Hạnh phúc khi trò không còn tâm lý “sợ cô Tổng phụ trách Đội”
“Muốn trường học hạnh phúc phải có những thầy cô hạnh phúc”, đó là tâm sự của cô giáo Bùi Thị Mai Hương.
Nhiều tiết học đã được cô đổi mới khiến cho học sinh không còn “sợ cô Tổng phụ trách Đội” như trước.
Học sinh trường Tiểu học thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường.
Không còn sợ cô…
Cô giáo Bùi Thị Mai Hương (Sn 1983) đã có 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”. 6 năm qua, cô được ví như chỗ dựa tinh thần của đông đảo đội viên, thiếu nhi trường Tiểu học thị trấn Tam Đường ( Lai Châu). Đó là vai trò của người Tổng phụ trách Đội.
Càng tâm huyết với hoạt động Đội thì càng ít có thời gian dành cho gia đình, con cái. Nhưng điều may mắn, hạnh phúc với cô Hương đó là có được người chồng tâm lý, luôn chia sẻ những khó khăn gặp phải.
“Trong công việc, vợ chồng mình có quan điểm khá tương đồng về chuyện dạy con. Tuy nhiên, có những lúc cũng không tránh khỏi mâu thuẫn. Lúc ấy, anh sẽ là người lên tiếng trước, rồi hai vợ chồng cùng phân tích đúng – sai đi đến thống nhất”, cô Hương bộc bạch.
“Cả hai đều công tác trong ngành giáo dục, thường xuyên có giai đoạn bận bịu công viêc nên phải nỗ lực hiểu và thông cảm để cùng nhau xây dựng tổ ấm. Với tôi, hạnh phúc đơn giản là mỗi người đều cảm thấy may mắn khi được tôn trọng.
Chính vì thế, tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn, hạnh phúc khi có được người chồng tâm lý, luôn thấu hiểu và chia sẻ. Các con ngoan ngoãn, khỏe mạnh là điều tuyệt vời nhất”, cô Hương nói thêm.
Cô Hương hạnh phúc bên gia đình.
Từ nền tảng hạnh phúc gia đình, cô Hương đã nỗ lực để lan tỏa niềm vui, hạnh phúc đến các đồng nghiệp, học sinh trong trường.
Cô Hương tâm sự: “Hạnh phúc của thầy, cô sau mỗi ngày không chỉ dạy bảo học sinh những điều hay, lẽ phải, những kiến thức mới. Nó còn là khi thầy cô được các em tin yêu, coi thầy cô như cha mẹ, trường lớp như một gia đình lớn. Hơn tất cả, đó là chúng tôi không “bỏ quên em nào” trong quá trình học tập, rèn luyện.”
Video đang HOT
Năm 2015, cô Hương được giao công tác Tổng phụ trách đội, một công việc mới mẻ, khác hẳn so với giảng dạy. Đó là việc trao đổi, chia sẻ trước đồng nghiệp và tất cả học sinh toàn trường. Cô rất lo lắng, không biết mình sẽ phải bắt đầu như thế nào để có thể làm tốt vai trò mới này.
Đã có những thất bại, khó khăn, nhưng điều trăn trở nhất đối với cô đó là khi nghe câu nói của học sinh: “Sợ cô Tổng phụ trách”.
Nhiệt huyết trong công tác đội, cô Hương đã giúp học sinh tự tin trong giao tiếp và hoạt động phong trào.
Sau vài năm làm “nghề tay trái”, cô Hương nhận ra, để học sinh từ sợ mà chuyển sang yêu thích thì bản thân phải thay đổi. Đó là sự thay đổi từ suy nghĩ cho đến cách làm. Nghĩ thế, cô không còn cứng nhắc trong tổ chức các hoạt động như trước mà đã chủ động thay đổi một cách linh hoạt. Cô luôn trao đổi, chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm và nắm bắt tâm lý của học sinh.
