Hành trình chinh phục 8.5 IELTS của nữ sinh trường Newton
Việc được tiếp cận với môi trường giáo dục chú trọng Tiếng Anh từ sớm giúp Trần Ngọc Diệu Vi – Học sinh lớp 12A3 (Trường THCS -THPT Newton) có nền tảng ngôn ngữ chắc chắn và phong phú.
Trần Ngọc Diệu Vi – Học sinh lớp 12A3 (Trường THCS -THPT Newton).
Với kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cũng được rèn luyện thường xuyên, Diệu Vi đã chinh phục 8.5 IELTS…
Những con số ấn tượng
Với định hướng phát triển theo mô hình giáo dục toàn diện, hội nhập quốc tế, trong nhiều năm qua, trường THCS -THPT Newton đã áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến, trao niềm tin và tạo cơ hội để mỗi học sinh thể hiện mình, nuôi dưỡng năng lực lãnh đạo, sẵn sàng trở thành những công dân toàn cầu.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nhà trường chú trọng là nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh, trong đó IELTS được xác định là mục tiêu mũi nhọn.
Trong năm học 2020 – 2021 vừa qua, với 93,2% học sinh đạt chứng chỉ IELTS, các NGSers đã có được lợi thế rất lớn trong kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển thẳng vào các trường Đại học top đầu cả nước.
Trong đợt thi gần nhất vừa qua do Hội đồng Anh tổ chức, học sinh Trần Ngọc Diệu Vi lớp 12A3 đã xuất sắc đạt kết quả ấn tượng: 8.5 IETLS. Trong đó, ở hai kỹ năng Listening và Reading, Diệu Vi đã đạt điểm tuyệt đối (9.0).
Theo quy định, với IELTS 8.5, Diệu Vi sẽ được tính 10 điểm, miễn thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển thẳng vào các trường Đại học trong nước, cơ hội rộng mở nhận học bổng các trường trên thế giới.
Diệu Vi chia sẻ: “Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cũng như nhiều bạn cùng trang lứa, Diệu Vi cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình ôn tập và luyện thi IELTS. Nhưng, bằng sự chăm chỉ, tinh thần quyết tâm cao và đặc biệt là sự động viên, chia sẻ, hỗ trợ nhiệt tình từ các thầy cô giáo nhà trường, con sẽ cố gắng để chinh phục đỉnh cao IELTS là 9.0″.
Video đang HOT
Môi trường học tập là yếu tố quyết định hàng đầu
Khi được hỏi về bí quyết giành được 8.5 IELTS, Diệu Vi tự hào chia sẻ về ngôi trường Newton mình đã từng theo học từ năm lớp 3.
Việc được tiếp cận với môi trường giáo dục chú trọng tiếng Anh từ sớm giúp Diệu Vi có nền tảng ngôn ngữ chắc chắn và phong phú. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cũng được rèn luyện thường xuyên cả trong giờ học và thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Đặc biệt, Diệu Vi được thầy cô dẫn dắt, định hướng, hỗ trợ rất nhiều, nhờ đó Diệu Vi tiến bộ hơn mỗi ngày. Các thầy cô giáo tiếng Anh trường Newton đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thi và luyện IELTS đã giúp Diệu Vi có nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng tiếng Anh. Đây cũng là một lợi thế lớn mà không phải người học ngoại ngữ nào cũng có được.
Nếu đã từng gặp Diệu Vi, ai cũng sẽ ngạc nhiên bởi cô bé với vẻ ngoài nhỏ nhắn này lại có một thành tích học tập rất “khủng”.
Cụ thể, Diệu Vi nhiều năm liền đạt danh hiệu HS giỏi, đạt toàn diện ở các môn học với điểm tổng kết trung bình các năm học đều trên 9.0.
Năm lớp 11 con thi HSG cấp Thành phố Hà Nội lớp 12 (thi vượt cấp) năm học 2020 – 2021 và đạt Giải Ba môn Tiếng Anh. Ngoài ra, Diệu Vi đạt danh hiệu Nhà vô địch Newton Debating Championship 2020.
Hiện tại, Diêu Vi đang tiếp tục tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 12 cấp thành phố. Với khả năng đã được khẳng định với 8.5 IELTS và phong độ học tập ổn định, thầy trò Newton có cơ sở để tin tưởng vào một kết quả rực rỡ sẽ đến với em trong kì thi sắp tới. Chúc cho những dự định của em sẽ được thực hiện.
Diệu Vi cùng hành trình say mê cùng các bạn cả lớp 12A3, đã gắn bó và tiếp tục chinh phục những mục tiêu đối với môn học này trong tương lai. Khi làm chủ, sử dụng thành thạo được tiếng Anh là các em đã có được chiếc chìa khóa mở ra tương lai phát triển của chính mình trong thời đại hội nhập ngày nay.
"Chêm" ngoại ngữ vào tiếng Việt: Học đòi, thiếu văn hóa
Cái gốc của văn hóa là phải biết trân trọng giá trị cội nguồn, trân trọng tiếng nói của dân tộc.
Sự trộn lẫn ngôn ngữ là một hiện tượng bình thường với những cá nhân, cộng đồng sử dụng song ngữ hoặc đa ngữ nhưng việc đan xen ngoại ngữ vào tiếng Việt nếu không dừng lại ở giới hạn của sự cần thiết và hợp lý, mà nhiều khi bị lạm dụng thì lại bị xem là thiếu văn hóa.
