Hàng xách tay Mỹ, Nhật… chính thức bị khai tử
Nhập khẩu hàng hóa không qua các cửa khẩu quốc tế ( hàng xách tay) bị coi là hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và bị xử phạt rất nặng.
Từ hôm nay (15-10), Nghị định 98/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực. Điểm đáng chú ý tại nghị định này là xử phạt nặng hơn so với các quy định trước đây, nhất là với hoạt động kinh doanh hàng xách tay.
Đau đầu vì hàng xách tay
Vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh hàng xách tay diễn ra rầm rộ, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Đơn cử như trên Google, Facebook… chỉ cần gõ cụm từ tìm kiếm “hàng xách tay” sẽ hiện ra rất nhiều nhóm như: Hội buôn hàng xách tay từ châu Âu, Hàng xách tay Mỹ, Hàng xách tay Hàn Quốc, Hàng xách tay Thái Lan… Các mặt hàng xách tay cũng rất đa dạng, từ mỹ phẩm, thực phẩm, bia cho đến máy tính, đồng hồ.
Việc hàng xách tay tràn vào khiến các công ty nhập khẩu chính ngạch lẫn sản xuất trong nước đau đầu. Ông Nguyễn Như Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại DNT, chuyên nhập khẩu vang, đánh giá: Hàng xách tay ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc đó là mặt hàng gì, giá trị thế nào.
“Với các dòng vang nhập khẩu thì mức độ ảnh hưởng không lớn. Bởi đối tượng khách hàng của chúng tôi là những nhà hàng, khách sạn 4-5 sao. Những nhà hàng này bắt buộc phải có hóa đơn nên hàng xách tay rất khó chen được vào. Không có nguồn gốc rõ ràng, họ không tin tưởng vào chất lượng” – ông Ngọc nói.
Tuy nhiên, theo ông Ngọc, mặt hàng bị ảnh hưởng rõ rệt nhất là các sản phẩm có giá trị cao như máy tính. “Chúng tôi là những đơn vị làm ăn chân chính nên rất ủng hộ khi Nghị định 98/2020 đi vào thực thi, siết chặt hoạt động kinh doanh hàng hóa xách tay, nhập lậu” – ông Ngọc nhấn mạnh.
Đại diện một công ty chuyên nhập khẩu bia, thuốc lá và thực phẩm về kinh doanh trong nước cũng cho biết: Trước đây công ty không để tâm nhiều đến hoạt động kinh doanh hàng xách tay. Đơn giản vì số lượng hàng xách tay so với hàng nhập khẩu chính ngạch rất ít. Tuy nhiên, gần đây, một số mặt hàng xách tay đã ảnh hưởng không nhỏ khiến công ty đứng ngồi không yên.
Thời gian gần đây,lực lượng quản lý thị trường xử lý nhiều vụ hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xách tay…Trong ảnh: Quản lý thị trường phát hiện nhiều hàng hóa tại một cơ sở không có nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu làm nhái, làm giả các thương hiệu quốc tế.
“Các nhà nhập khẩu chính ngạch phải bỏ ra rất nhiều tiền để quảng cáo thương hiệu. Cạnh đó, họ còn phải chịu nhiều loại thuế, chi phí khác nhau. Trong khi đó, hàng xách tay không mất đồng nào để quảng cáo vì các đơn vị nhập khẩu chính ngạch đã quảng cáo rồi. Người bán hàng xách tay cũng không phải chịu các loại chi phí như các công ty nhập khẩu chính ngạch nên nghiễm nhiên bán giá rẻ, giành được lợi thế cạnh tranh” – vị đại diện công ty này bức xúc.
Khảo sát thực tế, chúng tôi ghi nhận nhiều mặt hàng xách tay không có nhãn phụ hay hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Đáng chú ý, hàng nhập chính ngạch nhập về sẽ phải lấy mẫu sản phẩm để đi kiểm tra, đạt tiêu chuẩn mới được tiêu thụ vào thị trường.
Video đang HOT
Trong khi đó, hàng xách tay cứ xách được về là tiêu thụ được luôn nên tạo ra sự cạnh tranh không công bằng. Đáng lo nhất là với hàng xách tay, khi đến tay người tiêu dùng, do không được kiểm định về chất lượng nên không rõ có đảm bảo an toàn hay không.
Tung chiêu đối phó quy định mới
Từ hôm nay (15-10), Nghị định 98 chính thức có hiệu lực, siết chặt quy định về quản lý hàng xách tay. Mấy ngày qua, nhiều người bán hàng xách tay trên mạng xã hội tranh thủ thanh lý, giảm giá, khuyến mãi để xả hàng. Thậm chí có nơi giảm giá một số mặt hàng lên đến 60%-70%. Bên cạnh đó, giới bán hàng xách tay cũng mách nước cho nhau chuyển sang bán online thay vì bán ở cửa hàng như trước đây.
Mạnh tay xử lý hàng xách tay
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), đánh giá: Thời gian qua, hoạt động kinh doanh hàng xách tay ở Việt Nam diễn biến vô cùng phức tạp. Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng xách tay đã thông qua các công cụ website, Zalo, Facebook… chào bán các sản phẩm do nước ngoài sản xuất.
Thông qua các đơn đặt hàng, các tổ chức, cá nhân nói trên thu gom hàng hóa rồi thuê người vận chuyển dưới hình thức xách tay từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức… về Việt Nam để tiêu thụ. Các loại hàng hóa này có giá rẻ hơn hàng hóa nhập khẩu chính ngạch, do không phải đóng thuế cho Nhà nước.
