nhất.
“Ngoài ra, tôi đã sử dụng giấy màu, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương từ vỏ cây, hột hạt, lá rừng, sỏi… và nhờ sự hỗ trợ của các phụ huynh để tạo môi trường lớp học thật phong phú, đẹp mắt bằng các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ; tạo điều kiện cho trẻ khi đến lớp vừa được chơi, vừa được học.
Song song với việc xây dựng môi trường vật chất, tôi luôn xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giữa tôi với trẻ, với phụ huynh; tôi luôn luôn dành cho trẻ những cử chỉ âu yếm, lời nói nhẹ nhàng… tạo niềm hứng khởi cho trẻ mỗi khi đến lớp và điều đặc biệt mỗi sáng mai thức dạy, trẻ thích được đến trường cùng cô và các bạn”, cô Tông tâm sự.
Dù đã thuyết phục được cha mẹ để 100% trẻ trong độ tuổi đến lớp – một việc không hề dễ dàng ở những khu vực vùng sâu vùng xa, nhưng cô Sung Thị Tông luôn khiêm tốn khi cho rằng những việc làm của bản thân rất nhỏ bé.
Ước vọng duy nhất của cô giáo trẻ là có thể làm được những điều bình dị, mang đến cho những đứa trẻ nơi cô đang dạy tiếng cười, môi trường với đầy đủ đồ chơi, trang thiết bị cần thiết, được chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ thật an toàn, con đường đưa bước chân của các con đến trường hằng ngày bằng phẳng – những điều bình thường nhất mà trẻ em ở nơi khác dễ dàng có được.
“Dù còn nhiều khó khăn ở phía trước nhưng tôi sẽ cùng với tập thể giáo viên, nhân viên Nhà trường sẽ tiếp tục mang sức trẻ, sự tâm huyết của mình đưa đến cho trẻ em điểm trường Mùa Xuân những hy vọng mới, luồng ánh sáng mới và hình thành cho trẻ một nhân cách tốt, được phát triển toàn diện phù hợp với lứa tuổi, góp phần đưa đơn vị tiếp tục duy trì và giữ vững về công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi…
Tôi mong rằng bản làng nơi đây sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm… giúp bà con giảm dần khoảng cách với những vùng thuận lợi, các cháu được vui chơi, học tập trong những điều kiện tốt nhất; giúp cho bản Mùa Xuân ngày càng trở nên tươi đẹp, tràn đầy sức sống như tên gọi thân thương ấy”, cô Sung Thị Tông hi vọng.
Những người 'cõng chữ' lên non nơi miền Tây Nghệ An
Hình ảnh thầy, cô giáo "cõng chữ" lên non cao mang một vẻ đẹp hết sức thiêng liêng. Song thực sự để có được một "bức tranh" đầy thơ nhạc ấy, những thầy, cô giáo đã trải qua nhiều nhọc nhằn, kham khổ.
Và thực sự chỉ có những người giáo viên yêu nghề mới dám chịu, dám chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn đủ bề.
Cô giáo trẻ Vi Thị Lệ với học sinh của mình. Ảnh: Thành Cường
Đồng lương không đủ sống
Năm học 2020 - 2021 đã là năm thứ 3 cô giáo trẻ Vi Thị Lệ gắn bó với nghề giáo ưa thích từ tấm bé của mình, với những học trò nhỏ mà cô hết mực yêu thương ở vùng núi cao miền Tây xứ Nghệ quê hương. Qua câu chuyện, được biết: "Năm 2018, Lệ ra trường và xin được làm giáo viên cắm bản tại Trường Tiểu học Nậm Cắn (Kỳ Sơn).
Lệ là giáo viên thuộc diện hợp đồng của trường, ký theo từng năm. Mỗi tháng tiền lương của cô là 3,5 triệu đồng song được trả theo từng học kỳ. Nhà trường cho ứng trước một nửa để đi lại, ăn uống. Hết năm học 2018 - 2019, Trường Tiểu học Nậm Cắn đã đủ giáo viên đứng lớp, Lệ buộc phải nghỉ dạy, đi tìm những trường khác còn thiếu giáo viên để xin "lấp chỗ".
Năm học 2019 - 2020, Vi Thị Lệ may mắn được Trường Tiểu học Tam Hợp (Tương Dương) ký hợp đồng và phân công về dạy cho các em học sinh người Mông tại điểm trường Phà Lõm; năm học 2020 - 2021 này cô được phân công về dạy cho các em học sinh người Tày Pọng tại điểm trường bản Phồng. 2 năm qua, Lệ được ở gần nhà của mình hơn (thị trấn Thạch Giám) song ngược lại, tiền lương của em lại giảm xuống còn 3 triệu đồng/tháng.
