Hàng loạt hiểu lầm về chuyện tập luyện mà dám cá bạn không hề nắm rõ
Chạy quá nhiều khiến bắp chân to hơn, nên đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tập thể dục càng lâu càng tốt… là 3 trong 9 sự hiểu sai hàng đầu của con người về vấn đề tập thể dục.
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu khoa học thể thao Trung Quốc (CISS) đã đưa ra 9 hiểu lầm hàng đầu của mọi người về vấn đề tập thể dục thể thao.
1. Đánh cầu lông gây chấn thương đầu gối
Đánh cầu lông đòi hỏi người chơi phải vận động một cách linh hoạt, sử dụng nhiều đến phần chân, đặc biệt là đầu gối. Vì vậy, nhiều người cho rằng, đánh cầu lông dễ gây ra chấn thương đầu gối. Nhưng không phải vậy, chấn thương là do bạn hoạt động không khoa học.
Sự không khoa học này biểu hiện ở:
- Thiếu sự khởi động trước khi đánh cầu lông. Lúc tăng tốc đột ngột hay thay đổi hướng, bạn sẽ rất dễ bị căng dây chằng chân.
- Không chú ý luyện tập các cơ xung quanh khớp gối, tập luyện vội vàng không theo trình tự cũng rất dễ gây chấn thương đầu gối.
- Tần suất tập thể dục và số lượng bài tập không cân đối.
- Thiếu các bài tập sau hoạt động như giãn cơ.
- Quá phụ thuộc vào miếng đệm đầu gối.
2. Chạy quá nhiều sẽ làm bắp chân to hơn
Video đang HOT
Sau khi chạy một thời gian dài, bạn hay cảm thấy đau nhức cơ bắp, đặc biệt là lúc mới chạy, và rất nhiều người cảm giác chân mình lúc đó to hơn, thô hơn.
Trên thực tế, do bắp chân phát lực hơn, gắng sức hơn, lưu lượng máu tăng cường ở bắp chân khiến bạn cảm thấy như vậy. Cảm giác đó sẽ dần biến mất, miễn là phương pháp tập luyện chính xác, hiệu quả.
3. Gập bụng giúp bụng thon gọn hơn
Gập bụng là lựa chọn hàng đầu của những ai muốn giảm mỡ bụng, có được vòng 2 thon gọn. Tuy nhiên, mặc dù đây là cách tăng cường sức mạnh cho cơ bụng nhưng hiệu quả làm giảm lượng mỡ cục bộ ở bụng không rõ ràng. Đối với việc giảm mỡ bụng, bạn nên tập aerobic, các bài tập liên quan đến các nhóm cơ lớn, toàn thân.
4. Không cần giãn cơ sau khi tập thể thao
Đa số mọi người đều biết rằng nên khởi động trước khi tập luyện hay chơi môn thể thao nào đó nhưng lại rất ít người chú ý đến giãn cơ sau khi tập thể thao xong.
Mục đích của việc giãn cơ sau khi tập thể thao là để giảm bớt sự mệt mỏi của các mô cơ, phục hồi chức năng cơ bắp, chuẩn bị cho bài tập luyện tiếp theo. Mỗi phần cơ được giãn ra trong khoảng 30 đến 60 giây, lặp lại 2 đến 3 lần.
5. Nên đi bộ 10.000 bước một ngày
Số liệu 10.000 bước một ngày do các nhà khoa học dựa vào khả năng nâng cao sức khỏe của đại đa số người thông qua việc tập luyện cường độ thấp. Hơn nữa, hiệu quả của việc đi nhanh 10.000 bước và đi chậm 10.000 bước là không giống nhau.
Đại học Y khoa thể thao Hoa Kỳ (ACSM) khuyến khích người trưởng thành nên thực hiện 7.000 bước đi bộ nhanh mỗi ngày. Những người lớn tuổi, yếu hơn có thể đi bộ ít rồi tăng dần số bước mỗi ngày.
6. Cân nặng không giảm có nghĩa là không gầy đi
Trọng lượng cơ thể thường được coi là chỉ số duy nhất, là tiêu chuẩn đánh giá béo phì nhưng đây hoàn toàn là cách nhìn phiến diện.
Giảm cân là giảm hàm lượng chất béo, giảm lượng mỡ trong cơ thể, còn nếu giảm lượng nước, giảm cơ bắp, chất lượng xương thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Sự thật là, trọng lượng của cơ gấp khoảng 1,4 lần so với mỡ.
Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ tiêu hao lượng mỡ, chất béo trong cơ thể, thúc đẩy và tăng khối lượng cơ bắp. Bởi vậy, có thể cân nặng của bạn không giảm nhưng thực sự thì bạn đã giảm được lượng mỡ trong cơ thể của mình rồi.
