Hàng trăm thương lái Trung Quốc chực chờ, đếm ngày sang Việt Nam mua vải
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên năm nay, nhiều thương lái Trung Quốc đang phải trực tại cửa khẩu vừa để tiêu thụ vải, vừa để chờ được sang thu mua.
Hàng trăm thương lái TQ ăn chực nằm chờ, đếm ngày sang Việt Nam mua vải
Cùng với Hải Dương, Bắc Giang là một trong hai tỉnh có diện tích sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước, chiếm tới 50% tổng sản lượng cung ứng cho thị trường.
Theo số liệu của Sở Công Thương Bắc Giang, năm 2020, toàn tỉnh Bắc Giang có trên 28 nghìn ha vải, sản lượng ước đạt trên 160 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019. Trong đó, diện tích vải đầu mùa vào khoảng 6 nghìn ha, cho sản lượng 45.000 tấn. Với vải thiều chính vụ, diện tích lên tới trên 22,1 nghìn ha, sản lượng ước đạt 115 nghìn tấn.
Vải Lục Ngạn, Bắc Giang
Đáng chú ý năm nay, Bắc Giang có 15 nghìn ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cho sản lượng ước đạt 110, chiếm gần 69% tổng sản lượng nghìn tấn. Diện tích đạt chuẩn đã chiếm tới 53% tổng diện tích toàn tỉnh. Quả vải chứng nhận Global GAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.
Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại Nhật Bản cũng đã chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha thuộc các xã như: Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hồng Giang, Nam Dương, Hộ Đáp (Lục Ngạn), Phúc Hòa (Tân Yên) của 107 hộ dân.
Năm nay, do một số nguyên nhân, nên việc tiêu thụ vải tại thị trường truyền thống là Trung Quốc không được thuận lợi như những năm trước.
Trong đó, theo đánh giá của Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh và Quảng Châu (Trung Quốc), ảnh hưởng đầu tiên phải kể đến là do thời tiết, mùa vải năm nay tại Trung Quốc bắt đầu thu hoạch sớm hơn khoảng nửa tháng so với mọi năm và dự kiến sẽ kéo dài thêm khoảng 2 tháng, kết thúc vào khoảng đầu tháng 7.
Hiện trên thị trường và các trang bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc đều đã bán quả vải. Quả vải Hải Nam hiện được thu hoạch sớm nhất, tiếp đến là Quảng Đông và các địa phương khác.
Nhưng điều đáng lo là năm nay, mùa vụ vải thiều ở Trung Quốc không lệch quá nhiều so với vải thiều Việt Nam. Hơn nữa, năm nay, do thời tiết thuận lợi hơn nên sản lượng vải của Trung Quốc dự báo sẽ trở lại bình thường.
Theo số liệu của Thương vụ cung cấp, dự báo sản lượng quả vải Trung Quốc bán ra thị trường vào các tháng như sau: tháng 4 khoảng 55,8 nghìn tấn; tháng 5 khoảng trên 536 nghìn tấn (giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước); tháng 6 khoảng 1,11 triệu tấn (tăng 115,8%); tháng 7 khoảng 109 nghìn tấn (giảm 25,6%). Dự kiến tổng sản lượng quả vải tại Trung Quốc năm 2020 đạt khoảng 2,55 triệu tấn, tăng 11,3% so với 2019 và xấp xỉ sản lượng của năm 2018 (khoảng 2,6 triệu tấn).
Thương lái vẫn nằm chờ để tiêu thụ vải Việt
Thị trường Trung Quốc ổn định và có nguồn cung lớn. Song, các thương lái người Trung Quốc vẫn rất hào hứng với thị trường vải Việt Nam.
Bởi theo ông Thang Thành Vĩ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH XNK Kiều Thịnh Quảng Tây, hiện ông đang muốn tổ chức cho nhóm hơn 100 người trong hội Thương hội hoa quả sang Việt Nam thu mua vải. Mọi người đều đang ở thành phố Sùng Tả, thậm chí là Bằng Tường (sát biên giới Việt Nam).
Năm 2019, Bắc Giang đã thu hút được rất đông thương lái, doanh nghiệp hoa quả Trung Quốc sang thu mua
“Chúng tôi đã báo cáo với nhà quản lý của cả 2 nước để có thể sang thu mua vải. Chưa dám nói chắc 100%, nhưng đang chờ làm giấy tờ để chờ ngày sang”, ông Vĩ nói.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, mọi kịch bản chuẩn bị cho việc tiêu thụ vải đều được lên sẵn. Theo đó, kịch bản thứ nhất được cho là thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu thuận lợi sang tất cả các thị trường, cả thị trường truyền thống và thị trường mới.
Kịch bản thứ 2, tuy có khó khăn, trở ngại hơn nhưng vẫn sẽ xuất khẩu được sang thị trường mới và thị trường truyền thống
Kịch bản khó khăn nhất, đó là không xuất khẩu được vải thiều trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thì vải thiều sẽ tập trung tiêu thụ trong nước.