Lạm dụng tiếng ngoại ngữ khi giao tiếp bằng tiếng Việt thể hiện văn hóa kém. Ảnh minh họa
Nhìn nhận chung liên quan tới việc nhiều nghệ sĩ, ca sĩ sử dụng xen lẫn tiếng Anh một cách thái quá vào đoạn hội thoại, giao tiếp cùng người hâm mộ, các chuyên gia cho rằng, đây là một biểu hiện của sự thấp kém, tự ti, đáng lo ngại.
"Trong bối cảnh hội nhập, chuẩn công dân toàn cầu cần biết nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ để giao tiếp, yếu tố quan trọng nhất là phải khẳng định được bản lĩnh, sự tự tin trước mọi hoàn cảnh.
Giữ gìn văn hóa truyền thống, tôn trọng tiếng mẹ đẻ chính là cách khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự tự tin của người Việt trước sự hội nhập toàn cầu.
Việc cố tình "chêm" tiếng nước ngoài vào câu nói của mình khi đang trò chuyện cùng người Việt thể hiện sự tự ti, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong nhận thức về ngôn ngữ mẹ đẻ. Mỗi người nên có ý thức hạn chế việc lạm dụng này để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
Có giữ được sự trong sáng của tiếng Việt mới giữ được bản sắc, văn hóa truyền thống của dân tộc", GS.TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam nêu quan điểm.
Vị chuyên gia cũng không đồng tình với một số chương trình truyền hình trình chiếu trên các kênh truyền hình quốc gia, tại các khung giờ vàng phục vụ người dân Việt Nam nhưng các nghệ sĩ, MC tham gia chương trình vẫn nói "chêm" tiếng nước ngoài khiến nhiều người ngơ ngác, không hiểu gì.
Ông nói thẳng, ai đó cứ tưởng nói "chêm" tiếng Anh khi giao tiếp bằng tiếng Việt là nghĩ mình giỏi tiếng Anh, mình hơn người nhưng chỉ người nghe mới nhận ra sự kém cỏi, kệch cỡm, thiếu văn hóa, rất khó chấp nhận.
"Trong khi người nước ngoài họ rất tôn trọng và đánh giá cao giá trị của tiếng Việt thì lại có một số người trẻ trong nước học đòi theo kiểu thiếu hiểu biết, văn hóa kém", vị chuyên gia thẳng thắn.
Bày tỏ quan điểm gay gắt hơn, một chuyên gia thuộc Hội ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, càng có trình độ, học vấn, học vị cao thì càng cần phải có văn hóa. Cái gốc của văn hóa là phải biết trân trọng giá trị cội nguồn, trân trọng tiếng nói của dân tộc.
"Đáng tiếc, hiện nay cách nói "pha" chữ đang có xu hướng trở thành phong trào.
Đây là hiện tượng cần phải được cảnh báo kịp thời, nó không chỉ thể hiện sự kém cỏi, thiếu văn hóa mà còn là biểu hiện của sự suy đồi các giá trị về mặt đạo đức, xã hội cho tới văn hóa.
Vì điều này nhiều người đã không nhận thức được đầy đủ các giá trị cốt lõi, tự cho rằng việc "chêm" ngoại ngữ khi giao tiếp bằng tiếng Việt sẽ giúp mình oai hơn, sang hơn, tây hơn.
Tư tưởng sính ngoại cùng lối sống ảo đã khiến nhiều người bị chao đảo, không còn nhận thức được đâu là giá trị thật, đâu là giá trị ảo, rồi từ đó mù quáng chạy theo các giá trị ảo đó.
Không chỉ có người trẻ, ngay cả nhiều người có trình độ, có học vị, có tiền tài cũng đang bị ảnh hưởng bởi tư duy, lối sống này. Bởi bản thân những người này cũng bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường, chạy theo đồng tiền, không còn nhận biết được các giá trị cốt lõi thật sự là gì", vị chuyên gia lo lắng.
Vì điều này, ông cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn vào hiện tượng này để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời.
Cũng chung mối lo ngại về một số chương trình truyền hình đang được trình chiếu rộng rãi, trong đó không ít những chương trình đang sử dụng "chêm" tiếng nước ngoài vào tiếng Việt, vị chuyên gia cho rằng cần phải đánh giá chặt chẽ vấn đề này.
Ông lấy ví dụ một chương trình chiếu về xu hướng thời trang của phụ nữ truyên truyền hình hiện nay, chương trình không sử dụng từ tiếng Việt là "thị hiếu" hay "xu hướng" mà lại sử dụng từ "Gu" để tư vấn cho người Việt.
"Đến cả các chương trình trên truyền hình quốc gia mà còn "chêm" tiếng nước ngoài một cách lố bịch như vậy thì hỏi sao giới trẻ không học đòi, nói theo", ông bức xúc.
Ông nhấn mạnh, mỗi người Việt cần phải có trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa Việt Nam. Vì điều này, việc "chêm" chữ khi giao tiêp phải được giải thích, sử dụng cho đúng, cho phù hợp. Ở đây không chỉ là lòng tự trọng, tự tôn mà còn là bản lĩnh của con người Việt Nam trước bối cảnh hội nhập.
Năm học mới với chủ đề: "Quốc tế hóa giáo dục hướng tới công dân toàn cầu" Sáng nay 20/10, trường Đại học Kinh tế, ĐH QGHN đã tổ chức Lễ khai giảng trực tuyến năm học 2021 - 2022. Chủ đề năm học mới của trường là: "Quốc tế hóa giáo dục hướng tới công dân toàn cầu" Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đánh trống khai giảng. Chúc mừng hơn 1.400 em với điểm trung bình...