Ông Lê cũng cho hay: Thật ra, không phải đến Nghị định 98/2020 thì hành vi nhập khẩu hàng hóa không qua các cửa khẩu quốc tế (hàng xách tay) mới bị coi là hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mà trước đó Nghị định 185/2013 của Chính phủ cũng đã có quy định để xử lý hàng xách tay.
Tuy nhiên, trong Nghị định 98, mức xử phạt đã tăng nặng lên rất nhiều. Ví dụ, nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3 triệu đến dưới 5 triệu đồng sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng. Mức phạt đối với hoạt động kinh doanh hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, không khai báo hải quan… có giá trị 100 triệu đồng bị phạt đến 200 triệu đồng.
Việc nâng khung xử phạt theo nghị định mới là cần thiết, nhằm tăng cường tính răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật. “Chúng tôi cho rằng với những quy định của Nghị định 98 thì việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu nói chung và kinh doanh hàng xách tay nói riêng sẽ dần dần bị kiểm soát, tiến tới hạn chế tối đa. Qua đó dần xóa bỏ triệt để hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao nhận và kinh doanh hàng hóa nhập lậu” – ông Lê nhấn mạnh.
Hàng xách tay bị coi là hàng nhập lậu
Theo Nghị định 98/2020, hàng hóa xách tay (từ nước ngoài về Việt Nam) nếu thuộc các trường hợp dưới đây thì bị coi là hàng hóa nhập lậu: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn…
Mua bán hàng xách tay vẫn tấp nập như chưa hề có mức phạt 200 triệu đồng
Mặc dù đã có quy định mới "siết" quản lý hàng xách tay, thế nhưng thị trường hàng xách tay vẫn mua bán rất sôi động, cần số lượng bao nhiêu cũng có.
Chỉ cần tìm kiếm từ khoá "hàng xách tay" trên mạng, trong 0,55 giây, đã có 48.200.000 kết quả. Rất nhiều link dẫn thẳng đến những shop quảng cáo công khai bán hàng xách tay, hàng tự nhập trực tiếp từ nước ngoài trên mạng.
Khi gọi điện đến một shop quảng cáo là bán hàng Hàn Quốc, người bán khẳng định hàng mua trực tiếp ở nước ngoài nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
"Có hoá đơn chứng minh hay gì không, mình mua cho trẻ con nên mình sợ lắm".
"Bên em đặt hàng trực tiếp ở bên đấy và bên em đặt rất là nhiều nên chỉ có hoá đơn tổng thôi chị ạ",
Mua bán hàng xách tay vẫn sôi động. Ảnh minh họa - Dân trí.
Dọc một tuyến phố ngay trung tâm Hà Nội, nhiều cửa hàng bán xen lẫn hàng xách tay cùng với hàng nhập khẩu chính ngạch. Dù sát thời điểm Nghị định có hiệu lực nhưng hàng xách tay vẫn rất sẵn hàng.
Một người mua hỏi: "Hàng xách tay có sẵn hàng không ạ?"
Người bán cho hay: "Hàng xách tay vẫn về nhiều".
Có cầu ắt có cung, người tiêu dùngvẫn mua khiến thị trường hàng xách tay cả online và offline đều luôn sôi động.
"Hàng xách tay giá nó sẽ rẻ hơn một chút, lên Facebook nó cũng rẻ hơn vì không có tiền mặt bằng... Với cả nếu được review mình cũng nghĩ là đảm bảo chất lượng rồi", chị Bùi Thị Hồng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội nói.
Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng. Ảnh minh họa - VOV.
Tuy nhiên, sau ngày 15/10, điều mà người kinh doanh và người tiêu dùng quan tâm hơn cả đó là quy định về giấy tờ, hoá đơn chứng từ theo Nghị định 98 như thế nào thì hàng hoá đúng quy định.
Luật sư Đào Thị Liên - Công ty luật Tiền Phong, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Nếu là hàng nhập khẩu cần phải nắm vững các quy định về danh mục hàng cấm nhập khẩu để tránh trường hợp nhập vào mà hải quan không cho vào được. Buôn bán hàng đó cần tiểu thương kiểm tra kĩ giấy phép nhập khẩu, hàng hoá mình buôn bán và kiểm tra về tem và nhãn. Quy định chứng từ hoá đơn phải tìm hiểu cho đúng, trường hợp nhà phân phối không cung cấp cũng không nên buôn hàng này."
Dù đã có sự khác biệt so với Nghị định 185 trước kia và có chế tài xử phạt nặng hơn nhưng luật sư cũng cho rằng, chế tài xử phạt theo Nghị định này với mức cao nhất khoảng 200 triệu đồng vẫn chưa đủ sức răn đe, với những hành vi vi phạm buôn bán hàng xách tay nhập lậu giá trị lớn.
Từ 15/10/2020 bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
Kinh doanh hàng xách tay có giá trị đến 100 triệu đồng mà không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan thì sẽ bị phạt 200 triệu đồng là nội dung trong Nghị định 98 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10.
Khách ham của rẻ "sập bẫy" trước cú lừa cực mạnh của dân buôn hàng xách tay Lấy cớ thanh lý, xả hàng xách tay để thu hồi vốn, nhiều gian thương đã lợi dụng trộn hàng giả, hàng kém chất lượng vào để bán khiến "thượng đế" sập bẫy, dở khóc dở cười. Nghe tin nhiều tiệm thanh lý, xả hàng xách tay để thu hồi vốn, chị Minh An (Giải Phóng, Hà Nội) lên mạng đặt gần 2...