Các thầy ,cô giáo Trường Tiểu học Tam Hợp hái rau rừng cùng học sinh. Ảnh: Thành Cường
Cô giáo Lệ tâm tình: "Nghề giáo em yêu từ tấm bé và quyết tâm đeo đuổi với nghề. Nhưng thật sự có những vất vả ngoài sức tưởng tượng, đó là những khó khăn về thời tiết mưa nắng thất thường, đường xá đi lại vùng cao thường xuyên sạt lở đất, đá vùi lấp, trơn trượt. Điều kiện sống lại kham khổ, không điện, không nước, không chợ; về hoạt động dạy và học cũng vậy, khi người dân vùng cao chưa quan tâm đến nhiều việc học của con em... Song "nhọc nhằn" nhất vẫn là đồng lương không giúp bọn em đủ sống với nghề. Bản thân em vào những ngày nghỉ vẫn "tập tành" kinh doanh bán hàng online. Mua hàng dưới xuôi bán cho bà con trên này và ngược lại".
Vất vả là vậy, song Vi Thị Lệ hiện đang hạnh phúc với công việc giáo viên của mình.
Không gì vui bằng được giúp cho các em từ chỗ chưa biết nói tiếng Việt trở nên đọc thông, viết thạo, tiến bộ từng ngày; được các em và phụ huynh yêu thương, kính trọng. Khó khăn, vất vả, chắc chắn rồi cũng sẽ qua. Người dân bản nghèo nhưng mỗi lần nhà có gạo mới, có măng, có trứng lại mang đến biếu, tặng các thầy, cô... làm sao không yêu, không quý được.
Cô giáo Vi Thị Lệ giáo viên tại điểm trường bản Phồng (Tương Dương)
Phải quen cuộc sống "4 không"
Giống như Vi Thị Lệ, tình yêu nghề, yêu trường lớp, học sinh vô bờ bến chính là động lực để cô giáo trẻ Trần Thị Hồng Ngân (25 tuổi) rời vùng quê Hưng Nguyên lên với non cao. Năm 2018, cô giáo Ngân về tham gia công tác tại Trường Mầm non Nậm Cắn (Kỳ Sơn).
Khác với cô giáo Lệ, cô giáo Ngân may mắn hơn khi được hưởng chế độ theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP (vào diện viên chức có hưởng lương, bảo hiểm, phụ cấp, tăng lương như giáo viên biên chế). Dẫu vậy, tính chất công việc thì không hề khác nhau.
Các cô giáo Trường Mầm non Nậm Cắn vào điểm trường Huồi Pốc. Ảnh: Thành Cường
Năm học vừa rồi, cô giáo Ngân được phân công về dạy tại điểm trường Huồi Pốc. Huồi Pốc nằm sát biên giới Việt - Lào, là một trong những bản khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn và cả của tỉnh. Bản có 165 hộ người Mông, 847 nhân khẩu. Người dân canh tác nương rẫy, tỷ lệ hộ nghèo của bản là 53%...
Sự học ở Huồi Pốc đầy rẫy khó khăn khi mà bố, mẹ không quan tâm nhiều đến việc học của các con. Những đứa trẻ vẫn thường được bố mẹ đưa lên rẫy từ rất sớm và bị "ép" lớn. Khi vận động được trẻ đến trường thì việc ăn, học của trẻ được gia đình hoàn toàn "giao" cho cô giáo.
Con đường độc đạo từ trung tâmxã Nậm Cắn vào Huồi Pốc dài khoảng 16 km, dốc đứng, thường xuyên sạt lở. Trên con đường này, không thể nào kể xiết những lần các giáo viên trượt ngã, bầm tím.
"Hơn 1 năm trời đi lại con đường này, nhưng nó vẫn không chịu quen em, nhất là những ngày mưa. Có những hôm vào đến trường chỉ còn mỗi đôi mắt không lấm bùn đất. Nhiều khi dọc đường chỉ muốn khóc...".
Cô giáo trẻ Trần Thị Hồng Ngân (25 tuổi) giáo viên điểm trường Huồi Pốc (Kỳ Sơn)
Điểm trường Huồi Pốc nằm trên một quả đồi cao. Nơi đây, sau 15 năm sử dụng, cơ sở vật chất đã xuống cấp, hư hỏng nhiều, không đảm bảo an toàn. Chân cột, vách gỗ phòng học, nơi ăn, ở của các cô đều mục ruỗng, mối mọt.