7. Tắm ngay sau khi tập thể dục
Điều này là không đúng Tập thể dục khiến bạn đổ nhiều mồ hôi gây thiếu nước, tắm ngay sau đó dẫn đến giảm lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, hoặc những người ít tập thể dục mà tập thể dục cường độ cao có thể dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim không đủ.
Nếu tắm nước nóng ngay lập tức, cơ thể sẽ tăng lưu lượng máu dưới da, thiếu máu về tim và não khiến bạn chóng mặt, hạ đường huyết, bị sốc và choáng.
8. Tập luyện càng lâu, hiệu quả càng cao
Tổn thương khớp tay, khớp đầu gối, bàn chân… chủ yếu là do sự tích lũy dần dần tổn thương vì tập luyện cường độ quá mức.
Ngoài ra, tập luyện quá sức, cường độ cao có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và miễn dịch của cơ thể như giảm nồng độ testosterone, tăng rồi lại giảm nồng độ cortisol trong máu. Mọi người sẽ bị rối loạn giấc ngủ, khó chịu và mệt mỏi.
9. Phải tập luyện đến lúc cơ bắp đau nhức mới dừng
Rất nhiều người coi sự mỏi, đau nhức cơ bắp này là sự biểu hiện của việc tập luyện hiệu quả. Thật vậy, tập thể dục tác động nhất định đến cơ bắp, chính sự tác động này làm cho cơ bắp sản sinh sự thay đổi và đạt được hiệu quả luyện tập.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy đau nhức cơ bắp là do sự gãy, đứt các kết cấu nhỏ bên trong cơ bắp. Do đó, đau nhức cơ bắp không phải là chỉ số đo hiệu suất tập luyện mà là dấu hiệu của sự tổn thương vi mô đối với cơ bắp.
Theo Helino
Có nên nhậu sau khi chơi thể thao?
Uống rượu bia sau khi tập luyện sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể, khiến bạn cảm giác càng tập càng mệt hơn.
Tiến sĩ Christopher Stevens, chuyên gia về khoa học thể thao, Đại học Southern Cross, Australia, cho biết tập luyện thể thao xong bạn sẽ mệt, đổ mồ hôi và đau nhức cơ bắp tạm thời. Tập trong thời tiết nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều hơn do đổ mồ hôi, làm giảm thể tích máu và mất cân bằng điện giải tạm thời.
Cơ thể sẽ nhanh chóng sửa chữa các tổn thương và tự phục hồi. Các hormone trong cơ thể, đặc biệt hormone nam testosterone đóng vai trò quan trọng để phục hồi nhanh và hiệu quả. Với thanh niên khỏe mạnh, có thể chỉ mất vài giờ để thấy khỏe lại như ban đầu.
"Tuy nhiên, uống rượu bia sau khi tập luyện sẽ làm chậm sự phục hồi những tổn thương cơ bằng cách ức chế sự hoạt động của hormone hỗ trợ cho quá trình này", tiến sĩ Stevens nói.
Uống rượu bia sau khi tập luyện thể thao làm cản trở quá trình phục hồi của cơ thể. Ảnh: Heathline
Nếu chấn thương bạn gặp không phải là những chấn thương nhỏ gây nhức nhẹ mà là một chấn thương mô mềm, tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Đồ uống có cồn làm các mạch máu nở ra, gây sưng tại chỗ và ngăn cản quá trình tự phục hồi của cơ thể. Bia rượu còn gây lợi tiểu. Càng uống nhiều càng mất nước, cộng thêm mất nước do tập luyện, bạn sẽ nhanh chóng gục ngã.
Tiến sĩ Stevens khuyến cáo các tổn thương chưa kịp phục hồi, sự mất năng lượng, mất nước... khiến bạn có cảm giác càng tập càng mệt hơn. Nỗ lực tập luyện của bạn sẽ bị phản tác dụng
Uống rượu bia sau khi tập thể thao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Thiếu ngủ khiến sức mạnh cơ bắp sẽ giảm vào những buổi tập tiếp theo. Vì vậy, sau khi tập luyện, bạn nên ăn một bữa có đủ tinh bột, protein và các chất điện giải để thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục những tổn thương cơ bắp.
Cẩm Anh
Theo The Conversation/VNE
9 vấn đề thường gặp ở bàn chân và cách đơn giản để khắc phục Dưới đây là những bí quyết để giữ sức khỏe cho bàn chân khi có hiện tượng đau chân, phồng rộp do bị cọ xát với giày mới; hay đơn giản là cách xử lý mùi hôi chân, ngứa chân... thường gặp. Đau chân? Tạo sự hỗ trợ tốt hơn Những kiểu giày dép thiếu sự hỗ trợ xung quanh vòm bàn chân,...