Từ đó, cô đưa ra nhiều hoạt động phù hợp như: “học mà chơi – chơi mà học”. Từ đó, tạo cho các em tính chủ động, sáng tạo và mạnh dạn trong mọi hoạt động, nhất là các hoạt động tập thể, ngoại khóa, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Nguyễn Hồng Ngọc, học sinh lớp 3A1 cho biết: “Em rất quý cô Hương vì lúc nào cô cũng luôn vui vẻ, tươi cười. Cô dạy cho chúng em các bài múa, bài hát và tạo cho chúng em sự tự tin.”
Cô Ngô Thị Khánh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Cô Hương thường tuyên truyền, giáo dục đối với học sinh về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Qua đó, giúp học sinh nhận thức rõ vai trò của gia đình trong sự hình thành, phát triển của mỗi cá nhân. Cô đã rất nỗ lực xây dựng ý thức về gia đình hạnh phúc, đầm ấm để truyền thụ cho học sinh. Cùng với đó, cô luôn thúc đẩy việc hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam trong trường học, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo học sinh.
“Ngay bây giờ, tôi cảm thấy mình là người hạnh phúc. Bởi tôi luôn được sự yêu thương của đồng nghiệp, sự tin yêu, quý mến của học sinh. Trước kia, những tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp dường như chỉ có nhận xét, phê bình. Nay, thời gian đó, học sinh được tham gia vào các trò chơi khởi động.
Các em được nghe nhận xét dưới hình thức sân khấu hóa, hoạt cảnh và được tự nói lên suy nghĩ của mình. Nhìn ánh mắt, nụ cười mỗi ngày của các em, tôi nhận ra rằng: “Hãy trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương” – đó mới là điều hạnh phúc nhất”, cô Hương nói.
Thay đổi để hạnh phúc
Trường học là ngôi nhà thứ hai và khi đến trường các em thường coi “cô giáo như mẹ hiền”. Để có trường học hạnh phúc thì thầy cô phải hạnh phúc. Muốn vậy, phải có cơ chế tạo động lực để thầy cô thay đổi.
Trường Tiểu học thị trấn Tam Đường luôn nỗ lực để đem lại hạnh phúc cho học sinh.
Cô Ngô Thị Khánh cho biết: Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự thay đổi tư duy về giáo dục. Đặc biệt là thay đổi phương pháp giảng dạy. Bài giảng đã chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ với phụ huynh, học sinh theo hướng thân thiện, gần gũi, yêu thương. Tuy nhiên vẫn đảm bảo trong khuôn khổ kỷ cương trường lớp.
Cùng với đó, nhà trường cũng đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng tập thể đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ. Ban Giám hiệu nhà trường đã phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn đào tạo, sở trường của từng người, không tạo áp lực cho giáo viên.
Cô Bùi Thị Mai Hương chia sẻ: “Hạnh phúc là điều mà mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc sống. Trong đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng để mang lại thái độ tích cực cho học sinh. Tôi rất tâm đắc với câu nói “Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới” bởi thế, muốn trường học hạnh phúc phải có những thầy cô hạnh phúc”.
“Tôi nhớ ngày đầu tiên giảng dạy, sợ mình không có uy trước học sinh nên tôi rất nghiêm khắc. Giờ học phê bình nhiều hơn tuyên dương, các tiết học nặng nề cho cả cô và trò. Thầy hiệu trưởng năm đó có nhắc tôi: Cô dạy âm nhạc mà căng thế thì học sinh hát sao được?. Lúc này, tôi mới nhận ra, có lẽ mình đã dạy sai cách.
Tôi bắt đầu thay đổi phương pháp dạy học. Thay vì áp đặt học sinh phải làm theo, tôi chuyển hướng cho các em sáng tạo bằng cách vận động phụ họa cho bài hát. Học sinh được biểu diễn nhiều hơn, từ đó các em mạnh dạn hơn trong những buổi giao lưu trong lớp. Và điều hạnh phúc nhất sau mỗi tiết học đó là câu nói: Cô ơi! Con chỉ mong đến lớp gặp cô thôi” – cô Hương tâm sự.
Cô Hương (ngoài cùng bên trái) hạnh phúc cùng đồng nghiệp, học trò tại cuộc thi vẽ do nhà trường tổ chức.