Điểm trường Huồi Pốc nằm trên một quả đồi cao. Ảnh: Thành Cường
"Điểm trường Huồi Pốc không chợ, không sóng điện thoại, không nước sạch, không điện. Để sống được ở đây, các cô giáo đều phải tăng gia, tự túc lương thực, thực phẩm. Mỗi lần giáo viên có việc xuống bản đều mang kèm theo can nhựa để xin nước về sử dụng. Năm học mới đã bắt đầu nhưng đây cũng trùng vào dịp học sinh mầm non còn theo bố mẹ đi "ngủ rẫy", thu hoạch mùa màng nên việc đưa các em trở lại trường cũng là nhiệm vụ khó khăn", cô giáo Ngân cho hay.
Tự tìm cho mình niềm vui
Cô giáo Lô Thị Thanh Hiền (đã có 17 năm dạy tại Trường Mầm non Nậm Cắn, cùng dạy ở điểm trường Huồi Pốc cùng cô giáo Ngân) chia sẻ: "Khó khăn thì nhiều, nhưng rồi, mỗi giáo viên ở đây cũng quen dần, cố gắng vượt qua và tự tìm cho mình những niềm vui. Niềm vui chung của các cô giáo mầm non là được thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chăm sóc các cháu theo mô hình bán trú dân nuôi trong điều kiện hết sức khó khăn, vất vả; từ đó từng bước giúp các cháu học lên các bậc cao hơn. Niềm vui riêng của bản thân tôi là mỗi ngày cuối tuần được về với gia đình ở Nậm Cắn - nơi có chồng và 2 đứa con trai sống bao bọc nhau do mẹ là cô giáo tuy dạy gần mà lại xa".
Để sống được nơi điểm trường "4 không", các cô giáo Huồi Pốc đều phải tăng gia, tự túc lương thực, thực phẩm. Ảnh: Thành Cường
Là địa bàn rộng lớn, nơi sinh sống của nhiều hệ dân tộc thiểu số, xã biên giới Tri Lễ (Quế Phong) có tới 3 trường tiểu học. Trong đó, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có tới 4 điểm trường: Mường Lống, Nậm Tột, Huồi Xái, Huồi Mới, với 100% học sinh là người Mông. Suốt 40 năm qua, trường vẫn chỉ toàn thầy giáo do các bản đều ở nơi "cùng trời cuối đất", giao thông hiểm trở, điều kiện vất vả nên các cô giáo không thể nào ở lại cắm bản được.
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 năm nay có 335 học sinh. Trong đó, trường chính tại bản Mường Lống có 100 em, điểm Huồi Xái có 103 em, điểm Nậm Tột có 43 em và điểm Huồi Mới có 86 em. Toàn trường có 22 lớp, trong đó có 3 lớp ghép với 33 cán bộ, giáo viên.
Năm học mới này, thầy Lữ Văn Phòng sau khi đi hết tất cả các điểm lẻ lại về với Huồi Mới. Được phân công làm giáo viên 2 (dạy các môn như Đạo đức, Nhạc, Họa, Kỹ thuật).
"Được đi dạy cho học trò, được đóng góp cho vùng cao quê hương là mình vui lắm rồi...".
Thầy Lữ Văn Phòng giáo viên trường Huồi Mới (Quế Phong)
26 năm dạy học ở Tri Lễ, người thầy giáo này đã thông thạo ngôn ngữ, hiểu rõ phong tục, tập quán của bà con người Mông từ "chân tơ, kẽ tóc". Những bài học mà thầy đã, đang và sẽ truyền đạt chắc hẳn mang lại nhiều giá trị hơn những con số đơn thuần.
Niềm vui của thầy Phòng là mỗi ngày được đón các em học sinh đến lớp. Ảnh: Thành Cường
Thầy, cô giáo vùng cao là vậy. Họ hạnh phúc được sống trong tình thương, sự nể trọng của người dân. Song cái hạnh phúc đó cũng "mong manh" đến thương cảm.
Mong rằng các cấp, ngành có sự quan tâm nhiều hơn đến giáo dục miền núi, những thầy, cô yêu nghề gánh chữ lên non; những nhà hảo tâm khi đến với vùng cao, ngoài sự quan tâm đến những em học trò cũng cần nhiều hơn sự động viên đến những thầy, cô giáo đáng kính trọng ấy.