Song, cũng theo vị lãnh đạo này, các thương lái Trung Quốc hiện chưa sang, nhưng việc tiệu thụ vải vẫn diễn ra bình thường, chỉ có điều phương pháp và cách làm đặc biệt hơn. Đó là, người Việt giao hàng tới cửa khẩu, bạn hàng sẽ đón nhận ở bên kia biên giới.
Đầu tháng 6 tới đây, lễ hội vải thiều sẽ chính thức được khởi động tại Bắc Giang. Các thương lái trong và ngoài nước có thể tới đây để giao lưu, kết nối và mua bán ngay tại vườn.
Ồ ạt trồng mít Thái siêu sớm: Cẩn trọng bài học cam sành
Trước và sau Tết Nguyên đán, giá mít Thái siêu sớm lên "cơn sốt" khi giá được thương lái thu mua tại vườn từ 40.000-50.000 đồng/kg nên nhiều nhà vườn mở rộng diện tích.
Khoảng 3 tháng trước, nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm tại ĐBSCL hốt bạc khi một trái mít 10-15 kg có giá dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg nhưng từ khoảng hơn 1 tháng nay, giá loại trái cây này đã giảm một nửa.
Anh Nguyễn Thanh Hậu, một chủ cơ sở thu mua mít Thái siêu sớm tại xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nói: "Vài tháng trước, thấy mít Thái siêu sớm có giá nên tui mở cơ sở thu mua cho nhà vườn xung quanh với giá khoảng 40.000-45.000 đồng/kg. Một ngày, cơ sở thu mua 3-4 tấn và bán hết cho thương lái. Song, hiện giá mít giảm mạnh, chúng tôi mua vào chỉ 20.000 đồng/kg".
Theo anh Hậu, phần lớn thương lái gom mít ở các điểm thu mua tại ĐBSCL để xuất sang Trung Quốc nhưng thời điểm này, do vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung quá nhiều nên dội chợ làm giá giảm. "Nhà vườn quanh đây giờ trồng mít nhiều lắm. Ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nông dân cũng có trồng và chúng tôi hay xuống đó mua" - anh Hậu cho biết.
Giá mít Thái siêu giảm đã giảm đến 50% so với tháng trước
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang), mấy năm trước, diện tích cây mít Thái siêu sớm tại địa phương vào khoảng 600-700 ha nhưng từ năm 2017 đến nay tăng lên gần 1.000 ha. "Diện tích tăng lên do nông dân thấy cây cam sành lão hoá nên đốn và trồng mít. Nông dân không chạy theo phong trào mà đốn cây đang cho sản lượng tốt để trồng mít Thái. Những năm trước, giá mít Thái cũng 14.000-18.000 đồng/kg nhưng đầu năm nay có tăng lên hơn 40.000 đồng/kg do thị trường Trung Quốc "ăn hàng" mạnh và hiện nay giảm xuống còn 20.000 đồng/kg vì vào mùa thu hoạch rộ" - ông Trương lý giải.
Bài học về cây cam sành vẫn còn đó khi khoảng năm 2015, giá cam sành có thời điểm lên hơn 40.000 đồng/kg. Nhiều nông dân ở Hậu Giang, Vĩnh Long... khi đó đã bỏ lúa để lên liếp trồng cam, dẫn đến tình trạng diện tích cam sành tăng nhanh chóng. Nhưng chỉ được một thời gian, cây cam sành bị bệnh vàng lá gân xanh, rồi giá cũng theo đà giảm xuống.
Thời điểm giá cam sành tăng cao, diện tích trồng cam tại huyện Châu Thành cũng được mở rộng, vào khoảng 5.000 ha. Sau một thời gian, giá thu mua cam sành loại 1 tại vườn chỉ còn từ 12.000-15.000 đồng/kg, nông dân lại phá bỏ vườn cam bị lão hoá trồng mít Thái nên hiện diện tích cam sành giảm hơn trước.
Theo ông Lê Văn Lon (ngụ xã Đông Phước A, huyện Châu Thành), khi giá cam sành tăng mạnh, ông mạnh dạn chuyển 1 ha trồng lúa sang trồng cam sành. Ông làm được mấy vụ thì cam rớt giá. Đến nay, nông dân này vẫn chưa thu hồi được vốn đã bỏ ra.
"Mình có khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt chạy theo thị trường dù loại trái đang "sốt". Phải trồng chuyên canh, chọn giống đạt chuẩn, am hiểu kĩ thuật thì trái mới cho năng suất và chất lượng ổn định. Giả dụ địa phương quy hoạch trồng mít Thái 1.000 ha nhưng dân trồng chỉ 500 ha, cho sản lượng vừa phải, bảo đảm có giá quanh năm nhưng người dân lại không chịu" - ông Trương rút ra bài học.
Giá thịt lợn tăng cao và đắt đỏ ở Cần Thơ Giá thịt lợn trên địa bàn Cần Thơ có chiều hướng tăng cao. Giá thịt tăng, nguồn cung ứng khan hiếm gây khó khăn cho cả người tiêu dùng và thương lái. Tại chợ Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, như thường ngày, vào khoảng 5 giờ sáng, các tiểu thương bán thịt lợn tại chợ với đầy đủ các...