Theo cô Ngô Thị Khánh, để có được hạnh phúc trong công việc, thầy cô phải làm việc bằng cái tâm và trách nhiệm. Phải cười nhiều hơn với học sinh, nên tha thứ và định hướng cho những sai lầm của học trò. Bỏ hết phiền muộn bên ngoài cửa lớp, giữ lại yêu thương với mong muốn sẻ chia tri thức, lan tỏa yêu thương, những việc làm ý nghĩa và sự tử tế.
Nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc ở Hà Tĩnh
Năm học 2019 - 2020, Liên đội Trường THCS Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã nỗ lực cùng với nhà trường thực hiện thành công mô hình điểm "Chúng em xây dựng trường học hạnh phúc".
Sáng 19/1, Hội đồng Đội tỉnh và Sở GD&ĐT tỉnh tham quan, học tập mô hình điểm "Chúng em xây dựng trường học hạnh phúc" tại Trường THCS Kỳ Tân và giao ban công tác đội, phong trào thiếu nhi học kỳ I, năm học 2020-2021.
Học sinh Trường THCS Kỳ Tân biểu diễn múa hát "Việt Nam ơi"
Để thực hiện các tiêu chí trường học hạnh phúc (gồm yêu thương, an toàn và tôn trọng), Trường THCS Kỳ Tân đã tiến hành những giải pháp đồng bộ với thông điệp "Bắt đầu bằng tình yêu thương, kết thúc bằng nụ cười".
Các em biểu diễn hát sắc bùa...
Lấy học sinh làm chủ thể, nhà trường đã tạo môi trường để các em chủ động xây dựng ngôi trường của mình bằng việc tạo nên môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; tự giác, tích cực trong công tác vệ sinh, môi trường, trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh; đưa không gian xanh vào lớp học, thư viện, nhà vệ sinh...
Đặc biệt đưa không gian xanh, hoa, âm nhạc và tranh vẽ vào nhà vệ sinh nhằm xây dựng công trình vệ sinh luôn sạch sẽ, thân thiện trong ý thức hằng ngày của mỗi bạn đội viên.
Lãnh đạo Tỉnh đoàn trao sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế cho 2 học sinh có hoàn cảnh khó khăn là Hoàng Phương Hiếu (lớp 9A) và Hoàng Gia Bảo (lớp 8B).
Học sinh nơi đây còn tạo dựng môi trường học tập tích cực bằng cách tự giác, hợp tác vui vẻ trong học tập, đề xuất với thầy cô những mong muốn của mình.
Các em được tham gia xây dựng nội quy học tập, nội quy lớp học, kế hoạch giáo dục nhà trường, được phép đề xuất với nhà trường những thay đổi trong việc tuyên dương khen thưởng, khích lệ động viên.
Các tổ chức, cá nhân trao xe lăn và quà cho đôi bạn vượt khó, giúp đỡ nhau trong học tập là Nguyễn Anh Công và Lê Xuân Thịnh Hưng
Đặc biệt, các em xây dựng trường học hạnh phúc từ những "Tiết học hạnh phúc, tuần học hạnh phúc", "Lớp học hạnh phúc". Qua đó, các em đã xây dựng mỗi tuần một chủ điểm, một khẩu hiệu hành động.
Các đại biểu tham quan Công trình măng non của Trường THCS Kỳ Tân
Mô hình trường học hạnh phúc đã góp phần giúp Trường THCS Kỳ Tân đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Riêng học kỳ I năm học 2020 - 2021, trường có 10 học sinh giỏi cấp tỉnh, 79 học sinh giỏi cấp huyện, 1 đề tài khoa học kỹ thuật đạt giải nhì cấp tỉnh; giải nhất cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp huyện.
Cũng trong sáng nay, tại Trường THCS Kỳ Tân, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị giao ban công tác Đội và phong trào thiếu nhi học kỳ I, năm học 2020-2021, trong đó triển khai việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc trên toàn tỉnh.
Nhiều hoạt động "Vì đàn em thân yêu" tại các xã miền núi Hà Tĩnh Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 - 15/52021), Hà Tĩnh tổ chức chương trình "Vì đàn em thân yêu" hướng tới các em học sinh, đội viên ở vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình diễn ra sáng ngày 15/5, do Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Hà Tĩnh...