Hành trình vượt núi trồng người của thầy cô giáo vùng biên Con đường đèo vắt vẻo ngang lưng núi, dốc nối tiếp dốc, hành trình đi trồng người của thầy cô giáo vùng biên Nghệ An vẫn còn lắm gian nan. Cô giáo Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) kiểm tra kỹ năng đọc chính tả Tiếng Việt của học sinh. Khi chạm đến cổng trời sương phủ, khi...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Iran tự tin đứng vững trước đòn trừng phạt của phương Tây](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/iran-tu-tin-dung-vung-truoc-don-trung-phat-cua-phuong-tay-600x432-93d-7374529-250x180.webp)
Iran tự tin đứng vững trước đòn trừng phạt của phương Tây
Thế giới
06:33:30 09/02/2025![Làm món ăn sáng chỉ 10 phút với các nguyên liệu đơn giản mà cực ngon](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/lam-mon-an-sang-chi-10-phut-voi-cac-nguyen-lieu-don-gian-ma-cuc-ngon-600x432-25f-7373126-250x180.webp)
Làm món ăn sáng chỉ 10 phút với các nguyên liệu đơn giản mà cực ngon
Ẩm thực
06:20:14 09/02/2025![Đưa vợ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, tôi bị họ hàng lên mặt dạy dỗ: "Vợ chú như thế là hỏng"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dua-vo-di-an-banh-tom-ho-tay-toi-bi-ho-hang-len-mat-day-do-vo-chu-nhu-the-la-hong-600x432-9b5-7374525-250x180.webp)
Đưa vợ đi ăn bánh tôm Hồ Tây, tôi bị họ hàng lên mặt dạy dỗ: "Vợ chú như thế là hỏng"
Góc tâm tình
06:19:40 09/02/2025![Dân tình đòi mỹ nam này giải nghệ ngay lập tức: Diễn dở còn thích phông bạt, phim mới lỗ nặng 3.500 tỷ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dan-tinh-doi-my-nam-nay-giai-nghe-ngay-lap-tuc-dien-do-con-thich-phong-bat-phim-moi-lo-nang-3500-ty-600x432-702-7374507-250x180.webp)
Dân tình đòi mỹ nam này giải nghệ ngay lập tức: Diễn dở còn thích phông bạt, phim mới lỗ nặng 3.500 tỷ
Hậu trường phim
06:16:56 09/02/2025![Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nam chính xấu đến mức "ngũ quan bay tán loạn", nữ chính diễn dở thôi rồi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phim-hoa-ngu-bi-che-nhieu-nhat-hien-tai-nam-chinh-xau-den-muc-ngu-quan-bay-tan-loan-nu-chinh-dien-do-thoi-roi-600x432-06e-7374505-250x180.webp)
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nam chính xấu đến mức "ngũ quan bay tán loạn", nữ chính diễn dở thôi rồi
Sao châu á
06:16:17 09/02/2025![Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/buoi-livestream-all-star-thu-giong-bat-on-nhat-vbiz-son-tung-lac-ca-giong-hieuthuhai-dang-rap-thi-liu-luoi-600x432-f11-7374495-250x180.webp)
Buổi livestream All-star thử giọng bất ổn nhất Vbiz: Sơn Tùng lạc cả giọng, HIEUTHUHAI đang rap thì líu lưỡi
Nhạc việt
23:19:37 08/02/2025![Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nu-chinh-tung-ba-lan-bi-ban-trai-lua-tien-tu-choi-hen-ho-giam-doc-u40-600x432-063-7374489-250x180.webp)
Nữ chính từng ba lần bị bạn trai lừa tiền, từ chối hẹn hò giám đốc U.40
Tv show
23:05:28 08/02/2025![Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nhung-lan-mac-goi-cam-gay-tranh-luan-cua-con-gai-quyen-linh-600x432-ecd-7374481-250x180.webp)
Những lần mặc gợi cảm gây tranh luận của con gái Quyền Linh
Phong cách sao
22:58:44 08/02/2025![Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tien-linh-duoc-doi-lai-huy-chuong-nha-vo-dich-asean-cup-sau-nham-lan-600x432-b34-7374484-250x180.webp)
Tiến Linh được đổi lại huy chương 'nhà vô địch' ASEAN Cup sau nhầm lẫn
Sao thể thao
22:58:04 08/02/2025![Kaity Nguyễn: "Không yêu là mình đang mất đi một món ngon rồi"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/kaity-nguyen-khong-yeu-la-minh-dang-mat-di-mot-mon-ngon-roi-600x432-69c-7374479-250x180.webp)
Kaity Nguyễn: "Không yêu là mình đang mất đi một món ngon rồi"
Sao việt
22:54:59 08/02/2025![Taylor Swift cho bạn thân Blake Lively "ra rìa" giữa scandal ồn ào thế giới?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/taylor-swift-cho-ban-than-blake-lively-ra-ria-giua-scandal-on-ao-the-gioi-600x432-eaa-7374445-250x180.webp)